Pháp sẽ cấm sử dụng điện thoại thông minh trong nhà trường kể từ năm học mới

Tại Hội nghị giáo dục chuẩn bị cho năm học mới, Bộ trưởng Giáo dục quốc gia Pháp, bà Nicole Belloubet cho biết sẽ tiến hành thử nghiệm quy định cấm sử dụng điện thoại di động thông minh trong hơn 200 trường tiểu học và trung học cơ sở, trước khi tiến tới lệnh cấm hoàn toàn trong các trường học vào tháng 1.2025.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc trẻ em tiếp xúc quá nhiều với màn hình đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Các thiết bị điện tử gây ra những tác động tiêu cực trực tiếp và gián tiếp đối với giấc ngủ, là nguyên nhân của tình trạng ít vận động, thiếu hoạt động thể chất và nguy cơ thừa cân, thậm chí béo phì… cũng như gây hại đối với thị giác. Việc sử dụng điện thoại và các công nghệ kỹ thuật số khác “quá mức” không chỉ có hại cho trẻ em mà còn cho “xã hội và nền văn minh”.

Các chuyên gia khuyến nghị việc trẻ em sử dụng điện thoại di động nên được kiểm soát theo từng giai đoạn: không sử dụng điện thoại di động trước độ tuổi ít nhất là 11, điện thoại di động không có kết nối internet từ 11 đến 13 tuổi, điện thoại có kết nối internet nhưng không được truy cập mạng xã hội trước 15 tuổi. Thêm vào đó, trẻ em dưới 3 tuổi không nên tiếp xúc với các thiết bị kỹ thuật số, vì chúng “không cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của trẻ”.

Pháp sẽ cấm sử dụng điện thoại thông minh trong nhà trường kể từ năm học mới -0
Ảnh: Internet

Vì vậy, bắt đầu từ năm học tới, Pháp sẽ ban hành quy định cấm sử dụng điện thoại di động thông minh trong phạm vi trường học. Cụ thể, khi học sinh tới trường sẽ phải để điện thoại di động thông minh của mình trong tủ cá nhân có khóa trước khi vào lớp. Trước đây học sinh vẫn có thể mang theo điện thoại di động bên mình, nhưng không được phép sử dụng trong lớp học. Thực tế, một số trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục công lập Pháp đã áp dụng biện pháp này từ vài năm qua.

Tại Bỉ, học sinh cũng sẽ bị cấm sử dụng điện thoại kể từ năm học mới này. Quy định này được áp dụng tại 373 cơ sở giáo dục với khoảng 132.600 học sinh ở vùng Wallonie-Bruxelles, cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp. Bộ trưởng Giáo dục và Giảng dạy thúc đẩy xã hội của Liên đoàn Wallonie-Bruxelles, việc cấm sử dụng điện thoại trong phạm vi trường học sẽ giúp các học sinh trò chuyện và tương tác với nhau nhiều hơn, thay vì ngồi bấm điện thoại, từ đó cũng tránh được mọi tình huống quấy rối trên không gian mạng.

Việc cấm điện thoại trong trường học từ lâu đã được tranh luận trên khắp châu Âu. Ở những quốc gia có lệnh cấm, lệnh cấm này thường chỉ giới hạn ở việc sử dụng điện thoại và không yêu cầu trẻ em phải giao điện thoại. Ở Đức không có hạn chế chính thức nào nhưng hầu hết các trường học đều cấm sử dụng điện thoại di động và thiết bị kỹ thuật số trong lớp học ngoại trừ mục đích giáo dục. Lệnh cấm tương tự như vậy cũng đã được Hà Lan áp dụng tại các lớp học trung học kể từ đầu năm nay, nhưng chỉ mang tính khuyến nghị chứ không phải nghĩa vụ pháp lý. Từ năm học này, chỉ thị cũng sẽ áp dụng cho các trường tiểu học.

Trong khi đó, Italy đã ban hành lệnh cấm điện thoại sớm, áp dụng lệnh này vào năm 2007 trước khi nới lỏng vào năm 2017 và áp dụng lại vào năm 2022. Lệnh này áp dụng cho mọi nhóm tuổi. Vào tháng 2 năm nay, Chính phủ Anh đã ban hành hướng dẫn cho các trường học “về việc cấm sử dụng điện thoại di động trong suốt ngày học” nhưng chính sách sử dụng điện thoại là do từng hiệu trưởng và lãnh đạo quyết định. Chính phủ Bồ Đào Nha đang thử nghiệm một giải pháp thỏa hiệp bằng cách áp dụng một số ngày không sử dụng điện thoại tại trường học mỗi tháng.

Có thể nói, với những nỗ lực như vậy, Chính phủ các quốc gia châu Âu một lần nữa muốn khẳng định: trường học phải trở thành một nơi được ưu tiên cho các hoạt động tương tác xã hội, học tập và rèn luyện, mà tại đó học sinh không bị phân tâm bởi những thông báo trên thiết bị công nghệ di động. 

Thế giới 24h

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi
Quốc tế

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi

Nhằm định hình lại lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, Chính phủ Australia mới đây đã trình dự thảo Luật Chăm sóc người cao tuổi năm 2024. Nếu được thông qua, nó sẽ thay thế luật hiện hành và thúc đẩy các cải cách toàn diện về cách cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trên toàn quốc.

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?
Quốc tế

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump và của đảng Dân chủ Kamala Harris đã có màn so găng đầu tiên trên sân khấu ngày 10.9 (sáng 11.9 theo giờ Việt Nam). Trái ngược với những gì diễn ra hồi tháng 6, ứng cử viên mới của đảng Dân chủ dường như đã cho thấy khả năng làm chủ tình hình và đẩy đối phương vào những tình huống bất lợi. Sau đây là những vấn đề chính trong cuộc tranh luận:

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu
Thế giới 24h

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu

Quốc hội Trung Quốc đã đánh giá kế hoạch chính thức về việc tăng độ tuổi nghỉ hưu, đánh dấu bước đi quan trọng nhằm giảm bớt áp lực kinh tế xuất phát từ tình trạng lực lượng lao động đang giảm sút. 

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp
Quốc tế

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp

Cơ quan Thị trường năng lượng Singapore (EMA) có thể sẽ thực hiện phân bổ điện như một "biện pháp cuối cùng" trong thời kỳ khủng hoảng, ưu tiên cho các dịch vụ quan trọng. Quyết định về việc phân bổ điện được đưa ra sau khi Dự luật hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Singapore được thông qua vào hôm 9.9.

Bạn bè quốc tế khâm phục trước “tình người trong bão” của người dân Việt Nam
Thế giới 24h

Bạn bè quốc tế khâm phục trước “tình người trong bão” của người dân Việt Nam

Những ngày qua, các câu chuyện cảm động về sự giúp đỡ giữa người với người trong cơn bão Yagi đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, khiến không chỉ người dân Việt Nam cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương mà bạn bè quốc tế cũng bày tỏ sự cảm phục và xúc động trước tình người và sự đoàn kết của người dân Việt Nam. 

Nữ ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi "tái sinh" đảng và ưu tiên kinh tế
Quốc tế

Nữ ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi "tái sinh" đảng và ưu tiên kinh tế

Ngày 9.9, Bộ trưởng An ninh kinh tế Nhật Bản Sanae Takaichi đã trở thành ứng cử viên nữ đầu tiên và là ứng cử viên thứ bảy tham gia cuộc đua vào vị trí Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, chỉ ba ngày trước khi chiến dịch vận động chính thức bắt đầu vào 12.9. Bà công bố quyết định tranh cử với ưu tiên về tăng trưởng kinh tế và kêu gọi tái sinh đảng cầm quyền.

Australia thông qua luật yêu cầu phải báo cáo bắt buộc về khí hậu vào năm 2025
Quốc tế

Australia thông qua luật yêu cầu phải báo cáo bắt buộc về khí hậu vào năm 2025

Hạ viện Australia vừa đạt được bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với việc thông qua dự luật sửa đổi Luật Ngân khố ngày 9.9. Văn bản pháp lý này yêu cầu các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ phải báo cáo các thông tin liên quan đến các rủi ro, cơ hội về khí hậu và lượng khí thải nhà kính trên toàn bộ chuỗi giá trị của mình, bắt đầu từ năm 2025.

Nước Pháp đứng trước tháng ngày bất ổn
Thế giới 24h

Nước Pháp đứng trước tháng ngày bất ổn

Chỉ hai ngày sau khi được bổ nhiệm làm thủ tướng mới của nước Pháp, cựu ủy viên châu Âu, chính trị gia cánh hữu Michel Barnier phải đối mặt với cuộc biểu tình rầm rộ đầu tiên nhằm phản đối ông trở thành Thủ tướng và việc Tổng thống phớt lờ kết quả cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 7, vốn đưa đến chiến thắng cho liên minh cánh tả Mặt trận bình dân mới (NFP).

Tại sao BRICS sẽ mở rộng cửa cho Thổ Nhĩ Kỳ?
Thế giới 24h

Tại sao BRICS sẽ mở rộng cửa cho Thổ Nhĩ Kỳ?

Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) có thể đánh giá tích cực về tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ vì quy mô kinh tế và vị trí địa chiến lược của quốc gia này, tờ Sputnik của Nga bình luận việc Thổ Nhĩ Kỳ chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.