Thủ tướng Nhật Bản Kishida tuyên bố từ chức, mở đường cho nhà lãnh đạo mới

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết sẽ từ chức vào tháng tới, sau các vụ bê bối liên quan đến quỹ chính trị của đảng cầm quyền và chi phí sinh hoạt tăng cao.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida tuyên bố từ chức, mở đường cho nhà lãnh đạo mới -0
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: Reuters

Quyết định bất ngờ

"Chính trị không thể hoạt động nếu không có lòng tin của công chúng. Tôi đã đưa ra quyết định quan trọng này khi nghĩ đến người dân, với mong muốn thúc đẩy cải cách chính trị", ông phát biểu trong cuộc họp báo công bố quyết định không tái tranh cử chức Chủ tịch Đảng Dân chủ tự do (LDP). Theo quy định của Nhật Bản, người giữ chức Chủ tịch đảng cầm quyền sẽ giữ ghế Thủ tướng.

Kể từ khi Thủ tướng Kishida nhậm chức vào năm 2011, xếp hạng tín nhiệm của ông bắt đầu suy giảm sau khi mối quan hệ giữa đảng cầm quyền LDP với Giáo hội Thống nhất bị tiết lộ. Tình hình càng trở nên bi quan sau khi giới truyền thông phanh phui một quỹ đen được cho là của LDP gồm các khoản đóng góp chính trị không được ghi chép trong các sự kiện gây quỹ của đảng này.

Ông cũng phải đối mặt với sự bất bình của công chúng vì tiền lương không theo kịp chi phí sinh hoạt tăng cao mặc dù Nhật Bản cuối cùng đã thoát khỏi áp lực giảm phát kéo dài nhiều năm.

"Một thủ tướng đương nhiệm không thể tham gia tranh cử chủ tịch đảng cầm quyền khi không chắc chắn sẽ giành chiến thắng. Giống như nhà vô địch sumo yokozunas vậy. Ứng cử viên không chỉ giành chiến thắng, mà còn phải giành chiến thắng một cách thuyết phục", giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Sophia, Koichi Nakano giải thích về quyết định bất ngờ của ông Kishida.

Dấu ấn kinh tế và quốc phòng

Trong nhiệm kỳ kéo dài 3 năm của mình, Thủ tướng Kishida đã quay lưng với chính sách kinh tế trước đó dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe khi từ bỏ mô hình phát triển nền kinh tế dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp. Thay vào đó, ông ủng hộ các chính sách nhằm tăng thu nhập hộ gia đình, bao gồm tăng lương và thúc đẩy quyền sở hữu cổ phần.

Ông đã đưa Nhật Bản thoát khỏi đại dịch Covid-19 bằng các gói kích thích kinh tế khổng lồ và cũng bổ nhiệm học giả Kazuo Ueda làm người đứng đầu Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) để đưa Nhật Bản thoát khỏi các biện pháp kích thích tiền tệ cấp tiến của người tiền nhiệm.

Vào tháng 7, BOJ bất ngờ tăng lãi suất khi lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, quyết định này được cho là góp phần gây bất ổn cho thị trường chứng khoán và đẩy đồng yên tăng mạnh.

Theo Shoki Omori, chiến lược gia trưởng phụ trách thị trường Nhật Bản tại Mizuho Securities ở Tokyo, sự ra đi của Thủ tướng Kishida có thể dẫn đến các điều kiện tài chính và tiền tệ thắt chặt hơn tùy thuộc vào nhân vật mới lên nắm quyền. "Các tài sản rủi ro, đặc biệt là cổ phiếu, có khả năng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất", ông nói.

Nhiệm kỳ thủ tướng của ông Kishida cũng được đánh dấu bằng môi trường an ninh thay đổi nhanh chóng, thúc đẩy Nhật Bản xem xét lại chính sách hòa bình truyền thống của mình.

Ông đã thúc đẩy kế hoạch tăng cường quân sự lớn nhất của Nhật Bản kể từ Thế chiến thứ hai với cam kết tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng nhằm đối phó với những nguy cơ an ninh trong khu vực.

Với sự ủng hộ và khuyến khích của Washington, Thủ tướng Kishida cũng đã hàn gắn mối quan hệ căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, cho phép hai nước và đồng minh chung của họ là Hoa Kỳ, theo đuổi hợp tác an ninh sâu sắc hơn.

"Cá nhân tôi muốn ông ấy tiếp tục làm thủ tướng thêm một thời gian. Có lẽ Thủ tướng đang cảm thấp áp lực trước tỷ lệ ủng hộ sụt giảm và với sức ép từ nhiều phía, tôi đoán ông ấy không còn lựa chọn nào khác ngoài việc từ chức", Naoya Okamoto, một nhân viên văn phòng 22 tuổi ở Tokyo cho biết.

Những gương mặt tiềm năng

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba đã nộp đơn ứng cử chức Chủ tịch đảng LDP, nói rằng ông muốn "hoàn thành nhiệm vụ" nếu nhận được đủ sự ủng hộ, theo đài truyền hình NHK.

Những gương mặt tiềm năng khác bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao Yoko Kamikawa, Bộ trưởng Kỹ thuật số Taro Kono và cựu Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi.

Các chuyên gia cho rằng LDP sẽ phải chọn một gương mặt mới và hoàn toàn không dính líu đến vụ bê bối quỹ đen đã khiến uy tín của đảng lao dốc thời gian gần đây. Chỉ như vậy, LDP mới có thể hy vọng giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, dự kiến ​​diễn ra chậm nhất là vào quý 3 năm 2025.

Nhà phân tích chính trị Atsuo Ito cho biết: "Nếu LDP chọn nhà lãnh đạo tiếp theo theo cách bỏ qua những lời chỉ trích của công chúng về vụ bê bối tài trợ chính trị, đảng này có thể phải chịu thất bại nặng nề". "LDP phải chọn một người trẻ không có quan hệ gì với chính quyền hiện tại và do đó có thể thành lập một đảng LDP mới", ông nói thêm.

Bất kỳ ai kế nhiệm ông Kishida làm lãnh đạo đảng LDP đều phải khôi phục lại niềm tin của công chúng vào uy tín của đảng, giải quyết tình trạng chi phí sinh hoạt tăng cao, căng thẳng địa chính trị leo thang với Trung Quốc và khả năng Donald Trump trở lại làm Tổng thống Hoa Kỳ vào năm tới.

Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại". 

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF
Quốc tế

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF

Hàng trăm nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đã có mặt ở Washington để tham dự cuộc họp mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ ngày 22 - 27.4, nhưng tâm trạng của họ đã rất khác so với khi họ đến diễn đàn này vào mùa Thu năm ngoái. Các chương trình nghị sự đa phương trước đây về phối hợp chính sách công nghiệp, biến đổi khí hậu, đầu tư nước ngoài, hỗ trợ dự án hay xóa nợ với các nước nghèo hơn dường như sẽ nhường chỗ cho một mối quan tâm lớn nhất đang bao trùm cả thế giới: thuế quan.

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Thế giới 24h

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Trung Quốc vừa tuyên bố áp hạn chế xuất khẩu thêm lên 7 loại nguyên tố đất hiếm và nam châm quan trọng… Các chuyên gia nhận định, các biện pháp hạn chế mới có nguy cơ dẫn tới cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng diện rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như ô tô, hàng không vũ trụ, bán dẫn và quốc phòng.

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?
Thế giới 24h

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?

Nhà Trắng đã bắt đầu quá trình tìm kiếm một vị chủ nhân mới tại Lầu Năm Góc để thay thế ông Pete Hegseth, theo một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên. Điều này xảy ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth một lần nữa vướng vào những tranh cãi về việc chia sẻ thông tin chi tiết về hoạt động quân sự trong một cuộc trò chuyện nhóm.

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn
Thế giới 24h

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn

Vị thế “hầm trú ẩn an toàn” của đồng đô la Mỹ (USD) đã bị lung lay và vai trò là đồng tiền dự trữ toàn cầu đang ngày càng trở nên không chắc chắn. Nếu các nhà đầu tư tiếp tục bán tài sản của Mỹ, một số phận nghiệt ngã đang chờ đợi nền kinh tế thế giới.