COP28: Con đường để chuyển đổi khỏi nhiên liệu hoá thạch

Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28) diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã chính thức khép lại sau hai tuần đàm phán căng thẳng bằng một thỏa thuận lịch sử về hạn chế nhiên liệu hóa thạch.

Bắt đầu bằng những cam kết vượt mong đợi...

Đại diện thường trực của Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) tại Cơ quan Năng lượng Tái tạo quốc tế (IRENA), Tiến sỹ Nawal Al Hosany đánh giá, COP28 đã mang lại những kết quả vượt mong đợi về các cam kết tài chính và cam kết toàn cầu hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường, cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu. Một số kết quả đạt được có thể kể tới như cam kết làm mát toàn cầu, khởi động nền tảng tài chính xanh, Quỹ Tổn thất và thiệt hại...

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Cụ thể, nền tảng "Liên minh nâng cao năng lực đầu tư bền vững" do Viện Tài chính và Bền vững (IFS) trụ sở ở Bắc Kinh, Trung Quôc khởi xướng đã chính thức được ra mắt. Hoạt động này dự kiến bắt đầu từ năm 2024, khởi đầu với các sự kiện trực tiếp sẽ diễn ra ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh. Mục tiêu của cơ chế hợp tác này là đào tạo và huấn luyện 100.000 chuyên gia cho các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển (EMDE) vào năm 2030.

Hơn nữa, 63 quốc gia đã tham gia vào cam kết nhằm cắt giảm mạnh lượng khí thải liên quan đến việc làm mát. Đây được coi là nỗ lực chung nhất của thế giới nhằm giảm khí thải từ việc làm mát của con người như điều hòa, làm lạnh thực phẩm, thuốc... khiến trái đất nóng lên. Theo đó, các quốc gia đã tuyên bố giảm ít nhất 68% lượng khí thải liên quan đến làm mát vào năm 2050 so với mức năm 2022. Và còn có mục tiêu thiết lập các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu vào năm 2030.  Tuy nhiên, Ấn Độ là một trong những quốc gia được dự báo có nhu cầu làm mát tăng cao nhất trong các thập kỷ tới vẫn chưa tham gia vào cam kết này. Giải thích cho điều này, lãnh đạo Ấn Độ cho biết, quốc gia này vẫn chưa sẵn sàng để thực hiện các mục tiêu cao hơn Nghị định thư Montreal 1992 về việc hạn chế phát thải trong làm mát.

Trong khuôn khổ hội nghị, đã có hơn 110 quốc gia tán thành thông qua mục tiêu tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng trên toàn thế giới vào năm 2030. Liên minh châu Âu (EU) lần đầu kêu gọi cộng đồng quốc tế và các nước thông qua mục tiêu này vào hồi đầu năm nay. Việc đưa thỏa thuận này vào quyết định cuối cùng của COP28 đòi hỏi sự đồng thuận của gần 200 quốc gia có mặt.

Ngoài ra, Quỹ Tổn thất và thiệt hại đã chính thức được khởi động, giúp các quốc gia nghèo đối phó với các thảm hoạ thiên tai. Quỹ này tạm thời sẽ được Ngân hàng Thế giới (WB) điều hành trong 4 năm tới, nhưng các nước tài trợ và những nước nhận hỗ trợ sẽ tự quản lý cách chi tiêu. Quyết định này được xem là cơ chế giúp cho Chính phủ các nước đóng góp cho nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Chủ nhà COP28 cam kết sẽ đóng góp 100 triệu USD, Anh sẽ góp 40 triệu USD, Mỹ sẽ góp hơn 17 triệu USD và Nhật Bản 10 triệu USD. Đặc biệt, EU cam kết góp 245,39 triệu USD, trong đó có 100 triệu USD từ Đức.

Theo Tiến sỹ Al Hosany, để đạt được hiệu quả bền vững, các nước cần phải duy trì các cam kết toàn cầu liên quan đến tài chính, cùng với việc chuyển trọng tâm sang phát triển cơ sở hạ tầng giúp cung cấp thêm năng lượng tái tạo cho lưới điện tại các quốc gia đã cam kết. Bên cạnh đó, bà cũng nhấn mạnh vai trò tiên phong của thanh niên tại hội nghị về khí hậu, đồng thời đề cao tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kỹ năng và hỗ trợ các ý tưởng của giới trẻ trong việc áp dụng các giải pháp cho những thách thức về khí hậu và năng lượng tái tạo.

...kết thúc bằng một thỏa thuận lịch sử

Đề xuất “loại bỏ” việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch là nội dung quan trọng được đưa vào bản dự thảo đầu tiên của thỏa thuận hành động chống biến đổi khí hậu. Đây là vấn đề mà đại biểu các nước mong muốn đạt được sự đồng thuận tại COP28. Tuy nhiên, bất đồng nổ ra khi Chủ tịch COP28 trình bản dự thảo mới đến các bên tham dự. Theo đó, cụm từ “loại bỏ” đã không được đề cập, mà thay vào đó là cụm từ “giảm bớt” sản xuất và sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu khí và than đá, để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Phản ứng về dự thảo thỏa thuận này, các nước như Australia, Mỹ, Anh, Canada và Nhật Bản đã phản đối mạnh mẽ dự thảo thỏa thuận này. Các nước này yêu cầu thỏa thuận phải nhắc đến việc dần loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, chứ không chỉ là giảm bớt. 

Các cuộc tranh luận trở nên căng thẳng hơn sau khi có thông tin Tổ chức các nước sản xuất dầu mỏ (OPEC) gửi thư hối thúc các nước thành viên, cũng như những nước đồng minh sản xuất dầu mỏ phản đối việc đề cập nhiên liệu hóa thạch trong thỏa thuận cuối cùng của COP28. Tổng Thư ký OPEC Haitham Al Ghais cho biết, OPEC muốn các nước duy trì trọng tâm vào mục tiêu giảm khí thải. Đồng thời nhấn mạnh rằng, thế giới cần đầu tư hơn nữa vào tất cả nguồn năng lượng, trong đó có hydrocarbon, quá trình chuyển đổi năng lượng phải hợp lý, cân bằng và toàn diện.

Đặc phái viên khí hậu của Quần đảo Marshall, bà Tina Stege cho rằng, việc phản đối đề cập đến nhiên liệu hóa thạch tại COP28 sẽ đe dọa toàn thế giới. Nhiên liệu hóa thạch gây rủi ro lớn cho tương lai và sự thịnh vượng của con người. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng, để đạt được mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050, lượng phát thải từ lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch cần giảm 75% từ nay đến năm 2030. 

Và sau nhiều giờ liên tục đàm phán, ngày 13.12, Hội nghị đã kết thúc, muộn hơn một ngày so với dự kiến, bằng một thỏa thuận mang tính lịch sử. Theo hãng tin Reuters, thỏa thuận này mở đường cho việc giảm mức sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu, nhằm ngăn chặn những tác động tồi tệ của biến đổi khí hậu. Cụ thể, thỏa thuận của Hội nghị COP28 kêu gọi các nước nhanh chóng chuyển đổi các hệ thống năng lượng khỏi nhiên liệu hóa thạch một cách công bằng và có trật tự. Hơn nữa, các quốc gia cũng được kêu gọi đóng góp vào nỗ lực chuyển đổi toàn cầu, thay vì bị buộc phải tự thực hiện sự thay đổi đó.

Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber cho biết, lần đầu tiên từ ngữ đề cập về nhiên liệu hóa thạch trong thỏa thuận cuối cùng của COP. Các nước đã mang đến một sự thay đổi có tiềm năng định hình lại nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh rằng, sự thành công thực sự của thỏa thuận này không nằm ở nỗ lực ngoại giao đã đạt được thỏa thuận ngày hôm nay, mà bởi các chính sách cũng như các khoản đầu tư của mỗi quốc gia. 

Việt Nam và các nước

Báo chí hàng đầu của Nga đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí hàng đầu của Nga đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội

Các kênh truyền hình, cổng thông tin chính thức của Duma Quốc gia, Hội đồng Liên bang và các hãng thông tấn, báo chí lớn của Nga (Tass, Ria - Novosti, Gazeta, Pnp, Ramble, Rutube, Vz, riamediabank, Rossaprimavera, Ridus, EADaily.com/ru, Rg.ru, 1Tv.ru ) tích cực đăng bài, hình ảnh đưa tin trước, trong và sau chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Truyền thông Nga: Củng cố hợp tác liên nghị viện - con đường làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt
Theo dòng sự kiện

Truyền thông Nga: Củng cố hợp tác liên nghị viện - con đường làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt

Trong thời gian thăm, làm việc tại Nga theo lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia V. Volodin và Chủ tịch Hội đồng liên bang V. Matvienko từ ngày 8- 10.9, các kênh truyền hình, hãng thông tấn, báo chí lớn của Nga đồng loạt đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh... phản ánh, bình luận về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, trong đó trích lời Chủ tịch Duma Quốc gia việc cơ quan lập pháp hai nước củng cố hợp tác liên nghị viện sẽ là con đường để giúp làm sâu sắc hơn Quan hệ Đối tác chiến lược Nga - Việt.

Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga: “Chúng tôi mong đợi chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam”
Quốc tế

Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga: “Chúng tôi mong đợi chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam”

Ngay trước khi Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đến thăm Nga, Phó Chủ tịch thứ nhất Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang Nga Ivan Ivanovich Melnikov đã có bài viết đăng trên tờ Độc lập của Nga, khẳng định Duma Quốc gia đặc biệt coi trọng chuyến thăm và vô cùng mong chờ Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân xin giới thiệu bài viết.

Báo Độc lập của Nga: Các nhà lập pháp Nga và Việt Nam muốn đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn
Việt Nam và các nước

Báo Độc lập của Nga: Các nhà lập pháp Nga và Việt Nam muốn đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia V.V. Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga từ ngày 8-10.9.

Nhân dịp này, tờ Độc lập của Nga đã đăng bài viết, trong đó đánh giá các nhà lập pháp Nga và Việt Nam đang nỗ lực đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn.

Nhà báo Nga: Nga và Việt Nam là Đối tác Chiến lược và những người bạn thực sự
Việt Nam và các nước

Nhà báo Nga: Nga và Việt Nam là Đối tác Chiến lược và những người bạn thực sự

Trước thềm chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu, nhà báo Pavel Vinodurov đã có bài viết trên tạp chí Thế giới đa cực về ý nghĩa của chuyến thăm. Nhà báo Vinodurov nhận định chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là một bước phát triển quan trọng để củng cố quan hệ toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Nga.

Báo chí Trung Quốc: Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc định hướng phát triển cho "Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược"
Việt Nam và các nước

Báo chí Trung Quốc: Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc định hướng phát triển cho "Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược"

Báo chí Trung Quốc có nhiều bài viết đánh giá chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV), Chủ tịch nước Tô Lâm. Bài báo khẳng định chuyến thăm không chỉ chứng minh cả Trung Quốc và Việt Nam đều sẵn sàng đạt được nhiều kết quả khả quan hơn trong mục tiêu xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, mà còn chứng minh quyết tâm của hai nước trong củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai quốc gia xã hội chủ nghĩa.

Global Times: Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định tầm quan trọng chiến lược và đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Việt Nam và các nước

Global Times: Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định tầm quan trọng chiến lược và đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Trên phần thông tin nổi bật của tờ Global Times - tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, có bài viết tiêu đề “Ông Tô Lâm thăm Trung Quốc trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Cải cách để vượt qua khủng hoảng y tế
Việt Nam và các nước

Cải cách để vượt qua khủng hoảng y tế

Vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc thông báo sẽ triển khai kế hoạch cải cách y tế vào cuối tháng 8, tái khẳng định cam kết cải tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe của đất nước nhằm xử lý cuộc khủng hoảng ngành y tế tồi tệ gây ra nhiều tổn thất không thể đong đếm…

Lãnh đạo Quốc hội Ấn Độ: Chúng tôi xin bày tỏ lòng thành kính trước một tâm hồn vĩ đại đã mãi mãi ra đi
Việt Nam và các nước

Lãnh đạo Quốc hội Ấn Độ: Chúng tôi xin bày tỏ lòng thành kính trước một tâm hồn vĩ đại đã mãi mãi ra đi

Sáng 22.7, trước khi Quốc hội Ấn Độ bắt đầu phiên họp về ngân sách, Chủ tịch Thượng viện Jagdeep Dhankhar và Chủ tịch Hạ viện Om Birla đã đọc thông điệp chia buồn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, người được nhắc đến là “một tâm hồn vĩ đại”. Toàn thể các nghị sĩ Ấn Độ cũng dành phút mặc niệm tưởng nhớ nhà lãnh đạo Việt Nam.

Báo chí Pháp: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Báo chí Pháp: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam

Sau 13 năm giữ cương vị Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, với một chiến dịch chống tham nhũng mang tầm vóc lịch sử, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã qua đời ở tuổi 80 sau cơn bạo bệnh - đó là nội dung lời dẫn mở đầu cho bài viết trên tờ Le Monde của Pháp. 

titlecolor:4
Theo dòng sự kiện

Báo chí châu Á ca ngợi phẩm chất đạo đức và thành tựu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, các trang phân tích chuyên sâu về Đông Nam Á, cũng như một số tờ báo của Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc… liên tục có nhiều bài viết đánh giá về phẩm chất đạo đức và những thành tựu mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam trong cả lĩnh vực xây dựng thể chế, kinh tế và đối ngoại…

titlecolor:4
Theo dòng sự kiện

Báo Argentina: Việt Nam, nhân dân Việt Nam mất đi một nhà lãnh đạo vĩ đại: Nguyễn Phú Trọng - người chiến sĩ cộng sản kiên định qua đời

Liên tục trong ngày 19 và 20.7, báo Resumen Latinoamericano của Argentina đã liên tục đăng nhiều bài viết “Việt Nam, nhân dân Việt Nam mất đi một nhà lãnh đạo vĩ đại: Nguyễn Phú Trọng - một chiến sĩ cộng sản kiên định qua đời”; “Nguyễn Phú Trọng - tấm gương sáng về người đảng viên Cộng sản”… ca ngợi phẩm chất, trí tuệ và những thành tựu mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mang lại cho Việt Nam.

titlecolor:4
Theo dòng sự kiện

Báo chí Cuba: Sự ra đi của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là sự mất mát không thể bù đắp đối với Cuba

“Sự mất mát không thể bù đắp với Cuba”; “Việt Nam mất đi một nhà lãnh đạo tầm vóc thế giới” cùng nhiều tin, bài về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đăng trên trang nhất của các báo điện tử như Grama, Prensa Latina, CAN, Cubadebate, Radiorebelde, Radiohc, Cubasi và Radioreloj của Cuba.

titlecolor:4
Theo dòng sự kiện

Báo chí quốc tế ca ngợi di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngay sau khi hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, các hãng thông tấn, báo chí lớn trên thế giới đồng loạt đưa thông tin, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Tổng Bí thư trong cuộc chiến chống tham nhũng và đường lối ngoại giao khéo léo - "ngoại giao cây tre", giúp nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.