Agribank xác định nông nghiệp là thị trường trọng tâm, nông dân là người bạn đồng hành

Với tỷ trọng cho vay “Tam nông” trong những năm qua luôn ở mức 65-70% tổng dư nợ, chiếm thị phần lớn nhất tín dụng nông nghiệp tại Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) xác định nông nghiệp, nông thôn là thị trường trọng tâm, nông dân là người bạn đồng hành trên chặng đường phát triển.

Vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập (14.10.1930 – 14.10.2024), Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức chương trình "Tự hào Nông dân Việt Nam" năm 2024. Đây là chuỗi sự kiện thường niên nhằm tôn vinh, nhân rộng những gương nông dân điển hình tiên tiến trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, có những phát minh sáng tạo áp dụng hiệu quả trong sản xuất, tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, hướng sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các cấp bộ ngành Trung ương và địa phương, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp và cộng đồng vào công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao năng lực cho người nông dân, hướng đến hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhiều năm liền, Agribank là đơn vị đồng hành tổ chức chương trình ý nghĩa này.

sepphuc880-8559.jpg
Ông Lê Hồng Phúc (ngoài cùng bên phải), Phó Tổng Giám đốc Agribank, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VIII tham dự Chương trình "Tự hào Nông dân Việt Nam" năm 2024. Ảnh: ITN

Agribank là Ngân hàng thương mại chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong nhiều năm qua, Agribank đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng, đặc biệt với khách hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn. Với lợi thế là ngân hàng có mạng lưới rộng khắp trong cả nước, Agribank đã có nhiều hoạt động thiết thực, kết hợp chặt chẽ với Hội Nông dân Việt Nam và nhiều tổ chức đoàn thể chính trị ở nông thôn để hợp tác cung ứng vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.

donghanh880-5446.jpg
Sự phối hợp giữa Agribank và Hội Nông dân Việt Nam đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên nông dân vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng phục vụ sản xuất kinh doanh. Ảnh: ITN

Từ năm 2016, Agribank và Hội Nông dân Việt Nam ký kết Thỏa thuận liên ngành nhằm thực hiện tốt Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9.6.2015 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị định 55), giúp cho hội viên Hội Nông dân tiếp cận nguồn vốn vay một cách nhanh nhất, sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Hoạt động cho vay qua tổ vay vốn thông qua Hội nông dân, trên toàn hệ thống Agribank đã đạt những kết quả khả quan. Hiện nay, các Chi nhánh Agribank trong hệ thống đã triển khai phối hợp, hợp tác với các cấp Hội Nông dân, thành lập gần 25.000 tổ vay vốn tại các thôn, bản, ấp, xã, phường, thị trấn, với hơn 564.000 thành viên, dư nợ cho vay qua tổ vay vốn qua Hội nông dân đạt trên 85.000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân trên 16%/năm; tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức dưới 0,5%.

Sự phối hợp giữa Agribank và Hội Nông dân Việt Nam đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ gia đình là hội viên nông dân vay vốn và sử dụng dịch vụ ngân hàng để phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần hạn chế nạn tín dụng đen. Thông qua tổ vay vốn, hội viên Hội nông dân được tăng khả năng tiếp cận vốn vay, được ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm một cách thuận lợi và có hiệu quả, nhất là đối với các hộ gia đình, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, ít có điều kiện đến giao dịch với ngân hàng. Thông qua đó, đóng góp có hiệu quả vai trò của tín dụng ngân hàng trong thực hiện chính sách “Tam nông”, góp phần phát triển tài chính vi mô đối với hộ gia đình trong thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Bên cạnh đẩy mạnh hoạt động cho vay qua tổ vay vốn, Agribank đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng thông qua mô hình điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, Đề án Thẻ "Tam nông" và các chương trình tín dụng ưu đãi dành riêng cho khách hàng khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn… Agribank chủ động và tích cực triển khai hiệu quả 7 chương trình tín dụng chính sách, các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cung ứng trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích với nhiều kênh phân phối đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đóng góp tích cực phát triển thị trường thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tỷ trọng cho vay "Tam nông" của Agribank trong những năm qua luôn chiếm 65-70% tổng dư nợ và chiếm 1/3 tín dụng lĩnh vực "Tam nông" của cả nước.

Trong thời gian vừa qua, trước ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) và mưa lũ sau bão, gây thiệt hại rất lớn đối với người dân, doanh nghiệp phía Bắc, trong đó người dân sản xuất kinh doanh nông nghiệp bị thiệt hại rất nặng nề, Agribank đã chủ động, kịp thời triển khai ngay các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại 26 tỉnh thành phố để phục hồi, tái thiết hoạt động sản xuất kinh doanh, với quy mô 5.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi, lãi suất chỉ từ 3,6%/năm. Đối với dư nợ hiện hữu của khách hàng tại thời điểm 6.9.2024, căn cứ mức độ thiệt hại của khách hàng, Agribank đã giảm từ 0,5% đến 2%/năm lãi suất cho vay và miễn giảm 100% lãi quá hạn, lãi chậm trả trong thời gian từ 6.9 - 31.12.2024... Agribank đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng, đồng hành vượt qua khó khăn để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.

Kinh tế

Techcombank được S&P Global Ratings xếp hạng “BB-” và triển vọng “ổn định”
Doanh nghiệp

Techcombank được S&P Global Ratings xếp hạng “BB-” và triển vọng “ổn định”

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (“Techcombank”) được S&P Global Ratings (“S&P”) công bố báo cáo kết quả đánh giá xếp hạng thường niên năm 2024, trong đó tiếp tục khẳng định xếp hạng nhà phát hành “BB-” của Ngân hàng và Triển vọng “Ổn định”, cao hơn điểm neo “b+” của ngành ngân hàng tại Việt Nam. Báo cáo ghi nhận những chuyển biến tích cực từ Techcombank với sự tăng trưởng lợi nhuận, vốn hóa và chất lượng tài sản ổn định, cơ sở tiền gửi đa dạng và quản trị chi phí thấp nhờ những đổi mới công nghệ và sản phẩm.

Khơi thông nguồn lực đất đai cho phát triển nông nghiệp xanh
Kinh tế

Khơi thông nguồn lực đất đai cho phát triển nông nghiệp xanh

Theo TS. Nguyễn Hữu Dũng, giảng viên ngành Kinh tế tài nguyên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trở ngại lớn nhất nông dân đang phải đối mặt trong xây dựng nền nông nghiệp xanh là tìm kiếm đất đai phù hợp cho các hoạt động canh tác có quy mô thích hợp với canh tác bền vững.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận "Giải thưởng Trinity 2024 vì những đóng góp xuất sắc cho ngành hàng không"
Doanh nghiệp

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận "Giải thưởng Trinity 2024 vì những đóng góp xuất sắc cho ngành hàng không"

Giải thưởng này do tổ chức Trinity Quốc tế 2024 trao tại diễn đàn Trinity 2024. Trinity 2024 là diễn đàn thương mại bán lẻ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không, thu hút hơn 400 lãnh đạo cấp cao và chuyên gia toàn cầu của hơn 80 doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia trên thế giới.

Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế

Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Sáng 10.11, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Thực tiễn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines”. Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Lê Hải Bình chủ trì hội thảo.

Thu hút vốn Nhật Bản, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng
Kinh tế

Thu hút vốn Nhật Bản, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng

Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nói chung và thành phố Hà Nội với Nhật Bản nói riêng tiếp tục được củng cố, phát triển. Thành phố Hà Nội đánh giá đây là cơ hội tốt để tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến, kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư của Nhật Bản.

TP.Hồ Chí Minh: Triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất với các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
Kinh tế

TP.Hồ Chí Minh: Triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất với các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh vừa phối hợp Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP. Hồ Chí Minh (HFIC) tổ chức hội nghị triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu, công nghiệp hỗ trợ và logistics trên địa bàn thành phố. Theo đó, các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên cho vay hỗ trợ lãi suất, bao gồm các ngành chính như cơ khí tự động hóa; cao su, nhựa, hóa dược; chế biến thực phẩm; điện tử và công nghệ thông tin; dệt may và da giày.

Các đại biểu dự tọa đàm
Kinh tế

Tín dụng chính sách xã hội đưa Việt Nam thành hình mẫu về giảm nghèo

Tại tọa đàm “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 9.11, các đại biểu khẳng định, nguồn vốn này đã góp phần quan trọng, đưa Việt Nam trở thành một hình mẫu về giảm nghèo, về tăng trưởng kinh tế cho nhiều quốc gia trên thế giới.

“Điểm sáng” trong hệ thống chính sách giảm nghèo
Kinh tế

“Điểm sáng” trong hệ thống chính sách giảm nghèo

Sau hơn một thập kỷ cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc, tín dụng chính sách xã hội đã trở thành một “điểm sáng” và là một “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, tình hình mới đang đặt ra những yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tín dụng chính sách xã hội.

Thêm chính sách ưu đãi, tạo môi trường đầu tư
Kinh tế

Thêm chính sách ưu đãi, tạo môi trường đầu tư

Những chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ được ban hành như Nghị định 111/2015/NĐ-CP về Phát triển công nghiệp hỗ trợ và Quyết định 68/2017/QĐ-TTg về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, đã góp phần thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

CEO IPPG: Nữ lãnh đạo là nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên chuyển đổi kép
Doanh nghiệp

CEO IPPG: Nữ lãnh đạo là nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên chuyển đổi kép

Nhận lời mời của Liên đoàn công nghiệp Việt Nam (VCCI), doanh nhân Lê Hồng Thuỷ Tiên - CEO IPPG phát biểu tại Diễn đàn doanh nhân nữ Việt Nam 2024 với chủ đề: Phụ nữ làm chủ kỷ nguyên chuyển đổi kép. Bà nhấn mạnh, trong kỷ nguyên mới đầy biến động, phụ nữ là nhân tố quan trọng giúp tạo ra sự cân bằng, ổn định và phát triển.

Các dự án điện gặp khó khăn do vướng về cơ chế
Kinh tế

Bảo đảm đủ điện cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hiện tại, thu hút đầu tư vào ngành điện đang là vấn đề cấp bách; đó cũng là một trong những nguyên nhân chính để phải gấp rút sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá thể chế, khơi thông các vướng mắc, thu hút đầu tư, phát triển ngành điện, mạch nguồn cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".

Ảnh minh họa
Kinh tế

Được gì khi sớm ban hành Luật Điện lực?

Theo chuyên gia, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra dành mọi nguồn lực tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) bảo đảm chất lượng để được thông qua ở kỳ họp này là phương án tốt nhất. Như vậy sẽ có cơ sở pháp lý triển khai ngay các dự án điện và không bỏ lỡ cơ hội thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ cao, các ngành sản xuất cần năng lượng sạch.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xử lý dứt điểm tàu cá “3 không” để gỡ thẻ vàng IUU

Dự kiến tháng 11, Đoàn kiểm tra Ủy ban châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 sang Việt Nam kiểm tra về tình hình khắc phục “thẻ vàng” IUU. Thủ tướng yêu cầu các địa phương từ nay tới đó tập trung nguồn lực, xử lý dứt điểm các nội dung trọng tâm, cấp bách; trong đó giải quyết dứt điểm tình trạng tàu cá "3 không" (không đăng ký, đăng kiểm, cấp phép) trước ngày 20.11.

Áp dụng quy định về dữ liệu cá nhân giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động
Kinh tế

Áp dụng quy định về dữ liệu cá nhân giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động

Việc áp dụng các quy định về dữ liệu cá nhân có thể dẫn đến doanh nghiệp sẽ phải xem xét lại các quy trình thu thập và xử lý dữ liệu, từ đó tìm ra những phương án hiệu quả hơn. Quá trình này không chỉ mang lại lợi ích về mặt pháp lý, mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động, tăng tính hiệu quả.

PC Sơn La Thăm hỏi động viên người lao động. Ảnh: NPC
Doanh nghiệp

Công đoàn PC Sơn La chăm lo đời sống, tạo động lực gắn kết người lao động

Thời gian qua, Công đoàn Công ty Điện lực Sơn La (PC Sơn La) đã không ngừng nỗ lực trong việc bảo vệ quyền lợi và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Những hoạt động thiết thực và ý nghĩa của công đoàn đã tạo nên sự gắn kết, trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của toàn thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị.