CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA PHILIPPINES TRONG NHIỆM KỲ MỚI

Giữ thế cân bằng tế nhị, ưu tiên hợp tác kinh tế

- Thứ Năm, 12/05/2022, 07:25 - Chia sẻ

Khoảng 30 triệu cử tri Philippines đã dành phiếu cho ông Ferdinand Marcos Junior, con trai của nhà độc tài Marcos, trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 9.5 vừa qua. Chính sách đối ngoại chưa bao giờ là lý do khiến cử tri bỏ phiếu cho một ứng cử viên, nhưng vấn đề chủ quyền của Philippines ở Biển Đông cũng như mối quan hệ với Trung Quốc sẽ được xử lý như nào trong nhiệm kỳ của ông Marcos là câu hỏi gây được sự quan tâm lớn nhất hiện nay.

Sự trở lại sau 40 năm lưu vong

Hãng tin AP cho biết theo dữ liệu chưa chính thức - dựa trên 97% phiếu bầu đã được kiểm đếm, ông Ferdinand Marcos Jr. gần như đã đắc cử Tổng thống Philippines với số phiếu gấp đôi đối thủ "nặng ký" là Phó Tổng thống đương nhiệm Leni Robredo.

Dữ liệu của Ủy ban Bầu cử Philippines ngày 10.5 cho thấy, ông Marcos Jr. đã có 30,8 triệu phiếu bầu, trong khi Phó Tổng thống robredo - một nhà đấu tranh nhân quyền và cũng là người có số phiếu cao thứ 2, chỉ mới nhận được 14,7 triệu phiếu. Võ sĩ quyền Anh Manny Pacquiao nhận được 3,5 triệu phiếu.

Người liên danh tranh cử cùng ông Marcos Jr., cựu Thị trưởng thành phố Davao Sara Duterte, con gái của Tổng thống đương nhiệm rodrigo Duterte, cũng dẫn đầu trong cuộc bầu cử riêng cho vị trí Phó Tổng thống. Với 97% số phiếu đã kiểm, bà Sara Duterte hiện có 31,4 triệu phiếu bầu trong khi ứng viên tiếp sau là Thượng nghị sĩ Francis Pangilinan mới có 9,1 triệu phiếu. Theo AFP, chiến thắng của Marcos Junior, một phần cũng nhờ vào sự ủng hộ mạnh mẽ của phe Tổng thống mãn nhiệm Duterte.

Trong bài phát biểu trên truyền hình sáng 10.5, ông Ferdinand Marcos Junior, 64 tuổi, tỏ ra khiêm tốn không vội mừng chiến thắng, mà kêu gọi cuộc bỏ phiếu hoàn tất bất chấp các con số bầu cử ngày một rõ ràng. “Nếu chúng tamaymắn,tôi hyvọng sự ủng hộ của các bạn sẽ không suy giảm,sự tin tưởng của các bạn sẽ không suy giảm,vì chúng ta còn rất nhiều việc phải làm trong tương lai” - AP dẫn lời ông Marcos Jr.

Gia tộc Marcos, bị lật đổ năm 1986 sau một cuộc nổi dậy rộng lớn của quần chúng, buộc phảisống lưu vong ở Mỹ một thời gian dài, trước khi trở về nước, kiên nhẫn gây dựng mạng lưới hậu thuẫn chính trị. Nếu kết quả trên không có gì biến động, gia tộc Marcos sẽ trở lại Phủ Tổng thống Malacanang ở Manila vào tháng 7.2022, với lời cam kết tái thiết “thống nhất” đất nước trong suốt 6 năm nhiệm kỳtới của “Bongbong”.

t813201.jpg -0
Ông Marcos gần như chắc chắn trở thành Tổng thống mới của Philippines
Ảnh: Reuters

Tiếp nối chính sách Trung Quốc

ông Marcos Junior, người được Tổng thống mãn nhiệm Duterte dọn đường sẽ hoàn toàn tự do theo đuổi chính sách đối ngoại của người tiền nhiệm, đặc biệt là với một Phó Tổng thống cũng là con gái của ông Duterte.

Marcos đã chỉ nói rất ngắn gọn về các chi tiết cụ thể trong chính sách đối ngoại, nhưng trong các cuộc phỏng vấn, ông nói rằng ông muốn theo đuổi quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc, bao gồm cả việc có thể bỏ qua một phán quyết năm 2016 của Tòa án ở La Hay đã làm vô hiệu gần như tất cả các yêu sách lịch sử của Trung Quốc đốivới Biển Đông. Không thẳng thừng coi phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016 là “tờ giấy lộn” như cách gọi của người tiền nhiệm, nhưng ông Marcos Junior lại thấy “vô ích” khi áp dụng phán quyết, mà theo ông “không còn ý nghĩa trọng tài”vì chỉ có một bên tham gia (Philippines), còn Bắc Kinh “sẽ không nghe những phán quyết của Tòa”.

Phát biểu trong một diễn đàn vào tháng 1.2022, ông Marcos Junior thừa nhận “biển Tây Philippines (cách gọi Biển Đông của Philippines) hiện là một điểm nóng về mặt địa chính trị”và Philippinessẽ đi theo “một nguyên tắc đơn giản: chúng ta sẽ không nhân nhượng một centimet vuông cho bất kỳ nước nào”. ông khẳng định Philippines “phải tìm ra được đường lối riêng”. Tuy nhiên, theo những phát biểu sau đó của ông, "đường lối riêng" đó sẽ được bắt đầu từ việc duy trì “mối quan hệ hài hòa với nước láng giềng lớn phương Bắc”.

Còn trong một cuộc phỏng vấn với Đài Phát thanh DZrH vào tháng 1.2022, ông Marcos cho rằng, việc cho phép Mỹ đóng một vai trò nào đó trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc sẽ là một “công thức dẫn đến thảm họa”. ông cho biết chính sách can dự ngoại giao của ông Duterte với Trung Quốc “thực sự là lựa chọn duy nhất của chúng tôi”.

Đây chính là sự tiếp nối chính sách của Tổng thống Duterte. Theo ông Wang yiwei, Giámđốc Viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Nhân dân Trung Quốc, được tờ South China Morning Post trích dẫn, “nhìn từ quan điểm phát triển của Philippines, dù là về mặt kinh tế quốc gia, phát triển cơ sở hạ tầng, thậm chí là hòa bình và an ninh, thìviệc duytrì một mối quan hệ tương đối tốt với Trung Quốc sẽ có lợi cho an ninh và phát triển của Philippines”.

Chính quyền mới kỳ vọng rằng, mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc có thể tạo cơ hội cho Philippines thu hút thêm đầu tư từ nước này. Và, để “giữ thế cân bằng tế nhị” tại Biển Đông, Tổng thống đắc cử Marcos sẵn sàng đưa ra thảo luận song phương với Trung Quốc về những bất đồng, tranh chấp chủ quyền trong vùng biển. Đây chính là cách mà Trung Quốcmuốn thúc đẩy, thậmchí là tìmcách áp đặt đối với các nước có tranh chấp, thay vì phải đàm phán với toàn khối ASEAN.

Cách tiếp cận trong quan hệ với Mỹ

Nhà khoa học chính trị Andrea Chloe Wong tại Manila cho rằng, xu hướng gần đây trong quan hệ với Mỹ có tiếp tục hay không, phụ thuộc vào cách chính quyền của Tổng thống Joe Biden phản ứng trước việc ông Marcos trở lại nắm quyền ở Philippines. Bà nói: “Tổng thống Biden đứng trước những lựa chọn liên quan đến lợi ích địa chiến lược ở Philippines trong khi phải cân bằng với việc thúc đẩy các lý tưởng dân chủ và nhân quyền của Mỹ”.

Cuộc bầu cử ở Philippines diễn ra vào thời điểm Mỹ ngày càng tập trung vào khu vực, bắt tay vào một chiến lược được công bố vào tháng 2 nhằm mở rộng đáng kể sự can dự của Mỹ bằng cách tăng cường mạng lưới liên minh và quan hệ đối tác an ninh, tập trung vào giải quyết ảnh hưởng và tham vọng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Mỹ có lịch sử lâu đời với Philippines, vốn là thuộc địa của Mỹ trong phần lớn nửa đầu thế kỷ trước trước khi được trao trả độc lập vào năm 1946. Mỹ đã đóng cửa các căn cứ quân sự cuối cùng của mình ở Philippines vào năm 1992, nhưng vị trí của nước này trên Biển Đông có nghĩa là nó vẫn quan trọng về mặt chiến lược và theo Hiệp ước phòng thủ tập thể năm 1951, Mỹ bảo đảm hỗ trợ nếu Philippines bị tấn công.

Về phần mình, trong những lần phát biểu hiếm hoi về quan hệ với Mỹ, ông Marcos cho biết, mong muốn “một cách tiếp cận cân bằng hơn” để vẫn duy trì quan hệ thân thiện với Bắc Kinh nhưng đồng thời cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ. Trái với Tổng thống Duterte, người nhiều lần dọa hủy các thỏa thuận quân sự với Mỹ, để đến gần phút cuối mới quyết định duy trì hiệp ước phòng thủ chung có từ năm 1951, ít nhất trong 6 năm tới, Mỹ vẫn có thể đưa quân và thiết bị quân sự vào Philippines nếu ông Marcos Junior giữ lời hứa duy trì các hiệp ước với Washington. Về các liên minh quân sự quốc tế, như Bộ Tứ (Quad), ông Marcos Junior cổ vũ vì “có lợi ích cho Philippines” nhưng lại không tin vào “phạm vi ảnh hưởng” trong khu vực của các cường quốc.

Cuối cùng, bên hài lòng nhất với kết quả bầu cử Tổng thống Philippines vẫn là Bắc Kinh. Trong bài xã luận ngày 10.5, Global Times tỏ ra hân hoan: “Cam kết với Trung Quốc 'sẽ được tiếp tục' trong thời hậu Duterte, bất chấp yếu tố Mỹ”.

QUỐC ĐẠT