Thị thực chung ASEAN: Ý tưởng táo bạo hay tham vọng?

Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã đề xuất một chương trình miễn thị thực với một số đối tác ASEAN, giống như mô hình Khu vực đi lại tự do Schengen của Liên minh châu Âu (EU) với kỳ vọng chương trình này sẽ giúp đưa ngành du lịch nội khối trở lại thời kỳ đỉnh cao trước đại dịch. Các chuyên gia đánh giá cao ý tưởng táo bạo này, nhưng cho rằng, với những điều kiện hiện nay, ý tưởng này quá tham vọng để trở thành hiện thực.

Thị thực chung ASEAN: Ý tưởng táo bạo hay tham vọng? -0
Ảnh: Gulf News

Thiết lập thị thực chung để thúc đẩy du lịch

Kế hoạch của Thủ tướng Srettha hình dung một khu vực thị thực duy nhất hoặc chung cho các quốc gia ASEAN lục địa là Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nếu kế hoạch theo mô hình EU, du khách lưu trú ngắn hạn sẽ có thể đến sáu quốc gia trong tối đa 90 ngày chỉ với một đơn đăng ký.

Sáng kiến ​​này nhằm thúc đẩy lượng khách du lịch, vốn bị suy giảm rất nhiều so với thời kỳ trước đại dịch Covid-19. Vào năm 2023, lượng khách du lịch đến các nước ASEAN chỉ đạt khoảng 70% so với mức trước Covid-19, trong đó Thái Lan dẫn đầu với hơn 28 triệu lượt, vẫn còn kém xa so với mức đỉnh điểm của nước này năm 2019 là gần 40 triệu lượt. Trong khi đó, lượng khách đến Malaysia là 20 triệu, Campuchia 5,5 triệu, Lào 3,4 triệu, Myanmar 1,2 triệu và Việt Nam hơn 12 triệu.

Trọng tâm chính của kế hoạch là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chi tiêu của khách du lịch. Khoản thu nhập này chỉ đạt tổng cộng gần 250 tỷ USD vào năm 2022, thấp hơn nhiều so với mức hơn 350 tỷ USD vào năm 2019.

Kế hoạch này nhằm tận dụng các điểm nóng du lịch hiện có trong khi kết nối các điểm đến ngày càng phổ biến như Campuchia, Lào và Việt Nam. Đây là một phần trong mục tiêu của chính quyền Thủ tướng Srettha nhằm tận dụng vị trí của Thái Lan như một “trung tâm” ở Đông Nam Á lục địa thông qua kết nối giao thông hàng không.

Chính phủ Thái Lan đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là thúc đẩy du lịch lên 80 triệu du khách vào năm 2027. Đây cũng được đánh giá là một con số bất khả thi vì các sân bay của Thái Lan đã quá tải với 40 triệu lượt khách đến trong khi quá trình mở rộng Sân bay Suvarnabhumi của Bangkok vẫn đang chậm trễ.

Những khó khăn thực tế

Mặc dù chương trình thị thực chung là một ý tưởng thú vị về nguyên tắc, nhưng vẫn có một số thách thức tiềm ẩn. Các quốc gia ASEAN có ba mối quan tâm chính liên quan đến du lịch và nhập cư nói chung — lưu trú quá hạn thị thực, lao động bất hợp pháp và an ninh.

Các điểm đến du lịch lớn như Thái Lan và Malaysia có kinh nghiệm đáng kể trong việc giải quyết tình trạng khách du lịch quá hạn thị thực và chạy thị thực đến các nước láng giềng để liên tục gia hạn thời gian lưu trú. Khách du lịch tham gia lao động hoặc điều hành doanh nghiệp mà không có thị thực phù hợp cũng là một vấn đề thường xuyên xảy ra, từ hoạt động dạy kèm tiếng Anh đến việc gia tăng du khách nước ngoài là các nhà điều hành doanh nghiệp.

Quan trọng hơn, thách thức lớn nhất của ý tưởng này là làm sao giải quyết các mối quan ngại về an ninh quốc gia xuất phát từ mối nguy cơ khủng bố, buôn lậu quốc tế và trở thành nơi ẩn náu cho tội phạm nước ngoài. Những thách thức an ninh tiềm ẩn này phải được cân nhắc với các lợi ích kinh tế.

Thiết lập một khu vực thị thực chung sẽ đòi hỏi sáu quốc gia ASEAN phải xây dựng các quy tắc nhập cảnh chung cho công dân của quốc gia thứ ba, điều phối hoạt động nhập cảnh cho các quốc gia thứ ba và phải chia sẻ một lượng lớn dữ liệu để kiểm tra lý lịch và an ninh của các đối tượng nhập cảnh. Yêu cầu về chia sẻ dữ liệu có lẽ là điều khó khăn nhất và có thể dẫn đến những điểm bế tắc vì các quốc gia thành viên có các giao thức cấp thị thực khác nhau cho công dân của các quốc gia có mối quan tâm an ninh khác nhau.

Một rào cản khác sẽ là tìm một ngôn ngữ chung - có thể là tiếng Anh - cho sáu quốc gia có ngôn ngữ rất khác nhau để xử lý giấy tờ. Nguy cơ tiềm ẩn là vấn đề bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư và năng lực hành chính.

Cuối cùng, rào cản lớn nhất sẽ là chính ASEAN. Sự phát triển không đồng đều giữa các nền kinh tế ASEAN có thể khiến quá trình thực hiện gặp khó khăn. Để chương trình này có thể hoạt động lâu dài, nó đòi hỏi sự tham gia sâu sắc và bền bỉ của các nước thành viên. Khi các quy tắc cuối cùng được thống nhất, chúng phải được áp dụng một cách nghiêm ngặt để bảo đảm các giao thức an ninh, tránh những lỗ hổng do nguy cơ tham nhũng.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù ý tưởng về một thị thực chung cho ASEAN có thể khó khả thi về thực tế, nhưng mô hình của nó lại có phạm vi ứng dụng rộng rãi. Ý tưởng về thị thực chung có thể làm cơ sở để thúc đẩy các sáng kiến khác theo phương thức ASEAN-X. Sáng kiến này cho phép một số quốc gia thành viên ASEAN có trình độ phát triển kinh tế cao hơn, hội nhập sâu rộng hơn, có thể đi trước trong tiến trình xây dựng Cộng đồng, phát triển kinh tế, thương mại và các nước khác tham gia sau.

Thế giới 24h

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump
Thế giới 24h

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump

Ngày 30.4 sẽ đánh dấu 100 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Những con số thống kê cho thấy, đây là 100 ngày cầm quyền khác biệt nhất trong lịch sử nước Mỹ, ngay cả khi so sánh với nhiệm kỳ đầu tiên của ông cách đây 8 năm. Ông Donald Trump dẫn đầu về số lượng các sắc lệnh hành pháp đã ban hành nhưng lại chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về tỷ lệ ủng hộ.

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm
Thế giới 24h

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của hãng Thông tấn xã Mỹ Latin Prensa Latina, được Prensa Latina trích dẫn và đăng lại trong loạt bài nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới
Thế giới 24h

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra dự kiến sẽ xem xét kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế mới ở phía Bắc và Đông Bắc, trong nỗ lực thúc đẩy kinh tế tại các khu vực nằm cách xa Hành lang kinh tế phía Đông (EEC), vốn đã được đầu tư mạnh mẽ trong mấy năm trở lại đây.

Nguồn: Shutterstock
Thế giới 24h

Bảo vệ người lao động trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số và ứng dụng AI, bảo vệ người lao động không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là thước đo của sự tiến bộ xã hội; các chính sách bảo vệ người lao động đang được mở rộng để đáp ứng những thay đổi sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu, từ bảo đảm mức lương đủ sống, môi trường làm việc an toàn, đến quyền lợi về bảo hiểm… Bảo vệ quyền lợi của người lao động là yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội công bằng, bền vững và nhân văn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

Canada hướng tới giấc mơ châu Á
Thế giới 24h

Canada hướng tới giấc mơ châu Á

Ngày 28.4 giờ địa phương (ngày 29.4 giờ Việt Nam), cử tri Canada sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị viện khóa mới. Trong bối cảnh các chính sách của nước láng giềng Hoa Kỳ đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của cử tri, Canada phải khẩn trương xác định lại ưu tiên đối ngoại và thương mại quốc tế của mình. 

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.