Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16

Cùng với những xu thế lớn của thời đại, hợp tác thông tin báo chí và truyền thông có vai trò quan trọng, nhằm gắn kết và lan tỏa các giá trị trong Cộng đồng ASEAN.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 -0
Các nước thành viên ASEAN tham dự Hội nghị. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)

Sáng 22.9, Lễ Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 (AMRI-16) đã diễn ra tại Đà Nẵng.

Hội nghị do Việt Nam đăng cai tổ chức, có sự tham dự của 9 nước thành viên ASEAN, Timor-Leste (được mời làm quan sát viên) và 3 nước đối tác gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Chủ đề xuyên suốt toàn bộ nội dung Hội nghị là “Truyền thông: Từ thông tin tới tri thức vì một ASEAN tự cường và thích ứng.”

Phát biểu tại Lễ Khai mạc, bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cho biết Tuyên bố của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 vừa qua đã đưa ra định hướng cho việc xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, phát triển tự cường, sáng tạo, năng động và lấy người dân làm trung tâm, có khả năng đón đầu các cơ hội, giải quyết những vấn đề mới nổi và các thách thức trong tương lai.

Đồng thời, đặt ra nhiệm vụ củng cố bản sắc, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong ASEAN.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 -0
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại Lễ Khai mạc. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)

Trong tiến trình phát triển đó, cùng với những xu thế lớn của thời đại, hợp tác thông tin báo chí và truyền thông có vai trò quan trọng, nhằm gắn kết và lan tỏa các giá trị trong Cộng đồng ASEAN.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh tham gia vào quá trình phát triển chung, Việt Nam đặc biệt coi trọng lĩnh vực thông tin, truyền thông.

Ngày 6.4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Chuyển đổi Số Báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm mục tiêu xây dựng cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại thông qua việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động báo chí, phát triển nền tảng số, làm cho hệ sinh thái báo chí số được bồi đắp thêm các tính năng mới, ưu việt, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông, tăng cường kết nối Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Theo Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, thế giới đang ở trong giai đoạn đầy biến động, thông tin được cộng hưởng bởi công nghệ và Internet khiến cho tốc độ lan tỏa, mức độ ảnh hưởng diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác động theo cả hướng tích cực và tiêu cực.

Do đó, việc hợp tác thúc đẩy tiếp cận thông tin kịp thời, chính xác dựa trên năng lực số, biến thông tin thành tri thức để hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao sinh kế và đời sống cho người dân, giảm thiểu tác động của thông tin tiêu cực là nhu cầu bức thiết hiện nay, ở cả cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế, trong đó có ASEAN.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN là diễn đàn quan trọng để các quốc gia thành viên cùng các nước đối thoại, trao đổi và xác định các ưu tiên, định hướng hợp tác trong thời gian tới, chung tay thực hiện thành công các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc và các ưu tiên của Cộng đồng ASEAN.

Các vị Bộ trưởng và đại biểu cùng chia sẻ, đưa ra những khuyến nghị có giá trị cho cấp cao ASEAN; thống nhất các chương trình hành động cụ thể để tiếp tục khẳng định và phát huy hơn nữa vai trò quan trọng của lĩnh vực thông tin trong tiến trình phát triển ASEAN; biến thông tin thành tri thức cho người dân như chủ đề của Hội nghị năm nay "Truyền thông: Từ thông tin đến tri thức vì một ASEAN tự cường và thích ứng."

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân mong muốn Hội nghị quan tâm thảo luận một số giải pháp nhằm thúc đẩy vào chuyển đối số; nâng cao khả năng tiếp cận Internet và kỹ năng số cho người dân; tăng cường quảng bá hình ảnh của ASEAN và các quốc gia thành viên; đẩy mạnh các thông tin chính thống, tích cực; xử lý tin giả, tin sai; quan tâm đối với các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và cơ sở để phục vụ người dân, đảm bảo tri thức được lan tỏa rộng khắp và không ai bị bỏ lại phía sau.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 -0
Ông Ekkaphab Phanthavong, Phó Tổng thư ký ASEAN, phát biểu tại lễ khai mạc. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)

Phó Tổng thư ký ASEAN Ekkaphab Phanthavong cho rằng với việc khu vực ASEAN đang nổi lên sau đại dịch, lĩnh vực thông tin và truyền thông đóng một vai trò quan trọng và xuyên suốt trong việc thúc đẩy tầm nhìn Cộng đồng ASEAN.

Các cuộc thảo luận hiệu quả của SOMRI và cuộc thảo luận của các Bộ trưởng về chủ đề “Truyền thông: Từ thông tin đến tri thức cho một ASEAN tự cường và thích ứng” sẽ tạo thêm động lực cho hợp tác khu vực và các định hướng chiến lược để hướng đến phát triển xã hội, bền vững, toàn diện.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, lĩnh vực thông tin và truyền thông phải chuyển đổi từ việc cung cấp thông tin, tin tức đơn thuần sang cung cấp tri thức và sự thấu hiểu cho người dân, giúp họ tồn tại trong một thế giới biến động, khó lường, phức tạp và mơ hồ.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 -0
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Lễ Khai mạc. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các mạng xã hội phải trở thành mạng xã hội của thông tin, của tri thức và sự thấu hiểu.

Công nghệ Số, nhất là trí tuệ nhân tạo đã sẵn sàng cho việc tạo ra tri thức và sự thấu hiểu từ thông tin.

Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo về thông tin và truyền thông ASEAN phải dẫn dắt tiến trình này.

Các Bộ trưởng Thông tin của AMRI-16 tự hào tuyên bố sứ mệnh mới của truyền thông là tạo ra tri thức và sự thấu hiểu từ thông tin, qua đó trao thêm sức mạnh cho con người, giúp họ tự tin, làm chủ vận mệnh và hạnh phúc.

Thế giới 24h

Mỹ thảo luận vấn đề ngừng bắn với Lebanon, Israel nêu điều kiện “khó nhằn”
Quốc tế

Mỹ thảo luận vấn đề ngừng bắn với Lebanon, Israel nêu điều kiện “khó nhằn”

Đặc phái viên Hoa Kỳ Amos Hochstein đã có mặt tại Beirut hôm 21.10 để đàm phán với các quan chức Lebanon về khả năng ngừng bắn giữa Israel và nhóm vũ trang Hezbollah sau khi Nhà nước Do Thái trao cho Hoa Kỳ một danh sách các điều kiện nhằm đạt được giải pháp ngoại giao, chấm dứt chiến tranh ở Lebanon.

Moldova nói "không" trong cuộc bỏ phiếu về tương lai với EU
Quốc tế

Moldova nói "không" trong cuộc bỏ phiếu về tương lai với EU

Kết quả chưa chính thức của cuộc trưng cầu dân ý ngày 20.10 cho thấy, 55% cử tri bỏ phiếu "không đồng ý" khi được hỏi về việc liệu Moldova có nên đưa kế hoạch gia nhập EU trở thành mục tiêu trong Hiến pháp hay không. Trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống cùng ngày, đương kim Tổng thống Maia Sandu đang dẫn đầu trong cuộc bầu cử nhưng chưa giành được chiến thắng chung cuộc.

Người dân Moldova đi bỏ phiếu để quyết định tương lai
Quốc tế

Người dân Moldova đi bỏ phiếu để quyết định tương lai

Người dân Moldova bắt đầu đi bỏ phiếu vào sáng 20.10 cho cuộc bầu cử tổng thống và cuộc trưng cầu dân ý về EU, đánh dấu thời điểm quan trọng nhằm định hướng tương lai của quốc gia Đông Nam Âu nhỏ bé với dân số chưa đến 3 triệu người trong mối quan hệ giữa Nga và phương Tây.

Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto
Thế giới 24h

Tầm nhìn mới cho Indonesia

Ngày 20.10, ông Prabowo Subianto chính thức nhậm chức với tư cách Tổng thống thứ 8 của Indonesia. Sau nhiều năm tham gia vào chính trường, ông Prabowo Subianto kinh qua từ vai trò Bộ trưởng Quốc phòng đến nhiều vị trí lãnh đạo khác. Trên cương vị mới, tân Tổng thống Indonesia được kỳ vọng sẽ đưa ra nhiều cải cách giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội và củng cố vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaa Khurelsukh bên lề Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ ba tại Bắc Kinh năm 2023 Ảnh: Tân Hoa Xã
Thế giới 24h

Mông Cổ và Trung Quốc kỷ niệm 75 năm “tháng 10 lịch sử”

Tháng 10 của 75 năm trước là bước ngoặt lịch sử đối với Mông Cổ và Trung Quốc, khi Ulan Bator thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh chỉ hai tuần sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Tháng 10 năm nay cũng là dịp để Ulan Bator và Bắc Kinh làm sâu sắc hơn quan hệ song phương theo quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đã thiết lập cách đây một thập kỷ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì lợi ích của cả hai nước.

Yahya Sinwar - nhân vật khét tiếng nhất của Hamas vừa bị tiêu diệt là ai?
Quốc tế

Yahya Sinwar - nhân vật khét tiếng nhất của Hamas vừa bị tiêu diệt là ai?

Yahya Sinwar, một trong những nhân vật cứng rắn nhất của Phong trào Hamas, vừa bị Israel tiêu diệt. Nhà lãnh đạo Hamas này tự coi mình là chuyên gia về quân sự và chính trị của Israel. Ông nói tiếng Do Thái hoàn hảo, nhờ học trong suốt hơn 20 năm tại các nhà tù của Israel. Ông cũng là người khiến Israel tin rằng họ hoàn toàn an toàn cho đến khi bất ngờ phát động cuộc tấn công của Hamas ngày 7.10.2023 khiến 1.200 người thiệt mạng và 250 người khác bị bắt làm con tin.

Thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar bị tiêu diệt: Liệu cuộc chiến Gaza có khép lại?
Quốc tế

Thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar bị tiêu diệt: Liệu cuộc chiến Gaza có khép lại?

Lãnh đạo Hamas, Yahya Sinwar, đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, chấm dứt cuộc truy lùng kéo dài một năm của Israel đối với đối tượng mà nước này cáo buộc là chủ mưu vụ tấn công ngày 7.10 – sự kiện đã châm ngòi cho cuộc chiến ở Gaza kéo dài một năm qua. Tuy nhiên, cái chết của nhân vật này liệu có khiến Israel nhanh chóng kết thúc cuộc chiến ở Gaza hay không vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.

ECB hạ lãi suất lần ba
Quốc tế

ECB hạ lãi suất lần ba

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay, đưa lãi suất cơ bản về 3,25%. Động thái này diễn ra trong bối cảnh cả tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở khu vực sử dụng đồng tiền chung eurozone đều yếu đi.

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL
Quốc tế

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL

Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) có binh sĩ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL), trong đó nhiều nước là đồng minh của Israel, đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để gia tăng áp lực ngoại giao đối với Israel, buộc nước này có biện pháp bảo vệ và tôn trọng lực lượng của Liên Hợp Quốc (LHQ).

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới
Quốc tế

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 15.10, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhất trí thay đổi các quy định cho vay nội bộ, cho phép bơm thêm 30 tỷ USD trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác. Quyết định này nằm trong một loạt những nỗ lực cải cách của ngân hàng nhằm đáp ứng những thách thức mới đặt ra.

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ
Quốc tế

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ

Chính quyền thành phố New Delhi, Ấn Độ bắt đầu áp đặt lệnh cấm hoàn toàn việc sản xuất, cất giữ, bán và sử dụng pháo tại vùng thủ đô cho đến ngày 1.1.2025. Động thái này nhằm chống ô nhiễm không khí tại thủ đô New Delhi và vùng lân cận.