Nước Đức trước những điều chỉnh bước ngoặt

Giới cầm quyền ở Đức đang xúc tiến những điều chỉnh chính sách quan trọng, đánh dấu sự thay đổi mang tính bước ngoặt, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng.

Cởi bỏ rào cản trong chính sách đối ngoại và an ninh

Phát biểu trước Quốc hội Đức trong phiên họp đặc biệt ngày 27.2, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố sẽ dành khoản ngân sách 100 tỷ euro (115 tỷ USD) để hiện đại hóa quân đội. Liên quan đến gói tài chính này, ông Scholz dự kiến sẽ thay thế các phi đội tiêm kích Tornado lạc hậu bằng tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ. Nhưng ông cũng khẳng định thế hệ máy bay chiến đấu và xe tăng tiếp theo cần phải được chế tạo ở châu Âu, đặc biệt tại Pháp. Ông cũng khẳng định, Đức sẽ nâng chi tiêu quốc phòng lên mức 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo đúng cam kết của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Những kế hoạch này có thể đánh dấu thời khắc bước ngoặt của nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong can dự với thế giới.

Khi lên nắm quyền ba tháng trước đây, Nội các của Thủ tướng Scholz vẫn lựa chọn tiếp cận chính sách của người tiền nhiệm Angela Merkel, với kế hoạch tham vọng về hiện đại hóa sản xuất trong nước và dè chừng, thận trọng trong can dự đối ngoại, tránh các bước đi có thể làm tổn hại đến nền kinh tế. Nhưng xung đột tại Ukraine đã đẩy Nội các của Thủ tướng Scholz đi tới kế hoạch hành động mà ngay cả những đồng minh của Đức trước đó mất rất nhiều năm thuyết phục, gây sức ép nhưng không thành.

Bản kế hoạch mới có nhiều điểm vượt khỏi quyết sách truyền thống bị coi là cứng nhắc của Đức vốn coi hệ quả cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là lý do để biện minh cho việc né tránh chi tiêu quốc phòng, tập trung cho thương mại và đối thoại.

Xuất khẩu vũ khí của Đức tới các khu vực xung đột từ lâu cũng là một điều rất hạn chế, đặc biệt là đối với đảng Xanh, đảng lớn thứ hai trong chính phủ liên minh mới hiện nay và có nguồn gốc từ các phong trào hòa bình những năm 1980. Đảng này đã ủng hộ các sứ mệnh hòa bình của quân đội Đức, nhưng luôn hạn chế ủng hộ chính sách xuất khẩu vũ khí. Trong thỏa thuận liên minh giữa đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP), các bên đã nhất trí về chính sách hạn chế xuất khẩu vũ khí, không cho phép vận chuyển vũ khí tới các khu vực khủng hoảng và họ đã giữ vững lập trường này trong vài tuần gần đây. Thỏa thuận liên minh cũng nêu rõ rằng "các trường hợp ngoại lệ chỉ có thể được thực hiện trong bối cảnh cụ thể và phải được lập thành văn bản một cách công khai, minh bạch".

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock thuộc đảng Xanh từng cho rằng, việc làm này chỉ làm gia tăng nguy cơ bạo lực. Tuy nhiên, chính bà Baerbock ngày 28.2 thừa nhận Đức đã “xoay 180 độ”, dần từ bỏ một nước Đức đặc biệt kiềm chế trong chính sách đối ngoại và an ninh. “Nếu thế giới chuyển biến khác, nền chính trị của chúng ta cũng phải khác đi”, bà Baerbock nói.

Tín hiệu đầu tiên của những thay đổi này là việc Đức chấp thuận việc để Hà Lan chuyển giao 400 bệ phóng tên lửa chống tăng và để Estonia giao 9 khẩu pháo cho Ukraine. Đây là vũ khí do Đức sản xuất và vì thế việc chuyển giao cần có sự đồng thuận của Berlin.

Thủ tướng Olaf Scholz phát biểu trước Quốc hội Đức ngày 27.2 Ảnh: Getty Images
Thủ tướng Olaf Scholz phát biểu trước Quốc hội Đức ngày 27.2

Ảnh: Getty Images 

Tìm kiếm sự độc lập về năng lượng

Đảng Xanh cũng đã lên tiếng ủng hộ kế hoạch của Thủ tướng Scholz về tăng năng lực dự trữ khí đốt, than đá, xây hai trung tâm khí hóa lỏng (LNG) để tiếp nhận nguồn năng lượng này từ Mỹ và Qatar, coi đó là biện pháp nhằm tìm kiếm khả năng độc lập về năng lượng.

Hiện nay, Đức phụ thuộc lớn vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga: Nga chiếm hơn 55% lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của Đức và hơn 40% lượng dầu nhập khẩu của nước này. Nguồn cung này khó có thể được thay thế một cách nhanh chóng.

Nhằm giải quyết vấn đề, Chính phủ Đức hiện muốn phát triển đáng kể năng lượng tái tạo, đồng thời có kế hoạch loại bỏ dần sản xuất nhiệt điện than và điện hạt nhân. Điện hydro là một lựa chọn đang được Đức phát triển, nhưng chưa đến mức có thể mang lại sản lượng điện quy mô lớn. Tuy nhiên, chỉ có các nhà máy điện chạy bằng khí đốt mới có thể lấp đầy khoảng trống năng lượng khi không có gió và vào ban đêm (không có năng lượng mặt trời). Để khắc phục điều này, các nhà máy chứa khí đốt hóa lỏng của Mỹ sẽ được xây dựng.

Chính phủ Đức cũng đang tính đến việc gia hạn thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân và một số nhà máy nhiệt điện than. Điều này gây khó khăn đặc biệt đối với đảng Xanh, bởi vì họ muốn loại bỏ năng lượng hạt nhân và than đá càng sớm càng tốt. Nhưng Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck (thuộc đảng Xanh) tuyên bố: "Không có điều gì cấm kỵ, mọi thứ đang được thảo luận". Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner đã đưa ra cách giải thích về chấp nhận mức nợ tăng để có được nguồn tiền cho những dự án mới này. “Đó không phải là nợ. Đó là đầu tư cho tương lai của chúng ta” - ông Linder nêu quan điểm.

Thorsten Benner, Viện trưởng Viện Chính sách công toàn cầu tại Đức cho rằng, rất khó để thay đổi quan điểm về thế giới chỉ sau một đêm. Chính phủ của Thủ tướng Scholz sẽ phải thuyết phục được công chúng, dư luận Đức, để họ thấy rằng những năm tháng dễ dàng đã qua và muốn trở lại con đường thuận lợi đó sẽ cần phải nỗ lực, chiến đấu.

Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN
Quốc tế

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN

Năm 2025 có thể đánh dấu một bước mở rộng quan trọng của ASEAN với việc đón nhận Đông Timor trở thành thành viên mới. Mặc dù vẫn còn một số băn khoăn, sự gia nhập của Đông Timor có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên nếu tận dụng tốt mối quan hệ đối tác, biến những thách thức địa chính trị thành tăng trưởng kinh tế và chính trị.

Nguồn: en.moneyandbanking.co.th
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy chủ quyền kinh tế khu vực

ASEAN đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực bằng cách phát triển hệ thống thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới. Sáng kiến này giúp giao dịch tài chính diễn ra liền mạch, thúc đẩy tăng trưởng và củng cố quan hệ kinh tế; đồng thời, giúp tăng cường chủ quyền kinh tế khu vực, giảm phụ thuộc bên ngoài và nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, đặc biệt tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nguồn: Reuters
Quốc tế

Thủ tướng tương lai có tạo nên bước ngoặt trên chính trường Canada?

Ngày 9.3, Mark Carney, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Anh, người được đánh giá là không có kinh nghiệm về chính trị, đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc đua lãnh đạo đảng Tự do, thay thế Thủ tướng Justin Trudeau. Với 86% số phiếu bầu, ông Carney đã đánh bại cựu Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland để trở thành người kế nhiệm vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền.

Đặt trọng tâm tăng trưởng chất lượng cao trên cơ sở đổi mới công nghệ
Quốc tế

Đặt trọng tâm tăng trưởng chất lượng cao trên cơ sở đổi mới công nghệ

Trung Quốc vừa bước vào kỳ họp chính trị lớn nhất trong năm, được gọi là "lưỡng hội". Chỉ ra nội dung cụ thể của các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng sẽ là trọng tâm chính của Lưỡng hội năm nay. Để giải quyết những thách thức trong nước và những biến động do bên ngoài mang lại, Trung Quốc dự kiến ​​sẽ nhấn mạnh vào việc đạt được tăng trưởng chất lượng cao nhờ thúc đẩy nhu cầu trong nước và đổi mới công nghệ.

Đông Nam Á và bài toán áp dụng thuế carbon
Việt Nam và các nước

Đông Nam Á và bài toán áp dụng thuế carbon

Biến đổi khí hậu không phải là hiện tượng mới ở Đông Nam Á, các sự kiện thời tiết khắc nghiệt xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế của khu vực. Do đó, các chuyên gia nhận định, thuế carbon được xem là giải pháp chống biến đổi khí hậu quan trọng của Đông Nam Á.

AFF 2025 là 'kho' ý tưởng tham khảo có giá trị cho Tầm nhìn Cộng đồng 2045
Việt Nam và các nước

AFF 2025 là 'kho' ý tưởng tham khảo có giá trị cho Tầm nhìn Cộng đồng 2045

ASEAN nên duy trì các nguyên tắc nền tảng của mình, thúc đẩy sự đoàn kết, khả năng phục hồi và vai trò trung tâm, đồng thời tăng cường hội nhập để đối phó với những bất ổn toàn cầu và làm chủ các công nghệ mới nổi. Đó là ý kiến của các đại biểu tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) 2025 vừa diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 25-26.2. Lần thứ hai được Việt Nam tổ chức, AFF tiếp tục củng cố "thương hiệu" của mình như một điểm gặp gỡ cho các cuộc thảo luận sôi nổi về tương lai ASEAN.

AFF 2025: Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, tăng cường sự linh hoạt ứng phó với thách thức
Việt Nam và các nước

AFF 2025: Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, tăng cường sự linh hoạt ứng phó với thách thức

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng cường tính linh hoạt; củng cố vai trò trung tâm của mình trong giải quyết hiệu quả các thách thức trong bối cảnh hiện tại. Đó là ý kiến của các đại biểu tại phiên họp toàn thể lần thứ nhất và thứ 2 của Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần thứ 2 diễn ra tại Hà Nội ngày 26.2.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Tăng cường sự đoàn kết và khả năng phục hồi của ASEAN
Việt Nam và các nước

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Tăng cường sự đoàn kết và khả năng phục hồi của ASEAN

Với chủ đề “Xây dựng một ASEAN đoàn kết, tự cường và bao trùm trong một thế giới biến động”, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (AFF 2025) đóng vai trò là nền tảng quan trọng thúc đẩy các cuộc thảo luận về tăng cường hợp tác khu vực, thúc đẩy phát triển bền vững và định vị ASEAN là một nhân tố chủ chốt trong các vấn đề toàn cầu.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động
Việt Nam và các nước

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (ASEAN Future Forum - AFF 2025) với chủ đề "Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động" diễn ra tại Hà Nội từ ngày 25 - 26.2.2025. Đây là sự kiện đa phương “kênh 1.5” quy mô lớn do Việt Nam khởi xướng và tổ chức, được đánh giá là diễn đàn dành riêng cho ASEAN, vì người dân ASEAN, hứa hẹn sẽ đóng góp những ý tưởng và sáng kiến quan trọng cho sự phát triển bền vững của Cộng đồng ASEAN trong tương lai.

Định hình quan hệ song phương giai đoạn mới
Việt Nam và các nước

Định hình quan hệ song phương giai đoạn mới

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bắt đầu chuyến thăm kéo dài hai ngày tới Washington, Mỹ để tiến hành các cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Donald Trump. Thương mại, thuế quan cũng như nhiều nội dung quan trọng về quan hệ song phương trong giai đoạn mới sẽ là trọng tâm trong cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo.