Halcom Việt Nam và VinIT thúc đẩy hợp tác:

Tìm hướng đi mới cho giải pháp xử lý rác thải tại Việt Nam

Ngày 11.8, đại diện Công ty CP Halcom Việt Nam và Viện Công nghệ VinIT đã có buổi gặp mặt và làm việc, chia sẻ kinh nghiệm, bước đầu thiết lập quan hệ hợp tác và tìm kiếm cơ hội thương mại hóa công nghệ khí hóa plasma để tiêu hủy rác thải triệt để.

Tham dự buổi làm việc có các chuyên gia của Viện Công nghệ VinIT: GS. VS Nguyễn Quốc Sỹ Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT, chuyên gia cao cấp tiên phong cho công nghệ Plasma trong xử lý rác thải, TSKH Nguyễn Nghĩa – Thư ký Hội đồng Khoa học, ông Nguyễn Trọng Bằng – Chuyên gia cơ khí.

Về phía Công ty CP Halcom Việt Nam có ông Nguyễn Quang Huân – Chủ tịch HĐQT, ông Indronil Sengupta – Cố vấn tài chính, ông Lê Viết Vĩnh – Phó Giám đốc Ban Nghiên cứu và Phát triển.

Chia sẻ tại buổi làm việc, GS. VS Nguyễn Quốc Sỹ cho rằng, việc xử lý rác thải ở Việt Nam không chỉ khó ở khâu phân loại, ở độ ẩm cao, nhiệt lượng thấp, giá thành xử lý trên một tấn rác thấp so với khu vực, mà một trong những bài toán khó nhất hiện nay là việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý rác. Trong bối cảnh đó, công nghệ plasma do các nhà khoa học của Viện Công nghệ VinIT thiết kế chế tạo sẽ là một trong những giải pháp tối ưu để bảo đảm tiêu hủy triệt để rác thải không phân loại như của Việt Nam.

Tìm hướng đi mới cho giải pháp xử lý rác thải tại Việt Nam -0
Đại diện Viện công nghệ VinIT phát biểu tại buổi làm việc

Khác với công nghệ đốt rác truyền thống, công nghệ plasma hầu như không xảy ra môi trường các chất khí độc hại như dioxin và furan và hạn chế tối đa được lượng tro xỉ sau khi đốt rác, đồng thời thực hiện chu trình biến rác thải thành tài nguyên có giá trị.

Đây là công nghệ duy nhất có khả năng xử lý triệt để chất thải nhựa, nylon, lưu huỳnh và các tạp chất nhiễm độc (thủy ngân, cadimi, chì, xenon, cyan, rác thải điện tử…), đảm bảo tất cả các chỉ tiêu môi trường nghiêm ngặt nhất như G7 hay EURO6. Trước lo ngại về giá thành cao của công nghệ mới này, GS. VS Nguyễn Quốc Sỹ cũng đưa ra câu trả lời giải đáp cho nhu cầu tối ưu hóa chi phí và đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

Là nhà đầu tư luôn tiên phong tìm kiếm và ứng dụng những công nghệ mới trong các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các dự án điện rác tại một số địa phương tiềm năng, Halcom Việt Nam đánh giá cao công nghệ ưu việt của VinIT và tin rằng việc ứng dụng công nghệ này vào các dự án đầu tư xử lý rác thải của công ty sẽ đem lại thành công đáng mong đợi. Công ty đặt mục tiêu, tới năm 2025, xây dựng các nhà máy điện rác đạt công suất xử lý 3.000 tấn rác thải/ngày.

Ông Nguyễn Quang Huân, Chủ tịch HĐQT Halcom Việt Nam hy vọng mối quan hệ hợp tác giữa hai bên sẽ giúp giải quyết bài toán khó về nguồn vốn đầu tư và cơ chế chính sách cho VinIT, từ đó đặt nền móng cho việc thương mại hóa công nghệ xử lý rác thải bằng plasma tại Việt Nam, tạo ra sản phẩm có ích cho xã hội và cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Môi trường

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt
Môi trường

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt

Trong những năm gần đây, người Việt Nam đã bắt đầu thay đổi thói quen đi lại, đặc biệt là xu hướng sử dụng xe điện. Điều này không chỉ phản ánh sự phát triển của công nghệ mà còn là sự nhạy bén trước những vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng. Khi Tết Nguyên Đán đến gần, hình ảnh những chiếc xe điện lăn bánh trên đường phố ngày càng trở nên phổ biến. Sự chuyển mình này không chỉ là một xu hướng nhất thời mà còn phản ánh một thay đổi lớn trong thói quen đi lại của người Việt Nam.

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn
Môi trường

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn

Nghề quan trắc thủy văn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ nguồn nước, đồng thời cung cấp thông tin quý giá cho các quyết định phát triển bền vững. Nhưng ít ai biết, ngoài sự tỉ mỉ, chính xác, tâm huyết những người làm trong lĩnh vực này còn phải đối mặt với bão lũ, mưa giông… và am hiểu sâu sắc về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước. Họ được ví như người theo dõi nhịp cảm xúc, nhịp sống của các con sông.

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu
Môi trường

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu

Trước diễn biến ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu, nghiêm trọng nhất là tình trạng sạt lở bờ biển, ven sông làm mất rừng, mất đất sản xuất của người dân, việc đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn tại các địa phương ven biển sẽ góp phần giảm thiểu xói mòn, sạt lở, biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững cho người dân dưới tán rừng.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người
Môi trường

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người

Ngày 24.12, Báo Nông thôn ngày nay phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam tổ chức Tọa đàm thứ 2 nằm trong chuỗi Tọa đàm: “Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật” với chủ đề: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “4 đúng” vì sức khỏe cây trồng và con người.

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn

Nhằm trao đổi, thảo luận về vai trò, hiệu quả thực tiễn cũng như các giải pháp triển khai Luật Bảo vệ môi trường trong thực tiễn, hiệu lực, hiệu quả và hiệu năng, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn".

Trưởng ban Khoa học Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. GS.TS Hoàng Xuân Cơ. Ảnh: Duy Thông
Xã hội

Nói ít làm nhiều, triển khai thực chất và hiệu quả

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng, Luật Bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Đường làng ngõ xóm trang trang sạch đẹp tại xã Yên Lợi, huyện Ý Yên. Ảnh: PV
Xã hội

Nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường, nâng cao các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Nam Định không chỉ mang lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân mà còn khai thác được các giá trị kinh tế từ cảnh quan nông nghiệp - nông thôn, từng bước phát triển thành ngành kinh tế du lịch sinh thái, đem lại thu nhập cho người dân.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu
Xã hội

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của thế giới, hiện nay đa số các nước cũng theo đuổi các chính sách liên quan đến hướng phát triển kinh tế tuần hoàn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có Việt Nam. Muốn bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, không còn cách nào khác là chúng ta phải thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Xã hội

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Mới đây, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, cùng nhiều lãnh đạo, đại biểu đến từ nhiều cơ quan tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức tổng kết dự án “Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Giai đoạn 1”.

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững
Môi trường

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững

Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, các chuyên gia cho rằng, việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.