Vấn đề giải cứu con tin của Israel

Nỗi đau thương chuyển thành cơn thịnh nộ

Israel đang chứng kiến các cuộc biểu tình và đình công quy mô chưa từng có sau cái chết của 6 con tin được phát hiện tại Dải Gaza. Sự kiện này cho thấy mức độ bất bình ngày càng sâu sắc của phần lớn công chúng Israel trước tiến trình đàm phán ngừng bắn và giải cứu con tin chậm chạp.

Cuộc biểu tình quy mô toàn quốc đầu tiên

Hàng trăm nghìn người biểu tình đã tràn xuống khắp các đường phố Israel trong những ngày qua để bày tỏ sự phẫn nộ trước sự chậm trễ trong tiến trình đàm phán hòa bình và giải cứu con tin của Chính phủ. Histadrut, tổ chức công đoàn lao động lớn nhất Israel, đã kêu gọi một cuộc đình công trên toàn quốc để "làm rung chuyển thượng tầng chính trị". Đây là cuộc biểu tình quy mô toàn quốc đầu tiên kể từ khi lực lượng Hamas tấn công Israel vào tháng 10 năm ngoái và bắt giữ một loạt con tin. Chính phủ đã yêu cầu chấm dứt cuộc đình công, nhưng nhiều bộ phận của nền kinh tế Israel đã bị tê liệt trong nhiều giờ, bao gồm sân bay, trường học và ngân hàng.

Nỗi đau thương của người dân Israel bùng nổ thành cơn giận dữ sau khi Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) phát hiện thi thể của 6 con tin người Israel từng bị Hamas bắt giữ. Các cuộc biểu tình đánh dấu tình trạng leo thang căng thẳng chưa từng có trong mối quan hệ giữa một bộ phận lớn công chúng Israel và chính phủ được bầu của họ. Trong ngày 2.9, Thủ tướng Netanyahu lần đầu tiên gửi lời xin lỗi tới các gia đình các nạn nhân, song vẫn không xoa dịu được làn sóng biểu tình trên đường phố.

Người biểu tình Israel yêu cầu Chính phủ chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn và giải cứu con tin. Ảnh: AP
Người biểu tình Israel yêu cầu Chính phủ chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn và giải cứu con tin. Ảnh: AP

Kể từ khi Chính phủ bảo thủ nhất trong lịch sử Israel được thành lập vào tháng 1.2023, nhiều cuộc biểu tình lớn nhỏ đã diễn ra. Trong suốt năm 2023, những người biểu tình đã xuống đường để phản đối đề xuất cải cách hệ thống tư pháp của Chính phủ, nhằm hạn chế quyền lực của Tòa án Tối cao Israel.

Và sau cuộc tấn công của Hamas vào miền Nam Israel ngày 7.10.2023, gia đình của các con tin đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình thường xuyên kêu gọi chính phủ làm mọi điều có thể, bao gồm cả việc nhượng bộ Hamas trong các cuộc đàm phán ngừng bắn, để đưa người thân của họ trở về nhà. Khoảng 250 người Israel, gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em, đã bị Hamas bắt làm con tin trong vụ tấn công. Hơn 100 con tin đã được giải thoát theo thỏa thuận trao đổi tù nhân với Hamas vào tháng 11 năm ngoái. Khoảng 100 người được cho là vẫn bị giam cầm, trong đó, khoảng 35 người được cho là đã chết.

Tiến trình đàm phán "giậm chân tại chỗ"

Với vai trò trung gian của Hoa Kỳ, Ai Cập và Qatar, đã có nhiều vòng đàm phán ngừng bắn được thúc đẩy kể nhưng đều không mang lại kết quả cụ thể nào.

Điểm mâu thuẫn lớn nhất hiện nay giữa hai bên nằm ở chỗ: Phong trào Hamas yêu cầu thỏa thuận ngừng bắn phải có điều khoản buộc lực lượng Israel rút hoàn toàn khỏi Gaza. Trong khi đó, Israel yêu cầu IDF vẫn triển khai tại Hành lang Philadelphi, vùng đệm giữa Ai Cập và Gaza, trong bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào.

Trong khi các nhà hòa giải hy vọng có thể sớm đạt được thỏa hiệp, hôm 2.9, Thủ tướng Netanyahu tỏ ra cứng rắn hơn trong lập trường an ninh của mình khi cáo buộc Hamas có được nguồn vũ khí thông qua Hành lang Philadelphi và lấy đó là lý do để tiếp tục yêu cầu sự hiện diện của quân đội Israel tại hành lang này.

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Qatar, Jordan và Ai Cập cùng đưa ra tuyên bố bác bỏ "cáo buộc vô căn cứ" của ông Netanyahu về Hành lang Philadelphi, đồng thời cảnh báo cách tiếp cận của Israel sẽ phá vỡ các nỗ lực hòa bình và làm gia tăng bạo lực trong khu vực. Ai Cập trước đó đã nhiều lần tuyên bố phản đối bất kỳ sự hiện diện của Israel tại Hành lang Philadelphi trên biên giới Gaza - Ai Cập và khu vực cửa khẩu Rafah phía Palestine.

 “Giữa hai làn đạn”

Thủ tướng Netanyahu đang đứng trước sức ép từ cả phía, giữa một bên là những đối tác cứng rắn trong liên minh cầm quyền, yêu cầu ông không được nhượng bộ trong tiến trình đàm phán; với một bên là công chúng Israel và dư luận quốc tế, yêu cầu nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, giải cứu con tin.

Các đối tác cực hữu trong liên minh của cầm quyền của ông Netanyahu, tiêu biểu là Bộ trưởng An ninh nội địa Itamar Ben-Gvir và Bộ trưởng Tài chính Bezalel Smotrich, đe dọa sẽ lật đổ chính phủ nếu Netanyahu chấp nhận bất kỳ một thỏa thuận nào cho thấy sự nhượng bộ đối với Hamas và không bảo đảm "chiến thắng hoàn toàn" của Israel trong cuộc chiến. Cả hai đều là những nhân vật có tầm nhìn lớn lao về chiến lược đưa người Israel tới tái định cư ở Dải Gaza của Palestine.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, người vừa rút khỏi Nội các An ninh của Israel và là đối thủ đáng gờm của ông Netanyahu, đã đổ lỗi cho ông cố tình phá hoại mọi cơ hội đạt được thỏa thuận ngừng bắn để đổi lấy sự nghiệp chính trị của mình. Ông Gallant lập luận rằng lệnh ngừng bắn là cách duy nhất để giải cứu các con tin và chấm dứt chiến tranh ở Gaza. Ông cho rằng, cần phải giữ yên Gaza để có thể huy động toàn bộ lực lượng IDF chống lại mối đe dọa nghiêm trọng từ phía bắc đến từ phong trào Hezbollah ở biên giới với Lebanon. Kể từ ngày 7.10, 60.000 người Israel sống gần biên giới đã trở thành người tị nạn tại chính đất nước của họ do các cuộc tấn công liên tục của lực lượng Hezbollah. Khoảng 100.000 người Lebanon cũng buộc phải di dời do chiến tranh.

Về phần mình, người dân Israel không chỉ sốt ruột về nỗ lực giải cứu con tin, mà còn bất bình trước những phát biểu được coi là vô cảm của các quan chức cấp cao. Trong một tuyên bố hồi tháng 7 mà báo chí Israel trích dẫn, Thủ tướng Netanyahu thậm chí còn nói rằng: "Chúng tôi hiểu là các con tin đang gặp vô cùng khó khăn nhưng ít nhất họ vẫn giữ được mạng sống”. Tuy nhiên, khi mạng sống của con tin bị đe dọa, sự kiên nhẫn của người dân Israel nói chung và gia đình các con tin đang ngày càng cạn kiệt. Giọt nước tràn ly khi vào ngày 31.8, lực lượng IDF của Israel phát hiện ra thi thể của 6 con tin bị Hamas giết hại. Sự phẫn nộ càng tăng cao hơn khi có thông tin tiết lộ rằng một số thanh niên nam nữ được cho là đã được lên lịch thả tự do theo đề xuất ngừng bắn đã được thảo luận cách đây vài tuần.

Các cuộc biểu tình quần chúng là bằng chứng chứng tỏ, người dân Israel cảm thấy bị bỏ rơi, họ tin rằng Chính phủ đã phản bội lại mệnh lệnh đạo đức của người Do Thái, vốn được biết đến với khẩu hiệu: “Người Do Thái phải có trách nhiệm với người Do Thái”.

Bất chấp cơn giận dữ đang bùng nổ trên đường phố, Thủ tướng Netanyahu khó có thể thay đổi lập trường của mình vào thời điểm hiện nay khi ông cần sự ủng hộ của các đối tác trong liên minh để tránh phải đối mặt với một cuộc bầu cử lập pháp sớm, có thể đưa đến thất bại cho đảng của ông. Theo lịch trình, cuộc bầu cử Nghị viện Israel sẽ diễn ra vào năm 2026. Khả năng tiến hành bầu cử sớm chỉ xảy ra trong trường hợp 5 thành viên trong liên minh cầm quyền quay lưng với ông trong một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của Nghị viện.

Trong khi đó, hy vọng của gia đình các con tin đang dần trở thành nỗi tuyệt vọng, giữa nỗi thống khổ của cả người dân Israel và người dân ở bên kia biên giới. Quá trình chữa lành những vết thương sâu sắc trong xã hội Israel chỉ có thể bắt đầu khi chương sử đau thương này khép lại. Một quá trình như vậy cũng là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ tiến triển nào hướng tới hòa bình giữa nhà nước Do Thái và người Palestine.

Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol bị bắt giữ, điều chưa từng có tiền lệ
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol bị bắt giữ, điều chưa từng có tiền lệ

Sáng 15.1, Tổng thống bị luận tội của Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã bị bắt giữ trong một chiến dịch thực thi pháp luật quy mô lớn tại khu phức hợp tổng thống, khiến ông trở thành vị tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc bị bắt giữ. Mặc dù kiên quyết khẳng định cơ quan chống tham nhũng không có thẩm quyền điều tra hành động của ông nhưng ông đã tuân thủ lệnh bắt giữ để tránh nguy cơ xảy ra xung đột bạo lực.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sắp thành hiện thực
Thế giới 24h

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sắp thành hiện thực

Một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza dự kiến sẽ được công bố trong vài giờ tới sau khi đạt được "bước đột phá" vào lúc nửa đêm ngày 13.1 trong các cuộc đàm phán tại Doha với sự tham dự của các phái viên của cả tổng thống Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Syria trước cơ hội bình thường hóa quan hệ với phương Tây
Thế giới 24h

Syria trước cơ hội bình thường hóa quan hệ với phương Tây

Bộ trưởng Ngoại giao các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ họp vào cuối tháng 1 để thảo luận về việc nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Syria. Các quốc gia phương Tây chủ chốt khác cũng đang có động thái tương tự. Đó là nội dung cuộc họp giữa các nhà ngoại giao EU và Ảrập về tương lai Syria, diễn ra hôm 12.1.

Trung Quốc mở rộng chương trình đổi hàng tiêu dùng để vực dậy nền kinh tế
Thế giới 24h

Trung Quốc mở rộng chương trình đổi hàng tiêu dùng để vực dậy nền kinh tế

Trung Quốc mới đây có thêm động thái thúc đẩy tiêu dùng, mở rộng trợ cấp theo chương trình đổi cũ lấy mới thiết bị gia dụng bao gồm máy điều hòa, máy giặt, nồi cơm điện... trong bối cảnh các thách thức bên ngoài gia tăng có thể đe dọa lĩnh vực xuất khẩu vốn đang giữ vai trò trụ cột cho nền kinh tế còn yếu của nước này.

WHO trấn an về virus HMPV
Thế giới 24h

WHO trấn an về virus HMPV

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bác bỏ những lo ngại này, khẳng định rằng các loại mầm bệnh gây nhiễm trùng đường hô hấp được phát hiện tại Trung Quốc, bao gồm HMPV, cúm mùa, RSV, và SARS-CoV-2, đều là các tác nhân đã biết.

straitstimes.com
Thế giới 24h

Singapore thông qua luật mới về an toàn và an ninh thực phẩm

Quốc hội Singapore vừa thông qua Luật An toàn và an ninh thực phẩm vào ngày 8.1 nhằm tăng cường các quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an ninh lương thực, trong bối cảnh chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu ngày càng phức tạp và biến đổi khí hậu đe dọa nguồn cung. Văn bản pháp lý này thống nhất và cập nhật các quy định hiện hành trước đây nằm rải rác trong 9 bộ luật, tạo nên khung pháp lý đồng bộ, dễ thực thi hơn.

Tổng thống Donald Trump tuyên bố quyết tâm mua đảo Greenland và giành kiểm soát kênh đào Panama
Quốc tế

Tổng thống Donald Trump tuyên bố quyết tâm mua đảo Greenland và giành kiểm soát kênh đào Panama

Theo Reuters, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 7.1 (theo giờ địa phương) tuyên bố có thể sẽ dùng biện pháp quyết liệt để mua đảo Greenland từ Đan Mạch, cũng như giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama từ Panama vì cho rằng chúng có vai trò rất quan trọng với an ninh kinh tế của Mỹ.

Cơ hội tái thiết hay nguy cơ bế tắc?
Thế giới 24h

Cơ hội tái thiết hay nguy cơ bế tắc?

Dưới áp lực ngày càng tăng từ chính đảng Tự do của mình, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã tuyên bố từ chức, chấm dứt 9 năm ở vị trí Thủ tướng và 12 năm giữ chức Chủ tịch đảng; dư luận hiện đang quan tâm đến những diễn biến tiếp theo trên chính trường Canada.

Động đất ở Tây Tạng: Con số thương vong tăng cao, Trung Quốc nỗ lực tìm kiếm cứu nạn
Thế giới 24h

Động đất ở Tây Tạng: Con số thương vong tăng cao, Trung Quốc nỗ lực tìm kiếm cứu nạn

Con số thương vong trong trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã làm rung chuyển một thành phố ở Tây Tạng của Trung Quốc ngày 7.1 đang tiếp tục gia tăng với ít nhất 53 người thiệt mạng và hơn 60 người bị thương. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực triển khai toàn diện công tác tìm kiếm, cứu nạn.

Hàn Quốc: Điều gì khiến Tổng thống Yoon Suk Yeol được ủng hộ trở lại?
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Điều gì khiến Tổng thống Yoon Suk Yeol được ủng hộ trở lại?

Nếu cách đây chỉ vài tuần, hàng trăm nghìn người dân Hàn Quốc đã đổ xuống đường phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol và đòi ông từ chức thì những ngày gần đây, cũng chính họ đã phản đối việc bắt giữ ông, và tỷ lệ ủng hộ ông đã dần tăng trở lại. Điều gì đã dẫn đến sự đảo chiều ngoạn mục này?