Khối thương mại Mercosur đứng trước tương lai không chắc chắn

Sự vắng mặt của Tổng thống dân túy Argentina tại Hội nghị Thượng đỉnh Mercosur, những bế tắc trong đàm phán thương mại với EU và Trung Quốc cho thấy khối thương mại lớn nhất châu Mỹ đang phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn.

Hội nghị của sự thất vọng

Ngày 8.7, Hội nghị thượng đỉnh khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) đã diễn ra tại Thủ đô Asuncion, Paraguay với sự tham dự của Tổng thống nước chủ nhà Santiago Peña, cùng các Tổng thống Brazil Lula da Silva, Tổng thống Uruguay Luis Lacalle Pou và Tổng thống Bolivia Luis Arce.

Khối thương mại Mercosur đứng trước tương lai không chắc chắn -0
Hội nghị Thượng đỉnh Mercosur diễn ra tại Paraguay ngày 8.7. Ảnh: CGTN America

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng thống Paraguay Peña bày tỏ quan ngại về thực trạng tình hình hội nhập hạn chế của khu vực, đặc biệt là sự bế tắc trong đàm phán Hiệp định tự do thương mại (FTA) với Liên minh châu Âu (EU) cũng như những khó khăn trong đàm phán với Trung Quốc.

Ông Peña nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường liên kết giữa các nước thành viên và nhận định trong những năm 90 của thế kỷ trước, Mercosur phát triển nhanh hơn rất nhiều so với những năm đầu của thế kỷ XXI, cho dù các nước đều mong đợi một quá trình hội nhậu sâu rộng hơn.

Về phần mình, Tổng thống Uruguay Lacalle Pou đề xuất cơ chế đối thoại với Trung Quốc. Cũng tại hội nghị, Tổng thống Lacalle Pou cũng tiếp nhận chức chủ tịch luân phiên Mercosur trong 6 tháng cuối năm từ Paraguay.

Ngoại trưởng Argentina Diana Mondino, thay mặt Tổng thống Javier Milei, kêu gọi Mercosur hiện đại hóa cấu trúc nhằm thúc đẩy trao đổi thương mại nội khối cũng như ngoại khối. Theo bà Mondino, Mercosur cần bãi bỏ các quy định hiện hành, hàng rào thuế quan và liên minh hải quan không “hoàn hảo”, cản trở phát triển ở khu vực, cũng như hội nhập quốc tế.

Đâu là vấn đề của Mercosur?

Vào năm 1991, khi các quốc gia trên khắp Châu Mỹ Latin đang thoát khỏi chế độ độc tài quân sự và mở cửa đón nhận các ý tưởng thị trường tự do, sự hình thành của Mercosur, một liên minh thuế quan của những nước láng giềng, báo hiệu một bước đột phá trong khu vực khiến dòng vốn đổ vào từ khắp các biên giới.

Nhưng trong những thập kỷ gần đây, chủ nghĩa bảo hộ và sự bất ổn chính trị đã làm tiêu tan những kỳ vọng. Khối này đã dựng lên nhiều rào cản hơn là dỡ bỏ chúng. Bên ngoài Nam Mỹ, khối này chỉ đạt được hai thỏa thuận thương mại tự do với Ai Cập và Israel.

Thực tế là các quốc gia sản Nam Mỹ xuất những mặt hàng tương tự nhau, chủ yếu là nông nghiệp, nên không có lợi trong trao đổi thương mại. Thương mại trong khối vẫn ở mức thấp, dao động quanh mức 15% tổng thương mại của các thành viên.

Christopher Ecclestone, một chiến lược gia tại ngân hàng đầu tư Hallgarten & Company cho rằng: “Sẽ không phải là ý tưởng tốt nhất cho một khu vực thương mại tự do nếu tất cả các nước đều sản xuất cùng một mặt hàng với cùng một mức giá”.

Các ngành công nghiệp có quyền lực ở Brazil và Argentina, hai nền kinh tế lớn nhất châu lục, từ lâu đã thống trị các thỏa thuận trong khối, khiến các đối tác nhỏ hơn của họ ngày càng cảm thấy bị gạt ra ngoài lề.

Vào năm 2021, sự tồn tại của Mercosur tiếp tục đối mặt với thách thức sau khi Uruguay tuyên bố sẽ tìm kiếm một thỏa thuận riêng với Trung Quốc bên ngoài khối. Hiệp ước thành lập Mercosur cấm các thỏa thuận song phương như vậy bởi doanh số bán hàng tăng thêm cho Uruguay sẽ gây thiệt hại cho các nhà sản xuất ở Brazil và Argentina.

Tức giận vì thỏa thuận vi phạm tinh thần đoàn kết, Brazil tuyên bố sẽ theo đuổi một thỏa thuận thương mại rộng hơn giữa Mercosur với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong cuộc họp trù bị cho Hội nghị Thượng đỉnh ngày 7.7, các nhà ngoại giao cho biết, không có tiến triển nào trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Mối quan hệ căng thẳng của Paraguay với Bắc Kinh liên quan đến vấn đề Đài Loan càng làm phức tạp thêm tình hình.

Trong 20 năm qua, khối này cũng đã tìm cách hoàn tất một thỏa thuận thương mại tự do với EU nhằm dỡ bỏ hàng rào thuế quan từ cả hai khối, với hy vọng thiết lập một không gian thương mại chung với 700 triệu người tiêu dùng nhưng không thành công. Argentina đã chỉ trích dự thảo thỏa thuận là thiên vị Brazil một cách thiếu công bằng. Trong khi các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp, đã phản đối việc ký kết FTA với Mercosur bởi lo ngại ngành nông nghiệp EU không cạnh tranh được với nông phẩm của các nước Nam Mỹ.

Mặc dù có một số lời bàn tán lạc quan trong tại Hội nghị Thượng đỉnh về các thỏa thuận trong tương lai với Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, Hàn Quốc và Nhật Bản, các chuyên gia đã cảnh báo rằng danh tiếng của khối này về các cuộc đàm phán kéo dài nhiều năm có thể dội gáo nước lạnh vào mọi thứ.

Trong khi đó, quyết định gây sốc của Tổng thống Milei không tham dự Hội nghị thượng đỉnh thường niên, một cơ hội quan trọng để làm tan băng mối quan hệ với Tổng thống cánh tả Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, đã làm trầm trọng thêm sự bất hòa nội bộ. Lần cuối cùng một tổng thống Argentina không tham dự cuộc họp Mercosur là vào năm 2001. Vào thời điểm đó, Tổng thống Fernando de la cho biết Argentina đang đối mặt với một thảm họa tài chính chưa từng có.

Mặc dù Tổng thống dân túy của Argentina Milei ủng hộ thương mại tự do, ông đã chỉ trích Mercosur là "một tập hợp khiếm khuyết", một thách thức đối với nỗ lực cải tổ thị trường tự do của ông đối với nền kinh tế đang lao dốc của Argentina.

Cho đến nay, Mercosur vẫn mang một biểu tượng chính trị như một dạng dự án đối đầu với chương trình nghị sự thương mại tự do của Washington. Nhưng thông báo của Argentina về việc có thể rút chân ra khỏi khối này có thể khiến các quốc gia khác theo bước Argentina. Uruguay sẽ bầu cử tổng thống vào tháng 10 tới.

Juan Gabriel Tokatlian, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Torcuato Di Tella ở Buenos Aires, cho biết: "Thái độ này, trước đây đến từ Brazil (dưới thời cựu Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro) và hiện tại đến từ Argentina, làm suy yếu toàn bộ Mercosur".

Thế giới 24h

Mỹ thảo luận vấn đề ngừng bắn với Lebanon, Israel nêu điều kiện “khó nhằn”
Quốc tế

Mỹ thảo luận vấn đề ngừng bắn với Lebanon, Israel nêu điều kiện “khó nhằn”

Đặc phái viên Hoa Kỳ Amos Hochstein đã có mặt tại Beirut hôm 21.10 để đàm phán với các quan chức Lebanon về khả năng ngừng bắn giữa Israel và nhóm vũ trang Hezbollah sau khi Nhà nước Do Thái trao cho Hoa Kỳ một danh sách các điều kiện nhằm đạt được giải pháp ngoại giao, chấm dứt chiến tranh ở Lebanon.

Moldova nói "không" trong cuộc bỏ phiếu về tương lai với EU
Quốc tế

Moldova nói "không" trong cuộc bỏ phiếu về tương lai với EU

Kết quả chưa chính thức của cuộc trưng cầu dân ý ngày 20.10 cho thấy, 55% cử tri bỏ phiếu "không đồng ý" khi được hỏi về việc liệu Moldova có nên đưa kế hoạch gia nhập EU trở thành mục tiêu trong Hiến pháp hay không. Trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống cùng ngày, đương kim Tổng thống Maia Sandu đang dẫn đầu trong cuộc bầu cử nhưng chưa giành được chiến thắng chung cuộc.

Người dân Moldova đi bỏ phiếu để quyết định tương lai
Quốc tế

Người dân Moldova đi bỏ phiếu để quyết định tương lai

Người dân Moldova bắt đầu đi bỏ phiếu vào sáng 20.10 cho cuộc bầu cử tổng thống và cuộc trưng cầu dân ý về EU, đánh dấu thời điểm quan trọng nhằm định hướng tương lai của quốc gia Đông Nam Âu nhỏ bé với dân số chưa đến 3 triệu người trong mối quan hệ giữa Nga và phương Tây.

Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto
Thế giới 24h

Tầm nhìn mới cho Indonesia

Ngày 20.10, ông Prabowo Subianto chính thức nhậm chức với tư cách Tổng thống thứ 8 của Indonesia. Sau nhiều năm tham gia vào chính trường, ông Prabowo Subianto kinh qua từ vai trò Bộ trưởng Quốc phòng đến nhiều vị trí lãnh đạo khác. Trên cương vị mới, tân Tổng thống Indonesia được kỳ vọng sẽ đưa ra nhiều cải cách giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội và củng cố vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaa Khurelsukh bên lề Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ ba tại Bắc Kinh năm 2023 Ảnh: Tân Hoa Xã
Thế giới 24h

Mông Cổ và Trung Quốc kỷ niệm 75 năm “tháng 10 lịch sử”

Tháng 10 của 75 năm trước là bước ngoặt lịch sử đối với Mông Cổ và Trung Quốc, khi Ulan Bator thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh chỉ hai tuần sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Tháng 10 năm nay cũng là dịp để Ulan Bator và Bắc Kinh làm sâu sắc hơn quan hệ song phương theo quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đã thiết lập cách đây một thập kỷ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì lợi ích của cả hai nước.

Yahya Sinwar - nhân vật khét tiếng nhất của Hamas vừa bị tiêu diệt là ai?
Quốc tế

Yahya Sinwar - nhân vật khét tiếng nhất của Hamas vừa bị tiêu diệt là ai?

Yahya Sinwar, một trong những nhân vật cứng rắn nhất của Phong trào Hamas, vừa bị Israel tiêu diệt. Nhà lãnh đạo Hamas này tự coi mình là chuyên gia về quân sự và chính trị của Israel. Ông nói tiếng Do Thái hoàn hảo, nhờ học trong suốt hơn 20 năm tại các nhà tù của Israel. Ông cũng là người khiến Israel tin rằng họ hoàn toàn an toàn cho đến khi bất ngờ phát động cuộc tấn công của Hamas ngày 7.10.2023 khiến 1.200 người thiệt mạng và 250 người khác bị bắt làm con tin.

Thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar bị tiêu diệt: Liệu cuộc chiến Gaza có khép lại?
Quốc tế

Thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar bị tiêu diệt: Liệu cuộc chiến Gaza có khép lại?

Lãnh đạo Hamas, Yahya Sinwar, đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, chấm dứt cuộc truy lùng kéo dài một năm của Israel đối với đối tượng mà nước này cáo buộc là chủ mưu vụ tấn công ngày 7.10 – sự kiện đã châm ngòi cho cuộc chiến ở Gaza kéo dài một năm qua. Tuy nhiên, cái chết của nhân vật này liệu có khiến Israel nhanh chóng kết thúc cuộc chiến ở Gaza hay không vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.

ECB hạ lãi suất lần ba
Quốc tế

ECB hạ lãi suất lần ba

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay, đưa lãi suất cơ bản về 3,25%. Động thái này diễn ra trong bối cảnh cả tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở khu vực sử dụng đồng tiền chung eurozone đều yếu đi.

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL
Quốc tế

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL

Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) có binh sĩ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL), trong đó nhiều nước là đồng minh của Israel, đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để gia tăng áp lực ngoại giao đối với Israel, buộc nước này có biện pháp bảo vệ và tôn trọng lực lượng của Liên Hợp Quốc (LHQ).

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới
Quốc tế

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 15.10, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhất trí thay đổi các quy định cho vay nội bộ, cho phép bơm thêm 30 tỷ USD trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác. Quyết định này nằm trong một loạt những nỗ lực cải cách của ngân hàng nhằm đáp ứng những thách thức mới đặt ra.

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ
Quốc tế

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ

Chính quyền thành phố New Delhi, Ấn Độ bắt đầu áp đặt lệnh cấm hoàn toàn việc sản xuất, cất giữ, bán và sử dụng pháo tại vùng thủ đô cho đến ngày 1.1.2025. Động thái này nhằm chống ô nhiễm không khí tại thủ đô New Delhi và vùng lân cận.