Sau 6 năm thực hiện, bên cạnh các kết quả tích cực, Luật Bảo hiểm xã hội đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được điều chỉnh cho phù hợp. Đến cuối năm 2013, tổng số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mới đạt khoảng 78% tổng số lao động có quan hệ lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong khi số lượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không đáng kể. Tính chung trong lực lượng lao động, tỉ lệ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện còn thấp, mới chỉ chiếm khoảng 20%. Do đó, việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội phải được xem là ưu tiên hàng đầu của chính sách bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu năm 2020, tỉ lệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội chiếm khoảng 29% dân số, chiếm 50% lực lượng lao động. Mặt khác, việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là vấn đề cần được quan tâm. Bên cạnh đó, cần phải tuyên truyền đến người dân về những lợi ích khi tham gian bảo hiểm xã hội.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số vấn đề liên quan đến việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, phương thức điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, mức đóng, mức hưởng và tính hấp dẫn của bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo các đại biểu, hiện tuổi bình quân bắt đầu hưởng lương hưu của nước ta là 53, thấp hơn so với tuổi nghỉ hưu theo quy định (55 đối với nữ và 60 đối với nam) nên nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội rất cao. Nếu không có sự điều chỉnh hợp lý thì trong tương lai có thể mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội, bên cạnh đó, cần phải tuyên truyền đến người dân về những lợi ích khi tham gian bảo hiểm xã hội. Cũng có một số ý kiến đại biểu cho rằng, cần mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có người nước ngoài làm việc tại Việt Nam...
Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.