Hội thảo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động – thực trạng và khuyến nghị

Ngày 22 – 23.11, tại Quảng Ninh, Viện Nghiên cứu lập pháp của UBTVQH đã phối hợp với Quỹ Rosa Luxemburg tổ chức Hội thảo Quy định của pháp luật về hợp đồng lao động – thực trạng và khuyến nghị.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Hải Đường cho biết, tại Kỳ họp thứ Sáu, QH đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP hay TPP-11) cùng các văn kiện liên quan. Việt Nam là nước thứ 7 thông qua Hiệp định. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học lao động và xã hội, dự kiến số việc làm mới được tạo ra tăng thêm mỗi năm là từ 17.000 đến 27.000 việc làm mới, song hành với đó là các luồng đầu tư vào Việt Nam sẽ gia tăng. Tác động trên sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động, thu hút nhiều hơn lao động có kỹ năng. Tuy nhiên, dưới tác động của Hiệp định, việc phân hóa tiền lương diễn ra nhiều hơn, đặc biệt giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp nội địa, giữa lao động có trình độ cao và lao động có trình độ thấp. Điều này đặt ra nhiều thách thức, cần điều chỉnh các chính sách về lao động, việc làm, đào tạo nghề và an sinh xã hội – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp nêu rõ.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Tiếp nối chủ đề hoàn thiện chính sách và pháp luật về lao động, việc làm, an sinh xã hội, công đoàn..., năm 2018, Viện Nghiên cứu lập pháp và Rosa Luxemburg đẩy mạnh việc nghiên cứu sâu về tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người lao động, việc giải quyết tranh chấp lao động. Qua các nghiên cứu, hội thảo liên quan cho thấy, quan hệ lao động đang còn nhiều bất cập kéo dài, dẫn đến các tranh chấp giữa người lao động và chủ sử dụng lao động liên quan đến tiền lương, thời giờ lao động, thời giờ làm thêm, thời gian nghỉ phép, phân chia phúc lợi từ lợi nhuận doanh nghiệp... Phần lớn các tranh chấp trên có nguyên nhân từ việc hợp đồng lao động chưa cụ thể, rõ ràng. Người lao động chưa đủ thông tin, kiến thức, nhận thức hoặc được tư vấn kỹ trước khi ký hợp đồng lao động. Quyền và lợi ích của người lao động không được bảo đảm, chủ lao động dễ dàng chối bỏ các quyền và nghĩa vụ liên quan. “Đây là mấu chốt dẫn đến việc tranh chấp kéo dài, khó phân xử khi đưa ra hoà giải ở cấp trung gian, hoặc tranh tụng ở cấp Tòa án”. Nhấn mạh đòi hỏi từ thực tế, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho biết, Hội thảo được tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Công đoàn, và một số luật khác liên quan đến quyền con người đã được Hiến định trong Hiến pháp năm 2013.

Đại diện Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Đại diện Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Các đại biểu cho rằng, pháp luật lao động của Việt Nam đã quy định khá rõ về hợp đồng lao động, các trường hợp bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản. Với quy định pháp luật này, các doanh nghiệp và người lao động đã quan tâm thực hiện giao kết hợp đồng, cũng như thực hiện đúng quy định về thử việc, chấm dứt hợp đồng lao động, chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, quá trình thực hiện thời gian qua đã cho thấy một số hạn chế, vướng mắc, nên một số ý kiến cho rằng, cần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động năm 2012 về quy định nội dung của hợp đồng lao động, thử việc, nội dung của công việc tạm thời…

Thời sự Quốc hội

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích
Chính trị

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích

Làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chiều 14.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình đề nghị kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quan tâm bổ sung ngân sách, nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích từ 50 triệu đồng/di tích như hiện nay lên 100 triệu đồng/di tích.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sắp xếp đơn vị hành chính là để tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân

Nhấn mạnh sắp xếp đơn vị hành chính là việc hết sức quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, phải tuyên truyền mạnh mẽ trong Nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính để người dân hiểu mục tiêu sắp xếp đơn vị hành chính là nhằm tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Quang cảnh khai mạc Diễn tập
Thời sự Quốc hội

Khai mạc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024

Sáng 14.11, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Tư lệnh 86 - Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.