Ai có tiềm năng trở thành Thủ tướng mới của Nhật Bản?

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã bất ngờ tuyên bố sẽ từ chức và không tham gia tái tranh cử chức Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do LDP cầm quyền vào tháng 9 tới; quyết định này mở đường cho LDP lựa chọn một người cầm cờ mới và người chiến thắng trong cuộc bầu cử đó sẽ thay thế ông Kishida giữ cả chức Chủ tịch đảng và Thủ tướng.

Ông Kishida đã tuyên bố không ra tranh cử chỉ vài ngày trước khi LDP ấn định ngày bỏ phiếu bầu lãnh đạo đảng, diễn ra 3 năm một lần, dự kiến vào tháng 9. Ông Kishida sẽ vẫn là chủ tịch đảng và thủ tướng cho đến khi người kế nhiệm ông được bầu.

Các nhà lãnh đạo của LDP (từ trái sang): nữ Bộ trưởng An ninh kinh tế Sanae Takaichi, cựu Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi, Thủ tướng và Chủ tịch đảng đương nhiệm Fumio Kishida, Bộ trưởng Kỹ thuật số Taro Kono và cựu Tổng thư ký đảng Shigeru Ishiba. Ảnh: Nikkei
Các nhà lãnh đạo của LDP (từ trái sang): nữ Bộ trưởng An ninh kinh tế Sanae Takaichi, cựu Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi, Thủ tướng và Chủ tịch đảng đương nhiệm Fumio Kishida, Bộ trưởng Kỹ thuật số Taro Kono và cựu Tổng thư ký đảng Shigeru Ishiba. Ảnh: Nikkei 

Với việc LDP kiểm soát cả hai viện của Quốc hội, nhà lãnh đạo đảng tiếp theo chắc chắn sẽ trở thành thủ tướng. Một số nhà quan sát chính trị cho biết cuộc tổng tuyển cử tiếp theo có thể diễn ra ngay sau khi LDP có một nhà lãnh đạo mới. Bởi theo quy định, chủ tịch đảng cầm quyền có thể chọn tổ chức bầu cử bất kỳ lúc nào trước khi nhiệm kỳ hiện tại của Hạ viện kết thúc vào tháng 10.2025.

Người kế nhiệm ông Kishida sẽ là thủ tướng thứ ba của Nhật Bản kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe, nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất của đất nước, từ chức vào tháng 9.2020. Như vậy là trong 4 năm, đất nước mặt trời mọc đã thay 3 thủ tướng.

Thay đổi để vực dậy niềm tin

Với quyết định không tái tranh cử chức Chủ tịch LDP, ông Kishida sẽ chấm dứt nhiệm kỳ Thủ tướng kéo dài 3 năm trong bối cảnh mức độ tín nhiệm đối với ông ngày càng sụt giảm sau khi đảng cầm quyền vướng vào bê bối gây quỹ chính trị.

Vụ bê bối liên quan đến hàng chục thành viên có ảnh hưởng nhất của đảng không báo cáo các khoản quyên góp gây quỹ chính trị và làm dấy lên tranh cãi về mối quan hệ kéo dài hàng thập niên của LDP với Giáo hội Thống nhất có trụ sở tại Hàn Quốc.

Sau khi vụ bê bối bị phanh phui, ông Kishida đã nỗ lực lấy lại lòng tin của công chúng với những biện pháp cải tổ mạnh mẽ trong đảng; trong đó, ông giải tán các phe phái, trừng phạt các nhà lập pháp có liên quan đến vụ bê bối, cũng như sửa đổi luật kiểm soát quỹ chính trị.

Nhưng những biện pháp của ông không ngăn chặn được thái độ bất bình ngày càng tăng của công chúng đối với chính phủ. Các cuộc thăm dò ý kiến gần đây cho thấy tỷ lệ ủng hộ nội các của ông Kishida đã xuống dưới 30% - một tỷ lệ đáng báo động đối với một thủ tướng.

Trong thông báo về quyết định từ chức của mình, ông Kishida nói rằng các vụ bê bối đã “làm xói mòn” lòng tin của công chúng và đảng cần chứng minh cam kết thay đổi của mình. “Trong cuộc bầu cử sắp tới, cần phải cho người dân thấy rằng LDP sẽ thay đổi; minh chứng đầu tiên cho thấy rằng đảng sẵn sàng thay đổi là tôi phải rút lui", ông Kishida nói.

Những gương mặt tiềm năng

Hiện vẫn chưa rõ ai đang dẫn đầu cuộc đua thay thế ông Kishida, với suy đoán tập trung vào một số thành viên cấp cao của LDP.

Gương mặt nổi bật nhất là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba, cựu Tổng thư ký LDP, người đã nhiều lần tranh cử vị trí lãnh đạo không thành công. Trong các cuộc thăm dò, ông Ishiba luôn đứng đầu danh sách các chính trị gia mà cử tri muốn giữ vị trí thủ tướng. Trong những tuần gần đây, ông Ishiba đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Ngân hàng Nhật Bản bình thường hóa chính sách tiền tệ và khôi phục nhu cầu trong nước để thúc đẩy tăng trưởng, thay vì dựa vào thương mại.

Gương mặt thứ hai là Bộ trưởng Kỹ thuật số Taro Kono. Là một người thẳng thắn và nói tiếng Anh lưu loát, ông từ lâu đã được công chúng nói chung và các thành viên LDP yêu mến. Từng tham gia tranh cử, song ông Kono đã thua ông Kishida trong cuộc bầu cử Chủ tịch đảng gần đây nhất do thiếu sự ủng hộ từ những đồng nghiệp trong Quốc hội. Tuy nhiên, hình ảnh trong sạch của ông có thể khiến LDP quay sang ủng hộ ông để cải thiện uy tín của mình, vốn đã bị hoen ố bởi một vụ bê bối gây quỹ chính trị.

Ông Kono có nhiều kinh nghiệm trong Nội các khi từng kinh qua các chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng. Kono đã dịu giọng phản đối năng lượng hạt nhân trong những năm gần đây và ủng hộ Nhật Bản tham gia nhóm tình báo "Five Eyes" (Ngũ nhãn) bao gồm Australia, Canada, New Zealand, Anh và Hoa Kỳ; trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV vào tháng trước, Kono đã thúc giục BOJ tăng lãi suất để hỗ trợ đồng yên.

Nhân vật tiềm năng tiếp theo là nữ Bộ trưởng Ngoại giao Yoko Kamikawa. Là một sinh viên tốt nghiệp Harvard, từng là giám đốc một công ty tư vấn trước khi tham gia chính trường, bà được biết đến với những nỗ lực trao quyền lớn hơn cho phụ nữ, một cuộc chiến khó khăn vì chỉ có khoảng 12% các nhà lập pháp của LDP là phụ nữ; nếu được chọn, bà sẽ trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản.

Người tiếp theo là cựu Bộ trưởng Ngoại giao, hiện giữ chức Tổng thư ký LDP Toshimitsu Motegi - một nhân vật có ảnh hưởng lớn và cứng rắn trong đảng. Tốt nghiệp Harvard, gần đây ông công khai kêu gọi BOJ nên thể hiện rõ hơn ý định bình thường hóa chính sách tiền tệ. Các nhà phân tích chính trị cho biết ông Motegi có thể tái tạo mối quan hệ cá nhân được vun đắp dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe với cựu Tổng thống Donald Trump nếu ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11.

Con trai của cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi - Shinjiro Koizumi đã thu hút sự chú ý của công chúng vào tháng 9 năm ngoái khi ông lướt sóng ngoài khơi biển Fukushima để xóa tan đi mối lo ngại về an toàn của nước biển sau sự kiện nhà máy điện hạt nhân bị tiến hành xả thải; là cựu Bộ trưởng Môi trường và là người ủng hộ năng lượng tái tạo, ông công khai chỉ trích chính sách hỗ trợ năng lượng nhiệt điện của chính phủ. Tháng 11 năm ngoái, ông Koizumi đã thành lập một nhóm liên đảng để vận động quảng bá cho các ứng dụng chia sẻ xe, một sáng kiến giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt tài xế taxi và nỗ lực hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Nữ Bộ trưởng An ninh kinh tế Sanae Takaichi: từng là một cựu tay trống nhạc heavy metal tham gia chính trị, bà Takaichi có quan điểm bảo thủ cứng rắn với hình mẫu của bà là cố Thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Mặc dù hiện đang giữ chức Bộ trưởng An ninh kinh tế, bà đã thành lập nhóm của riêng mình vào tháng 11.2023, động thái được coi là để tập hợp lực lượng cho cuộc chạy đua vào ghế Chủ tịch đảng. Nếu bà Takaichi, người thường xuyên đến thăm đền Yasukuni, nơi các nước coi là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt trong quá khứ của Nhật Bản, trở thành thủ tướng, chắc chắn tiến trình hòa giải giữa Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ không suôn sẻ và mối quan hệ với Trung Quốc cũng sẽ xấu đi.  

Liệu Nhật Bản sẽ lần đầu có nữ Thủ tướng?

Vì đây là một cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo đảng, nên sẽ chỉ có khoảng 1,1 triệu thành viên LDP tham gia bỏ phiếu. Họ sẽ bỏ phiếu trong một hệ thống phân chia quyền lực giữa các nhà lập pháp được bầu của đảng và các thành viên nói chung, với mỗi nhóm nhận được 50% số phiếu bầu.

Hai trong số bốn gương mặt tiềm năng là phụ nữ, làm dấy lên khả năng đột phá trong nền chính trị do nam giới thống trị của Nhật Bản. Với truyền thống văn hóa bảo thủ, Nhật Bản có một thành tích khiêm tốn trong nỗ lực trao quyền cho phụ nữ. Chỉ có 10,3% thành viên Hạ viện là phụ nữ, đưa Nhật Bản vào vị trí thứ 163 về đại diện nữ trong số 190 quốc gia được nghiên cứu trong báo cáo của Liên minh Nghị viện Thế giới.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nhu cầu thay đổi hình ảnh của LDP có thể thúc đẩy đảng này lựa chọn một nữ thủ tướng. Chỉ có ba phụ nữ ứng cử vào vị trí lãnh đạo đảng trong quá khứ, hai người trong số họ đã tranh cử với ông Kishida vào năm 2021.

Thế giới 24h

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi
Quốc tế

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi

Nhằm định hình lại lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, Chính phủ Australia mới đây đã trình dự thảo Luật Chăm sóc người cao tuổi năm 2024. Nếu được thông qua, nó sẽ thay thế luật hiện hành và thúc đẩy các cải cách toàn diện về cách cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trên toàn quốc.

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?
Quốc tế

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump và của đảng Dân chủ Kamala Harris đã có màn so găng đầu tiên trên sân khấu ngày 10.9 (sáng 11.9 theo giờ Việt Nam). Trái ngược với những gì diễn ra hồi tháng 6, ứng cử viên mới của đảng Dân chủ dường như đã cho thấy khả năng làm chủ tình hình và đẩy đối phương vào những tình huống bất lợi. Sau đây là những vấn đề chính trong cuộc tranh luận:

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu
Thế giới 24h

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu

Quốc hội Trung Quốc đã đánh giá kế hoạch chính thức về việc tăng độ tuổi nghỉ hưu, đánh dấu bước đi quan trọng nhằm giảm bớt áp lực kinh tế xuất phát từ tình trạng lực lượng lao động đang giảm sút. 

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp
Quốc tế

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp

Cơ quan Thị trường năng lượng Singapore (EMA) có thể sẽ thực hiện phân bổ điện như một "biện pháp cuối cùng" trong thời kỳ khủng hoảng, ưu tiên cho các dịch vụ quan trọng. Quyết định về việc phân bổ điện được đưa ra sau khi Dự luật hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Singapore được thông qua vào hôm 9.9.

Bạn bè quốc tế khâm phục trước “tình người trong bão” của người dân Việt Nam
Thế giới 24h

Bạn bè quốc tế khâm phục trước “tình người trong bão” của người dân Việt Nam

Những ngày qua, các câu chuyện cảm động về sự giúp đỡ giữa người với người trong cơn bão Yagi đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, khiến không chỉ người dân Việt Nam cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương mà bạn bè quốc tế cũng bày tỏ sự cảm phục và xúc động trước tình người và sự đoàn kết của người dân Việt Nam. 

Nữ ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi "tái sinh" đảng và ưu tiên kinh tế
Quốc tế

Nữ ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi "tái sinh" đảng và ưu tiên kinh tế

Ngày 9.9, Bộ trưởng An ninh kinh tế Nhật Bản Sanae Takaichi đã trở thành ứng cử viên nữ đầu tiên và là ứng cử viên thứ bảy tham gia cuộc đua vào vị trí Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, chỉ ba ngày trước khi chiến dịch vận động chính thức bắt đầu vào 12.9. Bà công bố quyết định tranh cử với ưu tiên về tăng trưởng kinh tế và kêu gọi tái sinh đảng cầm quyền.

Australia thông qua luật yêu cầu phải báo cáo bắt buộc về khí hậu vào năm 2025
Quốc tế

Australia thông qua luật yêu cầu phải báo cáo bắt buộc về khí hậu vào năm 2025

Hạ viện Australia vừa đạt được bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với việc thông qua dự luật sửa đổi Luật Ngân khố ngày 9.9. Văn bản pháp lý này yêu cầu các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ phải báo cáo các thông tin liên quan đến các rủi ro, cơ hội về khí hậu và lượng khí thải nhà kính trên toàn bộ chuỗi giá trị của mình, bắt đầu từ năm 2025.

Nước Pháp đứng trước tháng ngày bất ổn
Thế giới 24h

Nước Pháp đứng trước tháng ngày bất ổn

Chỉ hai ngày sau khi được bổ nhiệm làm thủ tướng mới của nước Pháp, cựu ủy viên châu Âu, chính trị gia cánh hữu Michel Barnier phải đối mặt với cuộc biểu tình rầm rộ đầu tiên nhằm phản đối ông trở thành Thủ tướng và việc Tổng thống phớt lờ kết quả cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 7, vốn đưa đến chiến thắng cho liên minh cánh tả Mặt trận bình dân mới (NFP).

Tại sao BRICS sẽ mở rộng cửa cho Thổ Nhĩ Kỳ?
Thế giới 24h

Tại sao BRICS sẽ mở rộng cửa cho Thổ Nhĩ Kỳ?

Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) có thể đánh giá tích cực về tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ vì quy mô kinh tế và vị trí địa chiến lược của quốc gia này, tờ Sputnik của Nga bình luận việc Thổ Nhĩ Kỳ chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.