Hoàn thiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Sáng 10.2, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức 3 Hội thảo khoa học cấp bộ về: “Hoàn thiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ - những vấn đề lý luận và thực tiễn”; “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ” và “Phương hướng hoàn thiện pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ”.

Tại các Hội thảo, các đại biểu cho rằng, trật tự, an toàn giao thông đường bộ là bộ phận quan trọng của trật tự, an toàn công cộng, được xem là bộ mặt của xã hội. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nói chung và trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng là yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản của mỗi quốc gia, là điều kiện cần thiết để bảo đảm phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

Hội thảo khoa học cấp bộ về Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Hội thảo khoa học cấp bộ về Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Luật Giao thông đường bộ hiện hành đồng thời điều chỉnh cả 2 lĩnh vực gồm: trật tự, an toàn giao thông đường bộ (thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội) và xây dựng, phát triển, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quản lý vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (thuộc lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật). 

Một số ý kiến nhận định, đây là 2 lĩnh vực rất lớn và khác nhau nhưng lại được điều chỉnh trong cùng một đạo luật dẫn đến không thể quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng nhiều nội dung quan trọng thuộc cả hai lĩnh vực, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Do đó, cần thiết phải có sự khảo cứu một cách toàn diện, đánh giá đúng đắn thực trạng, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm một số nước trên thế giới về lĩnh vực xây dựng luật liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ. Đồng thời, có những công trình nghiên cứu chuyên sâu, đề xuất được những giải pháp cụ thể, có luận cứ khoa học, khả thi, thuyết phục vì lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia, bảo đảm quyền con người làm cơ sở xây dựng, ban hành một luật riêng về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Các đại biểu cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam và sự tác động, ảnh hưởng đến bảo đảm an toàn về tài sản, tính mạng, sức khỏe đối với người tham gia giao thông, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Từ đó chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

Hội thảo khoa học cấp bộ về Hoàn thiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ - những vấn đề lý luận và thực tiễn
Hội thảo khoa học cấp bộ về Hoàn thiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ - những vấn đề lý luận và thực tiễn

Nhiều ý kiến nêu thực tế, hoạt động gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ diễn biến rất phức tạp theo chiều hướng gia tăng, làm nảy sinh nhiều vấn đề tội phạm mới, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, đầu tư nước ngoài và an sinh xã hội. Trong khi đó, hệ thống pháp luật giao thông đường bộ bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp với tình hình thực tiễn nước ta; trong đó, việc không phân định rõ cơ quan, tổ chức chủ trì đối với bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ dẫn đến tình trạng chồng chéo và chia cắt trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này; hệ thống pháp luật về kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải; về giao thông đường bộ và trật tự, an toàn giao thông đường bộ chưa theo kịp tình hình mới và xu hướng phát triển chung của thế giới… Trên cơ sở này, các ý kiến cho rằng, việc hoàn thiện pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo hướng xây dựng các đạo luật chuyên sâu là phù hợp nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả và nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.

Một số ý kiến cũng lưu ý, nếu ban hành Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ riêng thì Chính phủ, các bộ, ngành liên quan cần kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn để cụ thể hóa và triển khai thực hiện hiệu quả. 

Sự kiện nổi bật

Thủ tướng lên đường thăm Ba Lan, Séc; dự Hội nghị WEF và hoạt động song phương tại Thụy Sĩ
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng lên đường thăm Ba Lan, Séc; dự Hội nghị WEF và hoạt động song phương tại Thụy Sĩ

Ngày 15.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Séc, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos và làm việc song phương tại Thụy Sĩ, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Ba Lan Donald Tusk, Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa chúc Tết hộ nghèo tại tỉnh Tuyên Quang
Sự kiện nổi bật

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa chúc Tết hộ nghèo tại tỉnh Tuyên Quang

Ngày 14.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cùng đoàn công tác tới thăm, chúc Tết và tặng quà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân chất độc da cam, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Tuyên Quang.

Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết các đồng chí nguyên Chủ tịch nước
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết các đồng chí nguyên Chủ tịch nước

Trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930-3.2.2025), chiều 14.1, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đồng bằng sông Hồng, Hà Nội phải tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đồng bằng sông Hồng, Hà Nội phải tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sáng 14.1, chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng, có chủ đề “Tăng trưởng 2 con số, Đồng bằng sông Hồng tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Hội đồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng yêu cầu vùng Đồng bằng sông Hồng và Hà Nội phải tiên phong, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Sáng 14.1, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng, có chủ đề “Tăng trưởng 2 con số, Đồng bằng sông Hồng tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 10, Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 10, Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ

Chiều 13.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Ninh
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Ninh

Chiều 13.1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Hồ Long
Sự kiện nổi bật

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 13.1, tại Phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, dự, chủ trì và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn: