Giá gạo tăng làm dấy lên nỗi lo về nguồn cung tại Châu Á

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng HSBC, giá gạo được ghi nhận tăng mạnh nhất kể từ năm 2008, khiến cho các ngân hàng trung ương càng thêm áp lực trong lúc đang cố gắng kiềm chế lạm phát.

Các nhà kinh tế cho biết, ký ức về nỗi lo sợ giá thực phẩm ở châu Á năm 2008 vẫn còn in sâu. Trước đó, giá gạo tăng ở một số nền kinh tế đã nhanh chóng lan sang các thị trường khác, khi người tiêu dùng và chính phủ trong khu vực phải tranh giành nhau để đảm bảo nguồn cung. Khi người mua chuyển sang lựa chọn thay thế, các mặt hàng chủ lực khác cũng nâng giá, chẳng hạn như lúa mì.

Giá gạo tăng làm dấy lên nỗi lo về nguồn cung tại Châu Á -0
Photo: Reuters

Giá xuất khẩu gạo từ Thái Lan, đã tăng lên hơn 600 USD/tấn, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Kinh tế trưởng Khối Nghiên cứu Kinh tế châu Á - Ngân hàng HSBC Frederic Neumann cho biết, đó là một vấn đề đối với các nhà hoạch định chính sách, vì không giống như cà chua hay hành tây, các loại thực phẩm này có xu hướng bình ổn giá trở lại nhanh chóng sau khi tăng đột biến do chu kỳ thu hoạch ngắn, nhưng đối với giá gạo có thể duy trì giá ở mức cao lâu hơn nhiều.

Báo cáo mới đây của ngân hàng HSBC cho thấy, nhập khẩu gạo toàn cầu tính theo tỷ lệ tiêu dùng đã tăng gần gấp đôi trong 25 năm qua và tăng khoảng 4 điểm phần trăm kể từ đợt lo ngại giá lương thực năm 2008. Điều này có nghĩa là sự gián đoạn trong một nền kinh tế có thể có tác động lan tỏa sang các nền kinh tế khác lớn hơn nhiều so với trước đây. Kèm theo đó là các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, như mưa thất thường và hạn hán ở nhiều nơi trên thế giới cũng gây cản trở mùa màng, giảm nguồn cung và đẩy chi phí lên cao. Nhà xuất khẩu gạo hàng đầu Ấn Độ đã áp đặt hạn chế xuất khẩu gạo ra nước ngoài để hạn chế giá nội địa, tiếp tục hạn chế nguồn cung toàn cầu.

Hiện nay, Malaysia và Philippines là hai nền kinh tế châu Á phụ thuộc nhiều nhất vào nhập khẩu gạo, tiếp theo là Hàn Quốc và Đài Loan. Các nền kinh tế khác như Indonesia cũng bị ảnh hưởng. Hongkong (Trung Quốc) và Singapore nhập khẩu toàn bộ gạo, mặc dù với sức mua của họ có thể dễ dàng đảm bảo nguồn cung.

Thế giới 24h

Trung Quốc tăng cường hỗ trợ chính sách cho việc đổi hàng để thúc đẩy tiêu dùng
Thế giới 24h

Trung Quốc tăng cường hỗ trợ chính sách cho việc đổi hàng để thúc đẩy tiêu dùng

Các địa phương của Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng bằng hỗ trợ chính sách tăng cường, bao gồm hỗ trợ tài chính trực tiếp cho việc đổi hàng tiêu dùng và nâng cấp thiết bị tại các công ty, phù hợp với chiến dịch toàn quốc nhằm thúc đẩy nhu cầu trong nước trong bối cảnh kinh tế phục hồi.

Nỗi đau thương chuyển thành cơn thịnh nộ
Thế giới 24h

Nỗi đau thương chuyển thành cơn thịnh nộ

Israel đang chứng kiến các cuộc biểu tình và đình công quy mô chưa từng có sau cái chết của 6 con tin được phát hiện tại Dải Gaza. Sự kiện này cho thấy mức độ bất bình ngày càng sâu sắc của phần lớn công chúng Israel trước tiến trình đàm phán ngừng bắn và giải cứu con tin chậm chạp.

Bà Kamala Harris: Sẽ khấu trừ thuế tới 50.000 USD cho các doanh nghiệp nhỏ
Thế giới 24h

Bà Kamala Harris: Sẽ khấu trừ thuế tới 50.000 USD cho các doanh nghiệp nhỏ

Bà Kamala Harri đề xuất mở rộng đáng kể việc giảm thuế cho các cá nhân khởi nghiệp kinh doanh quy mô nhỏ từ 5.000 USD lên 50.000 USD. Đây được coi là nỗ lực mới nhất của ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ, nhằm phác thảo các kế hoạch chính sách kinh tế khi chỉ còn hai tháng nữa là đến cuộc bầu cử vào tháng 11.

Nhật Bản đứng trước áp lực thiếu hụt gạo
Thế giới 24h

Nhật Bản đứng trước áp lực thiếu hụt gạo

Mối lo ngại về tình trạng thiếu gạo đang gia tăng ở Nhật Bản do nhu cầu tăng cao nhưng các kệ hàng trống xuất hiện ngày càng nhiều ở các siêu thị và cửa hàng. Thêm vào đó, người tiêu dùng đang cố gắng tích trữ gạo do lo ngại nguy cơ xảy ra siêu động đất hay một loạt các cơn bão xuất hiện ngoài khơi Thái Bình Dương.

Con mải chơi game, người cha quyết định trở thành "bạn học" của con và cùng đỗ đại học
Giáo dục

Con mải chơi game, người cha quyết định trở thành "bạn học" của con và cùng đỗ đại học

Một người cha 47 tuổi ở Trung Quốc thấy con mình mải chơi game, sao nhãng việc học, đã quyết định học cùng lớp với con trai để kèm cặp con ôn thi. Điều bất ngờ là cả hai cha con đều trúng tuyển đại học, biến giấc mơ tuổi thơ của người cha trở thành hiện thực sau gần 30 năm.

Nhiều bang của Mỹ cấm điện thoại thông minh trong trường học
Giáo dục

Nhiều bang của Mỹ cấm điện thoại thông minh trong trường học

Ngày càng có nhiều bang, thành phố và học khu ở Mỹ đưa ra quy định kiểm soát nghiêm ngặt hoặc cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học, giữa lúc có những nỗi lo về tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại và internet thường xuyên đối với thanh thiếu niên.

Đức công bố các biện pháp an ninh mới
Thế giới 24h

Đức công bố các biện pháp an ninh mới

Sau khi xảy ra vụ tấn công bằng dao khiến 3 người thiệt mạng và 8 người bị thương tại lễ hội đường phố ở thành phố Solingen, Chính phủ liên minh Đức mới đây đã công bố các biện pháp an ninh mới. 

Trung Quốc: Xu hướng thuê "cha mẹ chuyên nghiệp" để nuôi dạy con cái
Giáo dục

Trung Quốc: Xu hướng thuê "cha mẹ chuyên nghiệp" để nuôi dạy con cái

“Người đồng hành chuyên nghiệp với trẻ em” hoặc một số người gọi là “cha mẹ chuyên nghiệp” đang trở thành xu hướng thịnh hành ở Trung Quốc khi họ được các gia đình thuê để đảm nhận trách nhiệm giống như những người cha, người mẹ, cung cấp mức độ chăm sóc vượt xa vai trò bảo mẫu hoặc gia sư truyền thống.

EU cần có luật mới xử lý an toàn rác thải trong khai khoáng
Thế giới 24h

EU cần có luật mới xử lý an toàn rác thải trong khai khoáng

Trong bối cảnh EU đặt mục tiêu ít nhất 10% nguyên liệu thô quan trọng được coi là thiết yếu cho quá trình chuyển đổi năng lượng phải được khai tác tại châu Âu vào năm 2030 để tránh phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, các nhà hoạt động môi trường cho rằng, Ủy ban châu Âu cần nhanh chóng sửa đổi hoặc ban hành quy định mới để giải quyết vấn đề chất thải khai thác một cách đồng bộ.

Mỹ: Cơ quan lập pháp California thông qua dự luật về trí tuệ nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ: Cơ quan lập pháp California thông qua dự luật về trí tuệ nhân tạo

Cơ quan lập pháp bang California, Mỹ vừa thông qua dự luật SB 1047 mang tính bước ngoặt, nhằm quản lý các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có tác động mạnh. Được đặt tên chính thức là Luật Đổi mới an toàn và bảo mật cho các mô hình AI tiên phong, văn bản pháp lý này khuấy động nhiều tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều.