Trái phiếu khí hậu - Bước đi tiên phong của Nhật Bản

Nhật Bản có mục tiêu khí hậu đầy tham vọng nhưng nền kinh tế lại đang gặp suy thoái; chính vì vậy, đối mặt với khó khăn, quốc gia này đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới phát hành trái phiếu chính phủ nhằm mục đích chuyển tiền tư nhân vào quá trình chuyển đổi xanh, còn được gọi là trái phiếu GX.

Mục đích của Trái phiếu GX là gì?

Mới đây, Nhật Bản lần đầu tiên bán đấu giá Trái phiếu Chuyển đổi Xanh của chính phủ (Trái phiếu GX). Đây là một công cụ tài chính được phát triển trong những năm gần đây nhằm hướng thêm nguồn tài chính vào các hoạt động giúp tạo ra các xã hội khử carbon và đối phó được với tình trạng biến đổi khí hậu.

Ảnh: Getty Images
Ảnh: Getty Images

Trái phiếu GX từng được các công ty phát hành để cấp vốn đầu tư vào các hoạt động chưa đạt tiêu chuẩn "xanh" nhưng hướng tới mục tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon trong dài hạn. Quốc gia này hy vọng rằng, thông qua việc phát hành Trái phiếu GX, chính phủ có thể bảo đảm nguồn tài trợ cho các công nghệ mới nổi giúp cắt giảm khí thải trong dài hạn, chẳng hạn như pin và chip tiên tiến.

Khoảng 800 tỷ yen trái phiếu kỳ hạn 10 năm được bán đấu giá hôm 14.2, và số lượng trái phiếu 5 năm tương tự sẽ được bán đấu giá vào ngày 27.2 tới. Và đó mới chỉ là sự khởi đầu, Nhật Bản có kế hoạch phát hành tổng cộng 20.000 tỷ yen (133 tỷ USD) trái phiếu GX trong thập kỷ tới.

Trước đợt bán đầu tiên, Chủ tịch Hiệp hội Đại lý Chứng khoán Nhật Bản Toshio Morita nhấn mạnh rằng, Nhật Bản vốn thiếu tài nguyên thiên nhiên và do đó dễ bị tổn thương trước những cú sốc năng lượng, nhưng bù lại sở hữu “sức mạnh công nghệ”. Theo đó, kế hoạch chuyển đổi xanh, nhằm mục đích chuyển nền tảng của xã hội và công nghiệp từ tập trung vào nhiên liệu hóa thạch sang dựa vào năng lượng sạch, là một sáng kiến cốt lõi nhằm chuyển đổi các chính sách công nghiệp và năng lượng, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia.

Bước đi tiên phong

Đây là quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới cung cấp trái phiếu chính phủ để tài trợ cho các cải cách nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Những chứng khoán nợ do chính phủ phát hành này đang được bán cho các nhà đầu tư tư nhân. Các nhà đầu tư được quyền thanh toán lãi định kỳ và toàn bộ giá trị danh nghĩa của trái phiếu trong vài năm. 

Bằng cách này, chính phủ có thể chuyển tiền tư nhân vào các mục tiêu về khí hậu mà không vi phạm ngân sách. Một số quỹ được dành cho các dự án như máy phát điện gió chi phí thấp, công nghệ tái chế carbon và máy bay sử dụng nhiên liệu thay thế. Tuy nhiên, trọng tâm chính sẽ là phát triển các loại pin và vi mạch hiện đại, được thiết kế để giảm lượng khí thải trong thời gian dài.

Nhật Bản đang ủng hộ một quá trình chuyển đổi năng lượng thiết thực, vạch ra một đường lối từ các chiến lược đầy tham vọng, được đánh giá là một quá trình thay đổi quá nhanh chóng. Đồng thời hy vọng trái phiếu nói chung sẽ giúp thu hút đầu tư vào các sáng kiến giúp các nền kinh tế chuyển sang hướng khử carbon.

Giám đốc điều hành của Sáng kiến Trái phiếu Khí hậu (CBI) - một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại London, chuyên tư vấn về chính sách và cam kết về khí hậu, ông Sean Kidney đã ca ngợi sáng kiến này, và nhấn mạnh đây là một ví dụ về thực tiễn tốt nhất để các quốc gia khác học hỏi.

Tổ chức này nêu rõ cam kết của Nhật Bản dành hơn 55% số tiền thu được cho các sáng kiến nghiên cứu và phát triển nhằm hạn chế nhiệt độ tăng cao. Điều này bao gồm năng lượng tái tạo cũng như các công nghệ sử dụng hydro để sản xuất thép, gần như loại bỏ lượng khí thải carbon từ quy trình này. Ông cho biết thêm, các công ty cần thực hiện các kế hoạch chuyển đổi phù hợp với các mục tiêu giảm phát thải toàn cầu. Trái phiếu này cho thấy rõ ràng cách các chính phủ và các tổ chức khác có thể huy động vốn để đầu tư vào quá trình chuyển đổi đó, cũng như đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lĩnh vực tài chính chuyển đổi.

Ủng hộ nhưng vẫn thận trọng 

Trái phiếu là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch của Thủ tướng Fumio Kishida nhằm tài trợ cho sự chuyển đổi của ngành công nghiệp và xã hội Nhật Bản. Vào cuối thập kỷ này, Nhật Bản hy vọng sẽ cắt giảm lượng khí thải nhà kính xuống ít hơn một nửa so với năm 2013; đến năm 2050, nước này hy vọng sẽ đạt được mức phát thải bằng không. Và để đạt được những mục tiêu đã tuyên bố này, ước tính cần có khoảng 150.000 tỷ yên đầu tư công và tư nhân liên quan đến sự chuyển đổi xanh (GX) trong thập kỷ tới.

Phản ứng đối với trái phiếu khí hậu từ lĩnh vực tài chính nhìn chung là tích cực. Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-Ichi của Nhật Bản đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với trái phiếu vào ngày chúng được tung ra thị trường, và họ xác nhận rằng công ty đang đầu tư để “khuyến khích sự chuyển đổi của xã hội Nhật Bản sang cơ cấu kinh tế tăng trưởng phi carbon”.

Tuy nhiên, Công ty Quản lý tài sản Nikko Asset Management Co. vẫn bày tỏ sự thận trọng, vì họ cho rằng đây vẫn là một công cụ mới và nhiều chuyên gia vẫn đang phân tích về trái phiếu khí hậu. Và sự cảnh giác này không chỉ giới hạn ở một công ty, khi nhu cầu trái phiếu trong đợt bán hàng tuần trước thấp hơn một chút so với kỳ vọng, mặc dù trái phiếu khí hậu vẫn hoạt động tốt hơn so với chứng khoán nợ tiêu chuẩn do chính phủ Nhật Bản phát hành. Theo hãng tin Reuters, chiến lược gia về thu nhập cố định cấp cao tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities ông Keisuke Tsuruta cho rằng, những kỳ vọng trước cuộc đấu giá trái phiếu là quá cao.

Hơn nữa, Nhật Bản đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng các cam kết về nhiên liệu hóa thạch trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái và dân số giảm. Ngành điện hạt nhân của nước này đã bị tê liệt do thảm họa nhà máy điện Fukushima năm 2011 vẫn chưa thể phục hồi, vì vậy buộc nước này phải nhập khẩu hơn 90% nhu cầu năng lượng.

Nhà kinh tế chính sách của Cơ quan Tình báo thị trường toàn cầu của Fujitsu Ltd - ông Martin Schulz nhận định rằng, ngân sách của chính phủ hiện đã “quá căng”. Những trái phiếu này đã được lên kế hoạch từ lâu và được thiết kế để tài trợ cho việc phát triển năng lượng tái tạo và phát triển kết cấu hạ tầng, nhưng cũng giữ khoản tài trợ đó nằm ngoài bảng cân đối kế toán của Chính phủ. Bản thân kế hoạch này không hoàn toàn mới vì trái phiếu khí hậu có nhiều điểm chung với trái phiếu xây dựng hạ tầng kỹ thuật được Chính phủ sử dụng trước đây.

Ông cũng cho biết thêm, nhiều người thắc mắc liệu các dự án xanh được liệt kê có thực sự đáp ứng các tiêu chuẩn được quốc tế phê duyệt hay không. Phần khó khăn là xác định chính xác những khoản tiền này sẽ được sử dụng vào mục đích gì và liệu chúng thực sự là “xanh” hay “có thể tái tạo”. Vì vậy, hiện tại trái phiếu này dường như vẫn “mơ hồ” và dẫn đến những nghi ngờ về việc “tẩy xanh”. Điều đáng lo ngại là một số hoạt động chuyển đổi đã được phê duyệt đủ điều kiện hỗ trợ, chẳng hạn như xe hybrid và phát triển nhiên liệu hydro, sẽ nghiêng nhiều hơn sang ngành công nghiệp hỗ trợ.

Trái phiếu GX của Nhật Bản đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư và các chính phủ khác như một công cụ tài chính hiệu quả, có thể giúp huy động nguồn đầu tư rất cần thiết cho quá trình khử carbon. Tuy nhiên, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về việc xanh hóa trong quá trình sử dụng số tiền thu được. Người đứng đầu DNV Business Assurance, một cơ quan đánh giá bộ tiêu chuẩn ESG có trụ sở tại Na Uy ông Masato Kanedome cho rằng, Nhật Bản phải giám sát và báo cáo cụ thể về tiến độ của các hoạt động sử dụng số tiền thu được cũng như kế hoạch hành động quốc gia tổng thể nhằm đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050, để trái phiếu nhận được sự chấp thuận của đông đảo các thực thể đầu tư.

Thế giới 24h

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn
Thế giới 24h

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn

Vị thế “hầm trú ẩn an toàn” của đồng đô la Mỹ (USD) đã bị lung lay và vai trò là đồng tiền dự trữ toàn cầu đang ngày càng trở nên không chắc chắn. Nếu các nhà đầu tư tiếp tục bán tài sản của Mỹ, một số phận nghiệt ngã đang chờ đợi nền kinh tế thế giới.

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?
Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?

Brussels đang nhanh chóng hoàn thiện các quy định mới, cho phép Liên minh châu Âu (EU) dễ dàng hơn trong việc đình chỉ chế độ miễn thị thực đối với công dân của 61 quốc gia hiện đang được hưởng quyền này. Giới quan sát nhận định, động thái này không chỉ phản ánh sự cứng rắn hơn trong vấn đề di cư bất hợp pháp mà còn cho thấy EU đã sẵn sàng sử dụng chính sách thị thực như một đòn bẩy chính trị mạnh mẽ hơn.

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.