Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định về trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường rườm rà, thời hạn giải quyết kéo dài. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung dự kiến sẽ thiết lập cơ chế pháp lý khả thi để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Đây là nội dung đáng chú ý tại cuộc họp về sửa đổi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ Tư pháp vừa tổ chức. Các chuyên gia cho rằng, để khắc phục tình trạng việc giải quyết bồi thường kéo dài, chậm cấp phát kinh phí bồi thường, chi trả tiền bồi thường, việc sửa đổi luật nên tập trung theo hướng giải quyết bồi thường theo cơ chế có tính chất “tài phán hành chính” là chủ yếu; cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc giải quyết bồi thường. Đơn cử như quy định cụ thể việc giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường thay vì thực hiện thủ tục tố tụng tại Tòa án như hiện nay.
Lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư vào các sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ Prudential
Bộ Công an cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Giang vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và khám xét nơi ở đối với Lê Thùy Dung (sinh năm 1985, trú tại phường Quang Trung, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức lợi dụng đầu tư vào các sản phẩm của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam.