Đoàn nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nữ nghị sĩ AIPA, Đại hội đồng AIPA 42:

Tăng cường hợp tác nghị viện trong thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ

Chiều 23.8, tiếp tục chương trình Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN lần thứ 42 (Đại hội đồng AIPA 42) do Hội đồng Lập pháp Brunei chủ trì tổ chức, Đoàn nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nữ nghị sĩ AIPA (WAIPA) được tiến hành theo hình thức trực tuyến.

Chủ đề của hội nghị WAIPA là "Thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ trong tương lai phục hồi sau đại dịch và việc làm thông qua kỹ thuật số và tài chính bao trùm". Hội nghị do thành viên Hội đồng Lập pháp Brunei Siti Rozaimeriyanty Dato Haji Abdul Rahman điều hành, với sự tham dự của các nữ nghị sĩ đến từ các Nghị viện thành viên AIPA.

Ảnh: Lâm Hiển

Ảnh: Lâm Hiển

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, góp ý vào dự thảo Nghị quyết Thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ trong tương lai phục hồi sau đại dịch và việc làm thông qua kỹ thuật số và tài chính bao trùm do Hội đồng Lập pháp Brunei Darussalam đề xuất.

Trình bày đề xuất dự thảo Nghị quyết, đại diện Đoàn đại biểu Hội đồng Lập pháp Brunei cho biết, đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân trong khu vực và làm hàng trăm triệu lao động mất hoặc suy giảm việc làm, thu nhập và bất ổn định cuộc sống, trong đó số đông là phụ nữ. Đại dịch Covid-19 cũng mang tới sự gia tăng chuyển đổi số nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực và dự đoán các ngành nghề trong tương lai sẽ ngày càng phát triển theo xu hướng chuyển đổi số, gia tăng tự động hóa. Điều này càng ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực kinh tế.

Thu hẹp khoảng cách về giới là một trong các ưu tiên của ASEAN trong tiến trình đạt được sự phát triển bền vững và bao trùm. Nội dung này cũng được đưa vào các mục tiêu và chỉ tiêu của Tầm nhìn ASEAN 2025 và Chương trình Nghị sự 2030 về Mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là Mục tiêu số 5: Đạt được Bình đẳng giới và Trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái. Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ đáng kể trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong ASEAN, bất bình đẳng giới vẫn là thách thức không nhỏ trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN “gắn kết về chính trị, hội nhập về kinh tế và có trách nhiệm về xã hội”. Theo Báo cáo của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD năm 2018, nhiều phụ nữ không thể tiếp cận Internet do các rào cản về khả năng tiếp cận, chi trả, giáo dục, sự thiếu hiểu biết về công nghệ. Bên cạnh đó, đại dịch Covid - 19 cũng ảnh hưởng lớn đến khu vực lao động - việc làm, đòi hỏi các quốc gia thành viên ASEAN phải bảo đảm lực lượng lao động, đặc biệt là phụ nữ, được trang bị kiến thức về công nghệ, kỹ năng và công cụ nhằm thích ứng và đổi mới công nghệ tốt hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính kỹ thuật số. 

Đặt vấn đề này, thành viên Hội đồng Lập pháp Brunei cho biết, Brunei đề xuất dự thảo Nghị quyết Thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ trong tương lai phục hồi sau đại dịch và việc làm thông qua kỹ thuật số và tài chính bao trùm, nhằm khích lệ các Nghị viện thành viên AIPA thực thi và tăng cường các chiến lược kỹ thuật số nhằm thu hẹp khoảng cách về giới trong lĩnh vực số, cải thiện khả năng tiếp cận cũng như giá thành các công nghệ kỹ thuật số trong khi bảo đảm giảm thiểu các rủi ro về an ninh trong không gian số đối với phụ nữ. Dự thảo Nghị quyết cũng phản ánh các cam kết của AIPA trong thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong ASEAN và AIPA, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia và đóng vai trò tích cực trong các nỗ lực phục hồi kinh tế, các hoạt động của AIPA cũng như các kế hoạch nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025.

Tham gia đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ và đặt ra những thách thức mới đối với phụ nữ trong tiếp cận việc làm, các nguồn hỗ trợ, đặc biệt là tài chính. Bên cạnh đó, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng cho rằng, trong lĩnh vực số hóa không chỉ có khoảng cách giới mà còn cả phân biệt giới. Trong bối cảnh đó, các nghị viện đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện khung khổ pháp lý về kỹ thuật số và tài chính bao trùm, nhằm thúc đẩy trao quyền kinh tế của phụ nữ trong tương lai của việc làm và phục hồi sau đại dịch.

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đề xuất, dự thảo Nghị quyết cần bổ sung một số giải pháp như: kêu gọi các quốc gia thành viên AIPA tăng cường vai trò của các Nghị viện trong việc kiểm soát và phòng ngừa Covid-19 thông qua việc tiếp cận công bằng và bình đẳng cũng như hợp tác, chia sẻ vaccine để tạo miễn dịch cộng đồng của ASEAN; cải thiện hệ thống pháp luật quốc gia và khu vực nhằm thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ thông qua kỹ thuật số và tài chính trong tương lai sau đại dịch.

Dự thảo Nghị quyết cần kêu gọi các thành viên AIPA thúc đẩy hợp tác ở cấp độ song phương, khu vực và quốc tế, xây dựng mạng lưới kết nối nhằm đào tạo và tạo việc làm cho phụ nữ; thực hiện nghiên cứu tác động toàn diện của Covid-19 đối với lao động nữ ASEAN để đưa ra kế hoạch sau đại dịch về nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ thông qua kỹ thuật số và tài chính bao trùm.

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng đề nghị, dự thảo Nghị quyết kêu gọi các nghị viện thành viên AIPA hỗ trợ phát triển các dịch vụ tài chính kỹ thuật số thông qua các cơ chế bảo trợ xã hội, nhằm cung cấp khả năng tiếp cận các dịch vụ này an toàn, bảo mật, hiệu quả, với giá cả phải chăng cũng như bảo đảm ổn định tài chính bền vững cho phụ nữ.

Các ý kiến đóng góp của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam vào dự thảo Nghị quyết được các đại biểu đánh giá cao và nghiên cứu tiếp thu vào dự thảo Nghị quyết để trình Đại hội đồng xem xét thông qua tại phiên họp toàn thể thứ Hai. Sự tham gia tích cực, chủ động của Đoàn nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam tại Hội nghị WAIPA, Đại hội đồng AIPA 42 khẳng định vai trò thành viên có trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam tại diễn đàn hợp tác nghị viện khu vực và thế giới; đồng thời, thể hiện vai trò của các nữ đại biểu Quốc hội trong tham gia giải quyết các vấn đề khu vực.

Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

Chiều 5.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Đúng 9h45 sáng nay, 5.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Thủ đô Yerevan, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, lên đường sang Tashkent, Uzbekistan tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới và thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan theo lời mời của Chủ tịch IPU Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 - 6.4. Sáng 4.4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Sáng 4.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam tới Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Hà Nội viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Ngày 3.4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa chủ trì Hội nghị
Chính trị

Chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW và ứng dụng AI trong công tác tuyên giáo và dân vận

Chiều 3.4, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề “Chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác tuyên giáo và dân vận”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Sáng 3.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo để rà soát các công việc đã thực hiện, nhiệm vụ thời gian tới nhằm thúc đẩy xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam

Sáng 3.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá tình hình, tác động từ chính sách thuế của Hoa Kỳ, thảo luận đưa ra các giải pháp thích ứng với tình hình.

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương
Chính trị

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Sáng 3.4 (tức ngày 6.3 âm lịch), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 50 đại biểu trở về từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì. Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên dẫn đầu.