Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XIV:

Thảo luận tổ về 3 dự án Luật

Sáng 10.6, Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận về dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; và dự án Luật Thỏa thuận quốc tế.

Thiếu quy định ràng buộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước

Thống nhất cao với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhấn mạnh, chúng ta cần tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân người lao động Việt Nam có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nhưng phải bảo vệ kịp thời, hỗ trợ người lao động Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài trong xu thế chuyển dịch lao động quốc tế, lao động di cư và rủi ro phức tạp khó lường (như chiến tranh, suy thoái, kinh tế toàn cầu, dịch bệnh Covid - 19…).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thi Kim Ngân phát biểu tại phiên họp tổ Ảnh: Quang Khánh
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thi Kim Ngân phát biểu tại phiên họp tổ

Ảnh: Quang Khánh 

Chiếu theo quan điểm đó, liên quan đến chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Điều 4, dự thảo luật, một số đại biểu chỉ rõ, chính sách còn thiếu tính khả thi, tính trọng tâm, trọng điểm của chính sách chưa cao. Theo ĐBQH Phan Viết Lượng (Bình Phước), chính sách bảo vệ người lao động thông qua sự đầu tư, quan tâm của nhà nước, tư vấn về kỹ năng, khuyến khích các đơn vị đưa người Việt Nam ra nước ngoài theo hướng lựa chọn trình độ kỹ thuật cao, lựa chọn thị trường chưa được chú trọng. Chúng ta mới quan tâm nhiều đến thị trường truyền thống, nhưng ở những thị trường này, thu nhập của người lao động Việt Nam cũng thấp hơn so với người lao động ở nước khác. Chúng ta rất cần chính sách cụ thể hơn về nâng cao thu nhập cho người lao động, mở rộng tìm kiếm thị trường cho người lao động, bảo vệ người lao động.

Chỉ ra chính sách đối với người lao động khi hết hạn hợp đồng về nước cũng chưa thích đáng, ĐB Phan Viết Lượng nêu rõ nhiều người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài về không phát huy được kỹ năng, tay nghề đã học, phải chuyển sang công việc khác. Vậy chúng ta có chính sách gì để khuyến khích phát huy kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động hậu đi làm việc ở nước ngoài?

Một số đại biểu cho biết thêm, dự thảo Luật đề cập chưa đúng mức về trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Nhiều bất cập, hệ lụy từ việc người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, nhất là sự vụ 39 người Việt Nam thiệt mạng khi đi lao động trái phép trong xe tải ở Anh đã cho thấy lỗ hổng trong quản lý nhà nước từ việc theo dõi, kiểm tra, xử lý nắm thông tin của việc đưa lao động chui ra nước ngoài. Chúng ta thiếu quy định ràng buộc, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, trách nhiệm của các đơn vị đưa người lao động đi nước ngoài. Nhà nước cần yêu cầu các đơn vị đưa người lao động đi nước ngoài phải công khai, minh bạch thông tin từ khi tiếp cận, lựa chọn, cung ứng lao động, quá trình lao động ở nước ngoài ra sao? Quy định rõ trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với các đơn vị đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức bất hợp pháp.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, Lào Cai, Vĩnh Long thảo luận tại tổ Ảnh: Quang Khánh
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, Lào Cai, Vĩnh Long thảo luận tại tổ

Ảnh: Quang Khánh 

Ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước không phải là biện pháp cưỡng chế?

Nhiều ĐBQH quan tâm về bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính là “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm”.

Cho rằng biện pháp này phải là biện pháp ngăn chặn, ĐBQH Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc) cho biết, điện, nước là nhu cầu thiết yếu của mọi người, là “nguyên liệu” quan trọng của hoạt động sản xuất, kinh doanh nên việc ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước như một biện pháp cưỡng chế để buộc cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải thực hiện quyết định xử phạt (nộp tiền phạt) là chưa phù hợp, không tương xứng, làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân, tổ chức, nhất là khi điện, nước không phải là công cụ, phương tiện vi phạm. Hơn nữa, Điều 21, Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành đã quy định nhiều biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có tính “trực tiếp” để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Ở góc độ khác, ĐBQH Lã Thanh Tân (Hải Phòng) nêu quan điểm, quy định ngừng cung cấp các dịch vụ điện nước là biện pháp cưỡng chế sẽ bảo đảm nguyên tắc mọi hành vi phạm phải được ngăn chặn kịp thời, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng trái phép, sử dụng biện pháp cưỡng chế này sẽ có hiệu quả thiết thực.

Nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc quy định “áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi”. Bởi lẽ, theo Luật Trẻ em năm 2016, trẻ em nghiện ma túy được xác định là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng. Do đó, việc cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ trong trường hợp cần thiết đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy là phù hợp, vì đây không được coi là biện pháp xử lý hành chính, không dẫn đến có “tiền sự” trong lý lịch tư pháp có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tương lai phát triển của trẻ em và người chưa thành niên, phù hợp với nguyên tắc bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em theo Luật Trẻ em và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Các ĐBQH Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc), Nguyễn Hữu Chính (TP Hà Nội) cho biết thêm, đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nghiện ma túy thì áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là không phù hợp. Bởi trường giáo dưỡng không phải cơ sở cai nghiện, không có chức năng chữa bệnh, cai nghiện ma túy. “Để các cháu không nghiện nữa, thì nên cân nhắc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại nhà, phường xã”, ĐB Nguyễn Hữu Chính nhấn mạnh.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên, Khánh Hòa, Long An thảo luận tại tổ Ảnh: Quang Khánh
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên, Khánh Hòa, Long An thảo luận tại tổ

Ảnh: Quang Khánh 

Không nên mở rộng chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế đến cấp xã

Liên quan đến dự án Luật Thỏa thuận quốc tế, các đại biểu nhất trí chủ trương mở rộng chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế về phía Việt Nam để phù hợp với chủ trương hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới. Cũng có ý kiến không nên mở rộng ký kết thỏa thuận quốc tế vì vấn đề này liên quan đến quyền, nghĩa vụ và chủ quyền quốc gia. ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) đề nghị, Chính phủ cần có báo cáo đánh giá thời gian qua đã có bao nhiêu thỏa thuận quốc tế được ký kết, hiệu quả như thế nào. Tổng kết việc ký thỏa thuận quốc tế theo phân loại từng cấp, bên cạnh đó, cần làm rõ loại hình nào ký thỏa thuận nào, cấp nào ký thế nào, tránh trường hợp ký thỏa thuận quốc tế vượt cấp.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam, Bắc Ninh, Bến Tre, Phú Thọ thảo luận tại tổ Ảnh: Quang Khánh
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam, Bắc Ninh, Bến Tre, Phú Thọ thảo luận tại tổ

Ảnh: Quang Khánh 

Một số đại biểu cho rằng, nên cân nhắc việc mở rộng chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế đến UBND xã, bởi lẽ các xã biên giới thường có nhu cầu ký kết thỏa thuận quốc tế cao hơn, trong khi đó, hợp tác quốc tế luôn tiềm ẩn những vấn đề nhạy cảm về chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh đòi hỏi cơ quan, tổ chức tham mưu và chủ thể ký kết phải có năng lực nhất định, do đó không phải cơ quan, tổ chức nào cũng được trao quyền ký kết thỏa thuận quốc tế.

Theo ĐBQH Đôn Tuấn Phong (An Giang), mở rộng chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế xuống cấp xã cũng tạo thêm thủ tục hành chính, vì chúng ta phải chuyển dự thảo thỏa thuận này để lấy ý kiến cấp huyện, tỉnh, bộ, ngành, Chính phủ xem xét.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự phiên họp thẩm tra dự án Luật Việc làm (sửa đổi); Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB; Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Nhà giáo; Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB

Chiều 17.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khó đến đâu gỡ đến đó, phải làm đến nơi đến chốn, kịp thời phục vụ nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ đặc biệt quan tâm 6 dự án Luật dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám theo quy trình tại một kỳ họp; các Bộ trưởng phải trực tiếp xem xét dự thảo Luật để bảo đảm chất lượng. Chúng ta xác định khó đến đâu gỡ đến đó, tắc đến đâu thông đến đó, phải làm đến nơi đến chốn để kịp thời phục vụ cho nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Sáng nay, 17.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng Đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp Đoàn đại biểu Hiệp hội kinh tế văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Vũng Tàu.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Vũng Tàu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Vũng Tàu

Chiều 16.9, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Vũng Tàu, để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn và cứu hộ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại buổi gặp mặt
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Trưa 16.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã gặp mặt đoàn học sinh tiêu biểu là trẻ khuyết tật, mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập. Cùng dự có: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Đình Toản; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đinh Công Sỹ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, tặng quà động viên Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Hải Dương
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, tặng quà động viên Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Hải Dương

Trước ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, sáng 15.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã kiểm tra tình hình, chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại do bão và mưa lũ gây ra tại Hải Dương; thăm hỏi, tặng quà động viên bà con Nhân dân bị thiệt hại do bão, mưa lũ tại các huyện Gia Lộc và Thanh Hà.

Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV thăm làm việc tại Mông Cổ
Chính trị

Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV thăm làm việc tại Mông Cổ

Thực hiện Chương trình hoạt động đối ngoại của Quốc hội năm 2024, Đoàn Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV do Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Phó chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Trịnh Xuân An làm Trưởng đoàn đã thăm làm việc tại Mông Cổ từ ngày 12 - 15.9.