Bảo vệ động vật hoang dã - cần chung tay của cả cộng đồng

Dù có nhiều nỗ lực trong việc ngăn chặn nạn khai thác, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ bất hợp pháp động vật hoang dã trái phép, song Việt Nam vẫn được coi là điểm nóng về tiêu thụ, trung chuyển động vật hoang dã. Theo đó, để ngăn chặn tình trạng trên, các chuyên gia cũng như nhà khoa học cho rằng: cả cộng đồng cần chung tay vào cuộc với các hành động thiết thực...

Nhiều loài ĐVHD có nguy cơ tuyệt chủng

Báo cáo tại Hội thảo về "nhận diện vai trò và tăng cường năng lực vận động chính sách ngăn chặn buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã (ĐVHD) cho các tổ chức bảo tồn của Việt Nam” sáng ngày 29.9 do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường (CNREC) phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức, đại diện Trung tâm CNREC cho biết: Việt Nam là một trong 25 nước có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao nhất thế giới với khoảng 3.000 loài cá, hơn 1.000 loài chim và 300 loài thú.

Cả cộng đồng cần chung tay bảo vệ động vật hoang dã -0
Toàn cảnh Hội thảo

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ: tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp các loài động vật, thực vật hoang dã hiện nay đã và đang gia tăng, trở thành mối đe dọa chính, dẫn tới gia tăng tốc độ tuyệt chủng của nhiều loài ĐVHD, làm suy thoái sinh cảnh tự nhiên, gây mất đa dạng sinh học. Đồng thời, tiềm ẩn những tác động tiêu cực môi trường sống và sức khoẻ của con người và tạo ra áp lực lớn cho công tác bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam trong suốt 30 năm qua.

Cả cộng đồng cần chung tay bảo vệ động vật hoang dã -0
Đại biểu phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Khắc Ngọc

Để từng bước giải quyết vấn nạn này, Việt Nam đã thực hiện một số giải pháp quan trọng để bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), ngăn chặn, buôn bán ĐVHD. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đề ra chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23.7.2020 về một số giải pháp cấp bách quản lý ĐVHD; chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17.5.2022 về các giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam; chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 ngày 28.01.2022 với mục tiêucần phải bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, đặc biệt là loài nguy cấp, quý hiếm.

Cộng đồng trách nhiệm bảo vệ ĐVHD

Thời gian qua, các tổ chức phi chính phủ (NGO) của Việt Nam và quốc tế hoạt động trong lĩnh bảo tồn thiên nhiên và ĐVHD đã rất tích cực và chủ động trong hoạt động này. Tuy nhiên, trước những vụ việc buôn bán, vận chuyển ĐVHD trái phép xảy ra trong thời gian gần đây cho thấy, Việt Nam vẫn đang là điểm nóng về buôn bán, vận chuyển trái phép ĐVHD, điều này cũng đồng nghĩa ĐDSH cũng có nhiều nguy cơ bị đe dọa.

Cả cộng đồng cần chung tay bảo vệ động vật hoang dã -0
Phó Trưởng ban VUSTA Trần Xuân Việt phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Khắc Ngọc
Cả cộng đồng cần chung tay bảo vệ động vật hoang dã -0
Đại biểu đề xuất các giải pháp ngăn chặn buôn bán ĐVHD. Ảnh: Khắc Ngọc

Phó Trưởng ban VUSTA Trần Xuân Việt cho biết: Các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc VUSTA có phạm vi hoạt động rất rộng, đã có những đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và bảo tồn đa dạng sinh học nói riêng. Từ năm 2014 đến nay, VUSTA đã hỗ trợ phê duyệt 450 dự án viện trợ (khoảng 60 triệu USD). Trong đó, lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên, năng lượng bền vững, ô nhiễm không khí, bảo vệ nguồn nước: chiếm 30% về số lượng dự án, chiếm 20% về giá trị viện trợ.

Để công tác bảo tồn ĐDSH, ngăn chặn buôn bán, tiêu thụ trái phép ĐVHD có hiệu quả, các chuyên gia cho rằng: cần phải có sự chung tay của tất cả các cấp, ngành, các tổ chức xã hội, cộng đồng với những hành động thiết thực để bảo vệ các loài ĐVHD, quý, hiếm, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm về bảo tồn ĐDSH, phát triển bền vững. “Để phòng chống buôn bán và tiêu thụ trái phép ĐVHD đạt hiệu quả cần có sự liên kết chặt chẽ giữa cộng đồng, tổ chức xã hội và cơ quan chức năng”, Giám đốc Trung tâm GreenViet Nguyễn Thiên Hương đề xuất.

Tại buổi Hội thảo, nhiều ý kiến cũng đánh giá cao hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGO) của Việt Nam và quốc tế trong trong lĩnh bảo tồn thiên nhiên và ĐVHD, đặc biệt là công tác bảo tồnĐDSH và ngăn chặn buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã. Đồng thời, cũng thẳn thắn, sôi nổi trao đổi các vấn đề về chính sách còn bỏ ngỏ trong công tác bảo tồn ĐDSH, ngăn chặn buôn bán ĐVHD trái pháp luật tại Việt Nam và đề xuất các chính sách trong 5 năm tới. Theo đó, các tổ chức phi chính phủ (NGO) cần đưa ra các biện pháp cụ thể, chủ động hơn để vận động việc tăng cường các chính sách, hành động; sự tham gia của Quốc hội, Chính phủ và công chúng vào các hoạt dộng ngăn chặn bẫy bắt, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã cho giai đoạn 2022-2030;….

Môi trường

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững là một trong những nội dung được Cục Lâm nghiệp quan tâm hàng đầu. Ảnh: CLN
Xã hội

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

Thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ cao trong lĩnh vực chọn tạo giống, nhân giống và kỹ thuật lâm sinh, qua đó đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải
Môi trường

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải

Phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế phát triển quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Xu hướng này không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức lớn cho nước ta. Do đó, Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu, có chính sách để thúc đẩy xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn, có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào quá trình tái chế và xử lý rác thải.

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải
Xã hội

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải

Chia sẻ tại Tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam”, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)  cho rằng, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải. Nếu không có cơ chế, chính sách hiệu quả cho công tác thu gom, xử lý rác thải, thì giảm được số lượng rác thải sẽ rất khó.

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh
Môi trường

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh

Nhằm thúc đẩy trao đổi kiến thức giữa các kiến trúc sư và chuyên gia của Việt Nam và Đan Mạch về chuyển đổi đô thị xanh, ngày 28.11 tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Chuyển đổi Đô Thị Xanh – Từ Đan Mạch đến Việt Nam” do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức.

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải
Môi trường

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường. Song, trước thực trạng tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, bài toán đặt ra là phải chuyển đổi phương thức, mô hình xử lý rác thải để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, mà vẫn bảo vệ được môi trường.

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng
Xã hội

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng

Để thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn (từng hộ gia đình), PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận, việc quy hoạch nguồn rác, bãi rác tại các địa phương có vai trò rất quan trọng.

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"
Xã hội

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"

Tại tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 27.11, nhiều đại biểu cho rằng, vấn nạn rác thải đã và đang đe dọa rất nghiêm trọng tới cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang lãng phí một nguồn tài nguyên rất khổng lồ…

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng
Xã hội

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng

Hiện nay, ngành lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý 16,348 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng là 14,860 triệu ha. Đây là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý diện tích rừng và đất trồng rừng, cũng như giúp theo dõi sát sao sức khỏe của hệ sinh thái, dự đoán nguy cơ cháy rừng, phát hiện khai thác… ngành lâm nghiệp đang chú trọng chuyển đổi số.