Quốc hội Tây Ban Nha cho phép sử dụng tiếng Basque, Catalan, Galicia

Trong một động thái lịch sử, lần đầu tiên, các nhà lập pháp Tây Ban Nha được phép phát biểu trước Quốc hội bằng các ngôn ngữ Basque, Catalan và Galicia, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc công nhận sự đa dạng văn hóa phong phú ở xứ sở bò tót.

Quốc hội Tây Ban Nha cho phép sử dụng tiếng Basque, Catalan, Galicia -0
Source: aa.com.tr

Theo Reuters và AFP, sau một cuộc bỏ phiếu, các quy định cho phép sử dụng các ngôn ngữ trên đã được bật đèn xanh, với 176 phiếu thuận, 169 phiếu chống và 2 phiếu trắng. Quyết định này đánh dấu sự thay đổi đáng kể so với quá khứ khi tiếng Catalan, tiếng Basque và tiếng Galicia phần lớn bị cấm ở Hạ viện, mặc dù chúng được sử dụng hạn chế ở Thượng viện.

Ngoài những tác động trong nước, Tây Ban Nha còn kêu gọi công nhận tiếng Catalan, tiếng Basque và tiếng Galicia là ngôn ngữ chính thức trong các tổ chức của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, lời kêu gọi này gặp phải sự phản đối từ một số quốc gia thành viên, những người cho rằng nó có thể tạo ra một tiền lệ không có ích và dẫn đến việc công nhận các ngôn ngữ thiểu số khác. Câu hỏi về sự công nhận ngôn ngữ trong EU đã được các nhà ngoại giao hàng đầu trong khối tranh luận, làm nổi bật tính phức tạp xung quanh vấn đề này. Hiện tại, có 24 ngôn ngữ chính thức của EU, cùng với 60 ngôn ngữ khu vực và thiểu số ở các quốc gia thành viên. Bất kỳ việc đưa vào các ngôn ngữ chính thức mới đều cần có sự đồng thuận nhất trí của tất cả 27 quốc gia thành viên.

Các ngôn ngữ Basque, Catalan và Galicia giữ vị trí đặc biệt trong bức tranh văn hóa của Tây Ban Nha. Khoảng 9 triệu người ở phía Đông Bắc Tây Ban Nha và quần đảo Balearic nói tiếng Catalan, với một lượng nhỏ dân số ở Pháp cũng sử dụng ngôn ngữ này. Tiếng Galicia được khoảng 2 triệu người sử dụng ở Tây Bắc Tây Ban Nha, trong khi tiếng Basque được khoảng 3/4 triệu người sử dụng ở phía Bắc xứ Basque và vùng Navarra.

Thế giới 24h

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi
Quốc tế

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi

Nhằm định hình lại lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, Chính phủ Australia mới đây đã trình dự thảo Luật Chăm sóc người cao tuổi năm 2024. Nếu được thông qua, nó sẽ thay thế luật hiện hành và thúc đẩy các cải cách toàn diện về cách cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trên toàn quốc.

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?
Quốc tế

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump và của đảng Dân chủ Kamala Harris đã có màn so găng đầu tiên trên sân khấu ngày 10.9 (sáng 11.9 theo giờ Việt Nam). Trái ngược với những gì diễn ra hồi tháng 6, ứng cử viên mới của đảng Dân chủ dường như đã cho thấy khả năng làm chủ tình hình và đẩy đối phương vào những tình huống bất lợi. Sau đây là những vấn đề chính trong cuộc tranh luận:

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu
Thế giới 24h

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu

Quốc hội Trung Quốc đã đánh giá kế hoạch chính thức về việc tăng độ tuổi nghỉ hưu, đánh dấu bước đi quan trọng nhằm giảm bớt áp lực kinh tế xuất phát từ tình trạng lực lượng lao động đang giảm sút. 

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp
Quốc tế

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp

Cơ quan Thị trường năng lượng Singapore (EMA) có thể sẽ thực hiện phân bổ điện như một "biện pháp cuối cùng" trong thời kỳ khủng hoảng, ưu tiên cho các dịch vụ quan trọng. Quyết định về việc phân bổ điện được đưa ra sau khi Dự luật hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Singapore được thông qua vào hôm 9.9.

Bạn bè quốc tế khâm phục trước “tình người trong bão” của người dân Việt Nam
Thế giới 24h

Bạn bè quốc tế khâm phục trước “tình người trong bão” của người dân Việt Nam

Những ngày qua, các câu chuyện cảm động về sự giúp đỡ giữa người với người trong cơn bão Yagi đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, khiến không chỉ người dân Việt Nam cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương mà bạn bè quốc tế cũng bày tỏ sự cảm phục và xúc động trước tình người và sự đoàn kết của người dân Việt Nam. 

Nữ ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi "tái sinh" đảng và ưu tiên kinh tế
Quốc tế

Nữ ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi "tái sinh" đảng và ưu tiên kinh tế

Ngày 9.9, Bộ trưởng An ninh kinh tế Nhật Bản Sanae Takaichi đã trở thành ứng cử viên nữ đầu tiên và là ứng cử viên thứ bảy tham gia cuộc đua vào vị trí Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, chỉ ba ngày trước khi chiến dịch vận động chính thức bắt đầu vào 12.9. Bà công bố quyết định tranh cử với ưu tiên về tăng trưởng kinh tế và kêu gọi tái sinh đảng cầm quyền.

Australia thông qua luật yêu cầu phải báo cáo bắt buộc về khí hậu vào năm 2025
Quốc tế

Australia thông qua luật yêu cầu phải báo cáo bắt buộc về khí hậu vào năm 2025

Hạ viện Australia vừa đạt được bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với việc thông qua dự luật sửa đổi Luật Ngân khố ngày 9.9. Văn bản pháp lý này yêu cầu các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ phải báo cáo các thông tin liên quan đến các rủi ro, cơ hội về khí hậu và lượng khí thải nhà kính trên toàn bộ chuỗi giá trị của mình, bắt đầu từ năm 2025.

Nước Pháp đứng trước tháng ngày bất ổn
Thế giới 24h

Nước Pháp đứng trước tháng ngày bất ổn

Chỉ hai ngày sau khi được bổ nhiệm làm thủ tướng mới của nước Pháp, cựu ủy viên châu Âu, chính trị gia cánh hữu Michel Barnier phải đối mặt với cuộc biểu tình rầm rộ đầu tiên nhằm phản đối ông trở thành Thủ tướng và việc Tổng thống phớt lờ kết quả cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 7, vốn đưa đến chiến thắng cho liên minh cánh tả Mặt trận bình dân mới (NFP).

Tại sao BRICS sẽ mở rộng cửa cho Thổ Nhĩ Kỳ?
Thế giới 24h

Tại sao BRICS sẽ mở rộng cửa cho Thổ Nhĩ Kỳ?

Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) có thể đánh giá tích cực về tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ vì quy mô kinh tế và vị trí địa chiến lược của quốc gia này, tờ Sputnik của Nga bình luận việc Thổ Nhĩ Kỳ chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.

Pakistan ban bố tình trạng khẩn cấp về giáo dục
Thế giới 24h

Pakistan ban bố tình trạng khẩn cấp về giáo dục

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif mới đây đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về giáo dục tại nước này. Động thái này được đưa ra đúng vào Ngày Xóa mù chữ Quốc tế, nhằm huy động sự quan tâm, đầu tư của xã hội để 26 triệu trẻ em thất học ở Pakistan được tới trường.

Trung Quốc tăng cường hỗ trợ chính sách cho việc đổi hàng để thúc đẩy tiêu dùng
Thế giới 24h

Trung Quốc tăng cường hỗ trợ chính sách cho việc đổi hàng để thúc đẩy tiêu dùng

Các địa phương của Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng bằng hỗ trợ chính sách tăng cường, bao gồm hỗ trợ tài chính trực tiếp cho việc đổi hàng tiêu dùng và nâng cấp thiết bị tại các công ty, phù hợp với chiến dịch toàn quốc nhằm thúc đẩy nhu cầu trong nước trong bối cảnh kinh tế phục hồi.