Agribank Nam Định đồng hành cùng sự nghiệp giáo dục

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Nam Định (Agribank tỉnh Nam Định) luôn tiên phong trong các hoạt động từ thiện và an sinh xã hội, nhất là hoạt động hỗ trợ cho giáo dục.

"Thêm con chữ, bớt đói nghèo"

Được biết, Trường THCS Hồng Thuận nhiều năm qua luôn đạt thành tích cao trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Giao Thủy. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước, nhưng để có thể đáp ứng yêu cầu dạy và học, nhất là trong bối cảnh triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành giáo dục, nhà trường cần tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Nắm bắt được nhu cầu của nhà trường, Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định đã trao tặng cho nhà trường 1 máy tính xách tay (laptop) và 4 bộ máy tính góp phần giúp các thầy trò nhà trường có thêm công cụ tự học, tra cứu tài liệu online, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Hiệu trưởng Trường THCS Hồng Thuận Lê Thị Ngọc cho biết, "các phần quà trao tặng của Agribank Nam Định không chỉ là sự hỗ trợ cho nhà trường, mà còn là một thông điệp tích cực về sự quan tâm của doanh nghiệp đối với giáo dục. Chúng tôi hy vọng thông điệp lan tỏa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân cùng chung tay đóng góp cho sự nghiệp giáo dục”.

Ngoài Trường THCS Hồng Thuận, Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định còn tổ chức trao tặng các thiết bị hỗ trợ học tập như ti vi, thiết bị bảng và khung tương tác thông minh, máy tính xách tay, hệ thống máy lọc nước cho các trường: Tiểu học Nam Dương (Nam Trực); Tiểu học Nghĩa Châu, THCS Nghĩa Châu (Nghĩa Hưng); THCS thị trấn Quỹ Nhất (Nghĩa Hưng) với tổng kinh phí 150 triệu đồng từ chương trình “Thêm con chữ, bớt đói nghèo”.

untitled-1_20240917191144.jpg
Agribank Nam Định trao tặng thiết bị học tập trong chương trình “Thêm con chữ - Bớt đói nghèo” cho Trường THCS Hồng Thuận (Giao Thủy). Ảnh: Báo Nam Định

Ủng hộ các phong trào khuyến học, khuyến tài

Không chỉ chương trình “Thêm con chữ, bớt đói nghèo”, Agribank tỉnh Nam Định luôn tích cực ủng hộ các phong trào khuyến học, khuyến tài trong tỉnh. Ngay đầu năm 2024, Agribank Nam Định đã cùng lãnh đạo đại diện Hội Khuyến học tỉnh trao 200 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho 50 học sinh là con của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Nam Định và 150 học sinh, sinh viên vượt khó, học giỏi ở các xã, thị trấn biên giới biển của các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy, mỗi suất học bổng trị giá 1 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên Agribank Nam Định cũng đẩy mạnh phong trào chăm sóc thanh, thiếu niên, nhi đồng với nhiều hoạt động như thăm hỏi động viên, tặng quà con, em của cán bộ, viên chức trong cơ quan, các cháu thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nạn nhân chất độc da cam/điôxin, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, các bệnh nhi tại các bệnh viện; tặng học bổng, xe đạp, phòng máy vi tính, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo… cho các đối tượng chính sách, gia đình, trẻ em. Việc triển khai các chương trình được Agribank khảo sát và nắm bắt nhu cầu thực tế của các trường học, do đó, các phần quà trao tặng đều rất thiết thực gồm: sách, tủ sách, bàn ghế học tập, máy lọc nước, điều hòa, quạt, thiết bị kết nối internet, máy vi tính, ti vi, học bổng, tài trợ xây dựng các phòng học, phòng chức năng… hỗ trợ công tác dạy và học tại mỗi nhà trường.

Đại diện Agribank tỉnh Nam Định thông tin, những món quà mà Agribank gửi đến các trường trong dịp năm học mới 2024 - 2025 là sự quan tâm của tập thể Agribank đến thế hệ trẻ, góp phần tạo điều kiện tốt hơn cho nhà trường tổ chức giảng dạy, ứng dụng công nghệ trong quá trình dạy và học. Đồng thời, thể hiện trách nhiệm của Agribank đối với cộng đồng thông qua triển khai hoạt động an sinh giáo dục. Song song với việc củng cố cơ sở vật chất dạy và học, thông qua triển khai chương trình “Thêm con chữ, bớt đói nghèo”, Agribank tỉnh Nam Định mong muốn tạo điều kiện cho học sinh tiếp nhận phương thức học tập hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy và học, góp phần xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trong trường học.

Những đóng góp của Agribank Chi nhánh tỉnh Nam Định đã tô đẹp thêm truyền thống “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chung tay vun đắp sự nghiệp “trồng người” của tỉnh.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…