Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe báo cáo về tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước đối với nước biển, quy hoạch tài nguyên nước và quan hệ quốc tế về tài nguyên nước; các điều ước quốc tế về tài nguyên nước; quy định của một số quốc gia trên thế giới đối với tài nguyên nước biển. Các đại biểu cũng đã thảo luận, cho ý kiến về phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Nhiều ý kiến đề nghị, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này cần điều chỉnh cả tài nguyên nước biển. Luật Tài nguyên nước hiện hành cũng có một số quy định về những nguyên tắc chung trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng nước biển, với vai trò là một thành tố của tài nguyên nước. Tuy nhiên, công tác quản lý tài nguyên nước mới được tập trung triển khai, nên việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật mới chỉ quy định các biện pháp cụ thể, chi tiết để quản lý các nguồn nước mặt, nước dưới đất, mà thiếu quy định đặc thù đối với nước biển. Do vậy, tiếp tục điều chỉnh tài nguyên nước biển trong Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này sẽ tạo điều kiện để thống nhất quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.