Đường tới COP28: Các quốc gia dễ bị tổn thương có thể được bảo hiểm 10 triệu USD mỗi năm

Một nghiên cứu được công bố hôm 20.11 cho thấy, các quốc gia phát triển có thể cung cấp cho 100 quốc gia dễ bị tổn thương nhất thế giới về khí hậu khoản bảo hiểm lên tới 25 tỷ USD hàng năm để giúp họ hạn chế những thiệt hại gây ra bởi thảm họa khí hậu, với chi phí chỉ 10 triệu USD cho mỗi quốc gia, theo Reuters.

Đường tới COP28: Các quốc gia dễ bị tổn thương có thể được bảo hiểm 10 triệu USD mỗi năm -0
Các quốc đảo ở Thái Bình Dương chịu thiệt hại nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Ảnh: Getty Images

Những phát hiện này được đưa ra một tuần trước Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP28) tại Dubai, nơi các quốc gia chuẩn bị ra mắt Quỹ Tổn thất và thiệt hại - quỹ đầu tiên trên thế giới để giúp các quốc gia dễ bị tổn thương đối phó với thiệt hại do thảm họa thiên tai gây ra.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Lãnh đạo phát triển bền vững của Đại học Cambridge cho biết họ đã đạt được “bước đột phá” trong việc nghiên cứu làm sao sử dụng số tiền này từ các quốc gia phát triển và gây ra nhiều tổn thất khí hậu để bảo vệ các quốc gia dễ bị tổn thương trước chi phí ngày càng tăng do bão, hạn hán và nước biển dâng.

Đầu tiên, phát hiện của họ xác nhận rằng các quốc gia dễ bị tổn thương về khí hậu nhất trên thế giới vẫn có thể được bảo hiểm cho đến năm 2050 bởi các công ty tái bảo hiểm và các công ty khác trên thị trường vốn, dựa trên mô hình hóa các rủi ro mà biến đổi khí hậu đang gây ra cho họ.

Tiến sĩ Ana Gonzalez Pelaez, tác giả chính của nghiên cứu, chia sẻ độc quyền với Reuters trước khi xuất bản: “Điều này rất quan trọng, bởi vì có định kiến ​​​​cho rằng các quốc gia này rất khó để hỗ trợ”. “Trên thực tế, chúng tôi có số liệu cho thấy họ có thể được bảo hiểm”, cô nói.

Thứ hai, các nhà nghiên cứu đã chứng minh làm thế nào các hệ thống chia sẻ rủi ro, chủ yếu là các công ty bảo hiểm, có thể sử dụng sự đóng góp từ các quốc gia phát triển để tài trợ cho “phí bảo hiểm” nhằm bảo đảm rủi ro từ khí hậu, từ đó sẽ mở rộng quy mô bảo vệ dành cho các quốc gia dễ bị tổn thương.

Các nhà nghiên cứu cho biết, quỹ tài trợ trị giá 10 triệu USD cho mỗi quốc gia nhận, có thể mang lại khoản bảo vệ hàng năm từ 200 triệu đến 300 triệu USD cho mỗi quốc gia, tổng cộng là 25 tỷ USD nếu được triển khai trên 100 quốc gia.

Chương trình này sẽ sử dụng nguồn tài trợ tương đối khiêm tốn này của nhà tài trợ để cung cấp bảo hiểm chống lại những rủi ro khí hậu tốn kém hơn nhiều nhưng không thể đoán trước như bão và lũ lụt, vốn chỉ có thể xảy ra một lần mỗi thập kỷ hoặc vài thập kỷ một lần.

Rowan Douglas, Giám đốc điều hành của Climate Risk and Resilience tại công ty môi giới bảo hiểm Howden có trụ sở tại Vương quốc Anh, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: “Ý tưởng là sử dụng nguồn tài trợ mới đó để bảo vệ các quốc gia này ở cấp độ cơ cấu”. Ông Douglas nói thêm: “Hiện tại, không có sản phẩm bảo hiểm nào có thể bảo vệ nền kinh tế quốc gia theo nghĩa này”.

Nhu cầu hành động vô cùng cấp thiết. Nghiên cứu cho biết các quốc gia đảo nhỏ đang phát triển phải đối mặt với tổn thất tiềm tàng từ 50% đến 300% GDP do các hiện tượng khí hậu cực đoan gây ra.

Sara Jane Ahmed, cố vấn tài chính cho nhóm V20 gồm các bộ trưởng tài chính của các quốc gia dễ bị tổn thương về khí hậu, cho biết cần phải làm nhiều hơn nữa để đảm bảo các nhà cung cấp đưa ra mức phí bảo hiểm cho các quốc gia dễ bị tổn thương ở mức giá phải chăng.

Bà nói: “Hiện tại, không có quốc gia dễ bị tổn thương về khí hậu nào nằm trong nhóm bảo hiểm rủi ro thiên tai khu vực có thể mua bảo hiểm ở mức bảo hiểm tối ưu: và đó đơn giản là vì họ không đủ khả năng chi trả”.

Thế giới 24h

Mỹ thảo luận vấn đề ngừng bắn với Lebanon, Israel nêu điều kiện “khó nhằn”
Quốc tế

Mỹ thảo luận vấn đề ngừng bắn với Lebanon, Israel nêu điều kiện “khó nhằn”

Đặc phái viên Hoa Kỳ Amos Hochstein đã có mặt tại Beirut hôm 21.10 để đàm phán với các quan chức Lebanon về khả năng ngừng bắn giữa Israel và nhóm vũ trang Hezbollah sau khi Nhà nước Do Thái trao cho Hoa Kỳ một danh sách các điều kiện nhằm đạt được giải pháp ngoại giao, chấm dứt chiến tranh ở Lebanon.

Moldova nói "không" trong cuộc bỏ phiếu về tương lai với EU
Quốc tế

Moldova nói "không" trong cuộc bỏ phiếu về tương lai với EU

Kết quả chưa chính thức của cuộc trưng cầu dân ý ngày 20.10 cho thấy, 55% cử tri bỏ phiếu "không đồng ý" khi được hỏi về việc liệu Moldova có nên đưa kế hoạch gia nhập EU trở thành mục tiêu trong Hiến pháp hay không. Trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống cùng ngày, đương kim Tổng thống Maia Sandu đang dẫn đầu trong cuộc bầu cử nhưng chưa giành được chiến thắng chung cuộc.

Người dân Moldova đi bỏ phiếu để quyết định tương lai
Quốc tế

Người dân Moldova đi bỏ phiếu để quyết định tương lai

Người dân Moldova bắt đầu đi bỏ phiếu vào sáng 20.10 cho cuộc bầu cử tổng thống và cuộc trưng cầu dân ý về EU, đánh dấu thời điểm quan trọng nhằm định hướng tương lai của quốc gia Đông Nam Âu nhỏ bé với dân số chưa đến 3 triệu người trong mối quan hệ giữa Nga và phương Tây.

Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto
Thế giới 24h

Tầm nhìn mới cho Indonesia

Ngày 20.10, ông Prabowo Subianto chính thức nhậm chức với tư cách Tổng thống thứ 8 của Indonesia. Sau nhiều năm tham gia vào chính trường, ông Prabowo Subianto kinh qua từ vai trò Bộ trưởng Quốc phòng đến nhiều vị trí lãnh đạo khác. Trên cương vị mới, tân Tổng thống Indonesia được kỳ vọng sẽ đưa ra nhiều cải cách giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội và củng cố vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaa Khurelsukh bên lề Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ ba tại Bắc Kinh năm 2023 Ảnh: Tân Hoa Xã
Thế giới 24h

Mông Cổ và Trung Quốc kỷ niệm 75 năm “tháng 10 lịch sử”

Tháng 10 của 75 năm trước là bước ngoặt lịch sử đối với Mông Cổ và Trung Quốc, khi Ulan Bator thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh chỉ hai tuần sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Tháng 10 năm nay cũng là dịp để Ulan Bator và Bắc Kinh làm sâu sắc hơn quan hệ song phương theo quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đã thiết lập cách đây một thập kỷ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì lợi ích của cả hai nước.

Yahya Sinwar - nhân vật khét tiếng nhất của Hamas vừa bị tiêu diệt là ai?
Quốc tế

Yahya Sinwar - nhân vật khét tiếng nhất của Hamas vừa bị tiêu diệt là ai?

Yahya Sinwar, một trong những nhân vật cứng rắn nhất của Phong trào Hamas, vừa bị Israel tiêu diệt. Nhà lãnh đạo Hamas này tự coi mình là chuyên gia về quân sự và chính trị của Israel. Ông nói tiếng Do Thái hoàn hảo, nhờ học trong suốt hơn 20 năm tại các nhà tù của Israel. Ông cũng là người khiến Israel tin rằng họ hoàn toàn an toàn cho đến khi bất ngờ phát động cuộc tấn công của Hamas ngày 7.10.2023 khiến 1.200 người thiệt mạng và 250 người khác bị bắt làm con tin.

Thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar bị tiêu diệt: Liệu cuộc chiến Gaza có khép lại?
Quốc tế

Thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar bị tiêu diệt: Liệu cuộc chiến Gaza có khép lại?

Lãnh đạo Hamas, Yahya Sinwar, đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, chấm dứt cuộc truy lùng kéo dài một năm của Israel đối với đối tượng mà nước này cáo buộc là chủ mưu vụ tấn công ngày 7.10 – sự kiện đã châm ngòi cho cuộc chiến ở Gaza kéo dài một năm qua. Tuy nhiên, cái chết của nhân vật này liệu có khiến Israel nhanh chóng kết thúc cuộc chiến ở Gaza hay không vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.

ECB hạ lãi suất lần ba
Quốc tế

ECB hạ lãi suất lần ba

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay, đưa lãi suất cơ bản về 3,25%. Động thái này diễn ra trong bối cảnh cả tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở khu vực sử dụng đồng tiền chung eurozone đều yếu đi.

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL
Quốc tế

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL

Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) có binh sĩ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL), trong đó nhiều nước là đồng minh của Israel, đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để gia tăng áp lực ngoại giao đối với Israel, buộc nước này có biện pháp bảo vệ và tôn trọng lực lượng của Liên Hợp Quốc (LHQ).

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới
Quốc tế

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 15.10, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhất trí thay đổi các quy định cho vay nội bộ, cho phép bơm thêm 30 tỷ USD trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác. Quyết định này nằm trong một loạt những nỗ lực cải cách của ngân hàng nhằm đáp ứng những thách thức mới đặt ra.

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ
Quốc tế

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ

Chính quyền thành phố New Delhi, Ấn Độ bắt đầu áp đặt lệnh cấm hoàn toàn việc sản xuất, cất giữ, bán và sử dụng pháo tại vùng thủ đô cho đến ngày 1.1.2025. Động thái này nhằm chống ô nhiễm không khí tại thủ đô New Delhi và vùng lân cận.