Chính phủ Anh công bố quy định mới, siết chặt điều kiện nhập cư

Chính phủ Anh đã công bố các quy định nhập cư mới cứng rắn với hy vọng sẽ giúp hạn chế hàng trăm nghìn người muốn nhập cư vào Anh mỗi năm.

Yêu cầu cao hơn đối với người nhập cư

Bộ trưởng Nội vụ James Cleverly cho biết ông đang thực hiện “hành động mạnh mẽ” để giảm lượng số lượng người nhập cư vào quốc gia này, vốn đạt mức kỷ lục gần 750.000 người vào năm 2022. Quy định mới yêu cầu người nhập cư phải chứng minh được có thu nhập cao hơn, và các điều kiện để đưa gia đình nhập cư vào Anh sẽ khó khăn hơn.

Cụ thể từ đầu năm 2024, những người muốn nhập cư vào Anh sẽ phải kiếm được 38.700 bảng Anh (48.900 USD) để có được thị thực lao động lành nghề, tăng từ mức 26.200 bảng Anh (33.000 USD) hiện nay. Công dân Anh muốn đưa vợ/chồng người nước ngoài của họ đến Anh sẽ phải kiếm được số tiền tương tự – gần gấp đôi ngưỡng hiện tại.

Chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ xã hội, những lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào nhân viên nhập cư, được miễn quy định về lương. Tuy nhiên, những nhân viên chăm sóc từ nước ngoài sẽ không được phép mang theo người thân phụ thuộc đến Anh, điều khiến các nhà phê bình lo ngại sẽ có ít người muốn đến làm việc tại Anh.

Chính phủ cũng cho biết họ sẽ loại bỏ quy định cho phép người sử dụng lao động trong các lĩnh vực nằm trong “danh sách nghề nghiệp thiếu hụt” trả lương cho người lao động nhập cư ít hơn 20% so với công dân Anh.

Bắt đầu từ tháng 1, hầu hết sinh viên tốt nghiệp là người nước ngoài cũng sẽ không thể đưa thành viên gia đình đến định cư ở Vương quốc Anh được nữa.

Bộ trưởng Cleverly cho biết những quy định mới này sẽ loại bỏ 300.000 người muốn nhập cư mà theo tiêu chuẩn cũ là đủ điều kiện chuyển đến Anh trong những năm tới.

Số liệu sửa đổi được Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh công bố vào tháng trước cho biết số người di cư ròng sang Vương quốc Anh (bằng số người nhập cư vào Anh trừ đi số người rời đi) đang ở mức kỷ lục 745.000 vào năm 2022. Số người di cư ròng trong 12 tháng tính đến tháng 6.2023 đã giảm xuống còn 672.000.

Mối lo ngại về nguy cơ thiếu hụt lao động

Giảm nhập cư là một trong những vấn đề cốt lõi đối với Đảng Bảo thủ cầm quyền, những người ủng hộ việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu để “lấy lại quyền kiểm soát” biên giới của đất nước.

Đảng Bảo thủ tin rằng việc cắt giảm nhập cư sẽ tăng số phiếu bầu trước cuộc bầu cử vào năm tới, bởi vì nhiều cử tri coi người nhập cư đang gây thêm áp lực lên các dịch vụ công vốn đã quá tải và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhà ở.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế cho rằng người nhập cư là cần thiết để đảm nhiệm các công việc thiết yếu trong xã hội Anh - đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và chăm sóc xã hội được trả lương thấp - và họ đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế so với những gì họ nhận được.

Christina McAnea, Tổng Thư ký Công đoàn Unison, cho biết các biện pháp này sẽ là một “thảm họa toàn diện” đối với lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe.

Người phát ngôn về nhập cư của Công đảng đối lập, Yvette Cooper, cho biết chính phủ đã không đào tạo được công nhân Anh để đảm nhận những công việc quan trọng trong khi lại định ngăn chặn những người di cứ muốn đến làm những công việc đó.

Thế giới 24h

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi
Quốc tế

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi

Nhằm định hình lại lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, Chính phủ Australia mới đây đã trình dự thảo Luật Chăm sóc người cao tuổi năm 2024. Nếu được thông qua, nó sẽ thay thế luật hiện hành và thúc đẩy các cải cách toàn diện về cách cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trên toàn quốc.

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?
Quốc tế

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump và của đảng Dân chủ Kamala Harris đã có màn so găng đầu tiên trên sân khấu ngày 10.9 (sáng 11.9 theo giờ Việt Nam). Trái ngược với những gì diễn ra hồi tháng 6, ứng cử viên mới của đảng Dân chủ dường như đã cho thấy khả năng làm chủ tình hình và đẩy đối phương vào những tình huống bất lợi. Sau đây là những vấn đề chính trong cuộc tranh luận:

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu
Thế giới 24h

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu

Quốc hội Trung Quốc đã đánh giá kế hoạch chính thức về việc tăng độ tuổi nghỉ hưu, đánh dấu bước đi quan trọng nhằm giảm bớt áp lực kinh tế xuất phát từ tình trạng lực lượng lao động đang giảm sút. 

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp
Quốc tế

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp

Cơ quan Thị trường năng lượng Singapore (EMA) có thể sẽ thực hiện phân bổ điện như một "biện pháp cuối cùng" trong thời kỳ khủng hoảng, ưu tiên cho các dịch vụ quan trọng. Quyết định về việc phân bổ điện được đưa ra sau khi Dự luật hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Singapore được thông qua vào hôm 9.9.

Bạn bè quốc tế khâm phục trước “tình người trong bão” của người dân Việt Nam
Thế giới 24h

Bạn bè quốc tế khâm phục trước “tình người trong bão” của người dân Việt Nam

Những ngày qua, các câu chuyện cảm động về sự giúp đỡ giữa người với người trong cơn bão Yagi đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, khiến không chỉ người dân Việt Nam cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương mà bạn bè quốc tế cũng bày tỏ sự cảm phục và xúc động trước tình người và sự đoàn kết của người dân Việt Nam. 

Nữ ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi "tái sinh" đảng và ưu tiên kinh tế
Quốc tế

Nữ ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi "tái sinh" đảng và ưu tiên kinh tế

Ngày 9.9, Bộ trưởng An ninh kinh tế Nhật Bản Sanae Takaichi đã trở thành ứng cử viên nữ đầu tiên và là ứng cử viên thứ bảy tham gia cuộc đua vào vị trí Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, chỉ ba ngày trước khi chiến dịch vận động chính thức bắt đầu vào 12.9. Bà công bố quyết định tranh cử với ưu tiên về tăng trưởng kinh tế và kêu gọi tái sinh đảng cầm quyền.

Australia thông qua luật yêu cầu phải báo cáo bắt buộc về khí hậu vào năm 2025
Quốc tế

Australia thông qua luật yêu cầu phải báo cáo bắt buộc về khí hậu vào năm 2025

Hạ viện Australia vừa đạt được bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với việc thông qua dự luật sửa đổi Luật Ngân khố ngày 9.9. Văn bản pháp lý này yêu cầu các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ phải báo cáo các thông tin liên quan đến các rủi ro, cơ hội về khí hậu và lượng khí thải nhà kính trên toàn bộ chuỗi giá trị của mình, bắt đầu từ năm 2025.

Nước Pháp đứng trước tháng ngày bất ổn
Thế giới 24h

Nước Pháp đứng trước tháng ngày bất ổn

Chỉ hai ngày sau khi được bổ nhiệm làm thủ tướng mới của nước Pháp, cựu ủy viên châu Âu, chính trị gia cánh hữu Michel Barnier phải đối mặt với cuộc biểu tình rầm rộ đầu tiên nhằm phản đối ông trở thành Thủ tướng và việc Tổng thống phớt lờ kết quả cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 7, vốn đưa đến chiến thắng cho liên minh cánh tả Mặt trận bình dân mới (NFP).

Tại sao BRICS sẽ mở rộng cửa cho Thổ Nhĩ Kỳ?
Thế giới 24h

Tại sao BRICS sẽ mở rộng cửa cho Thổ Nhĩ Kỳ?

Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) có thể đánh giá tích cực về tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ vì quy mô kinh tế và vị trí địa chiến lược của quốc gia này, tờ Sputnik của Nga bình luận việc Thổ Nhĩ Kỳ chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.