Cần xem xét điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm

Luật Bảo hiểm tiền gửi được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2013 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, góp phần bảo đảm an toàn hệ thống tài chính quốc gia. Liên quan đến quá trình triển khai thực hiện Luật, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ĐBQH CAO SĨ KIÊM - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

- Trong bối cảnh quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng đang được triển khai mạnh mẽ, Luật Bảo hiểm tiền gửi ra đời có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng: bảo đảm an toàn hệ thống tài chính quốc gia, củng cố niềm tin của người dân… Ý kiến của ông về vấn đề này?

- Đúng là như vậy. Cùng với các công cụ bảo đảm an toàn hệ thống tài chính quốc gia khác, việc ban hành Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho tổ chức BHTG phát huy tốt hơn vai trò ổn định hệ thống tài chính - ngân hàng và nâng cao niềm tin công chúng. Nếu như trước kia, một số kênh đầu tư phổ biến được người dân ưa chuộng như: bất động sản, chứng khoán, vàng thì hiện nay, họ cảm thấy yên tâm hơn khi gửi tiền tại ngân hàng với mục tiêu an toàn - hiệu quả. Luật BHTG là nền tảng pháp lý giúp người dân có niềm tin vào đồng tiền gửi tại ngân hàng, tránh gây xáo động trong hệ thống tài chính - ngân hàng ngay cả trong trường hợp xấu nhất khi xảy ra sự cố đổ vỡ hay mất khả năng chi trả, mua bán - sáp nhập.

BHTG Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong quá trình giám sát rủi ro, duy trì an toàn hoạt động ngân hàng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và củng cố niềm tin công chúng vào hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động và hệ thống ngân hàng đang tái cấu trúc mạnh mẽ hiện nay, có thể nói, BHTG Việt Nam với hệ thống cơ chế, cách điều hành, mô hình tổ chức bài bản theo thông lệ quốc tế đã đáp ứng khá kịp thời, hiệu quả các yêu cầu đặt ra của thị trường.

- Hạn mức trả tiền bảo hiểm là một nội dung dành được nhiều quan tâm từ công chúng. Ông đánh giá thế nào về hạn mức trả tiền bảo hiểm hiện tại?

- Có thể nói, hạn mức trả tiền bảo hiểm là yếu tố có tác động không nhỏ đến tâm lý và hành vi người gửi tiền. Hạn mức thấp có thể làm suy giảm niềm tin công chúng, dẫn đến hiện tượng rút tiền hàng loạt khi xảy ra biến cố trong hệ thống ngân hàng. Ngược lại, nâng cao hạn mức trả tiền bảo hiểm đồng nghĩa với việc củng cố niềm tin của người gửi tiền, qua đó góp phần đẩy mạnh huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân vào hệ thống ngân hàng và phát triển kinh tế. Chính vì vậy, việc quy định linh hoạt hạn mức trả tiền bảo hiểm sao cho phù hợp với tình hình thực tế và nguyện vọng của người gửi tiền là một yêu cầu quan trọng đặt ra hiện nay.

Hiện nay, nếu tính đến các yếu tố kinh tế vĩ mô như: rủi ro hoạt động ngân hàng gia tăng, GDP bình quân đầu người, lạm phát, tỷ giá, lòng tin của người dân vào hệ thống tài chính… bên cạnh việc lượng người gửi tiền với số dư tiền gửi ngày một gia tăng thì hạn mức trả tiền bảo hiểm 50 triệu đồng được áp dụng từ năm 2005 cho tới nay là không còn phù hợp nữa.

- Ông có đề xuất gì về việc điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm?

- Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, lạm phát cao, nợ xấu và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng như hiện nay, vấn đề điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm cần được xem xét nhằm duy trì niềm tin công chúng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để Chính phủ tiến hành cải cách, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, vấn đề điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm cần dựa trên cơ sở các yêu cầu và thích nghi với trình độ phát triển của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng trong từng thời kỳ. Trong trường hợp xảy ra sự cố, ưu điểm lớn nhất của việc hạn mức trả tiền bảo hiểm thấp là có thể giải quyết được nhu cầu của số đông, tức là đảm bảo chi trả được cho một lượng người gửi tiền lớn, qua đó tránh được tình trạng rút tiền hàng loạt có thể đe dọa ổn định của hệ thống ngân hàng cũng như toàn thể nền kinh tế.

Trong thời gian tới, BHTG Việt Nam cần tham mưu cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm theo xu hướng tăng lên để phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường, qua đó góp phần củng cố hơn nữa niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng.

- Theo Luật BHTG, Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức tham gia BHTG. Ông nhận định như thế nào về việc chuyển từ hệ thống phí đồng hạng hiện hành sang tính phí theo rủi ro?

- Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng mô hình tính phí BHTG trên cơ sở rủi ro, qua đó phản ánh xác thực tình trạng và “sức khỏe” tài chính của các tổ chức thành viên. Chính vì vậy, việc áp dụng khung phí BHTG trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức tham gia BHTG là hoàn toàn phù hợp với thông lệ và quy chuẩn quốc tế, giúp BHTG Việt Nam và các cơ quan giám sát có cái nhìn tổng thể và chính xác nhất về các tổ chức tín dụng, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro.

Tuy nhiên, để thực hiện quy định này, bên cạnh các tiêu chí đánh giá, xếp hạng các tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và chuẩn quốc tế, cần tăng cường cơ chế phối kết hợp và chia sẻ thông tin giữa BHTG Việt Nam với các cơ quan giám sát khác như: Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Bộ Tài chính hay đẩy mạnh khai thác nguồn tin từ các cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế. Đó là cơ sở vững chắc để đánh giá các tổ chức tín dụng, qua đó có thể xác định được mức phí BHTG phù hợp với từng đối tượng.

- Xin cám ơn Ông!

Kỳ họp

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh
Thời sự Quốc hội

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh

Khẳng định việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 là rất kịp thời, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết theo yêu cầu của thực tiễn trong phòng, chống dịch Covid-19, các đại biểu Quốc hội cho rằng, để tiếp tục duy trì vững chắc thành quả trong phòng, chống đại dịch Covid-19 cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn hệ thống chính sách pháp luật về phòng, chống dịch bệnh cũng như ứng phó với những vấn đề khẩn cấp trong tương lai.

Khẳng định nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, nhanh nhạy, quyết đoán của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Khẳng định nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, nhanh nhạy, quyết đoán của Quốc hội

Thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, sáng nay, 22.10, các đại biểu cho rằng, phát triển kinh tế năm 2022 có nhiều điểm sáng, tuy nhiên trong thời gian tới cần làm rõ hơn thực trạng, nguyên nhân khách quan, chủ quan và để xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp trong việc giải ngân các gói kích thích phục hồi và phát triển kinh tế, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, quản lý thị trường tài chính…

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV
Chính trị

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV

Đúng 9h00 sáng nay, 23.5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV. Đây là kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ Khóa XV Quốc hội họp tập trung cả kỳ tại Nhà Quốc hội.

Khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển
Xây dựng luật

Khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật). Đây là đạo luật nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19; đơn giản hóa thủ tục đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực
Kỳ họp

Tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực

Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Đóng góp chung vào thành công đó, các ĐBQH Đoàn Hà Tĩnh đã tích cực nghiên cứu, tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực vào các nội dung kỳ họp.
Tiền lệ tốt cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường
Kỳ họp

Tiền lệ tốt cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường

Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, đoàn kết, trí tuệ. Kết quả kỳ họp thể hiện sự tích cực, chủ động, trách nhiệm cao của Quốc hội trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước và mong muốn, nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp; sự phối hợp chặt chẽ của Chính phủ và phối hợp chuẩn bị từ sớm của các cơ quan của Quốc hội trong việc chuẩn bị kỳ họp. Khẳng định điều này, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, việc Quốc hội tổ chức thành công Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất đã giúp Quốc hội có những kinh nghiệm tốt, tạo tiền lệ cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường tiếp theo để kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.
Quyết liệt, kịp thời trước những vấn đề cấp bách
Kỳ họp

Quyết liệt, kịp thời trước những vấn đề cấp bách

Theo đại biểu Quốc hội HOÀNG VĂN CƯỜNG (Hà Nội), thành công của Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV trước hết là nhờ công tác chuẩn bị tổ chức bài bản, khoa học và sự điều hành linh hoạt của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cùng với đó, là tinh thần làm việc rất khẩn trương, quyết liệt, trách nhiệm, không quản ngại phục vụ Nhân dân, vì lợi ích của Nhân dân của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đội ngũ tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội.
Chủ động, quyết liệt trong triển khai thực hiện
Kỳ họp

Chủ động, quyết liệt trong triển khai thực hiện

Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, phạm vi áp dụng rộng, thời gian triển khai ngắn, do đó, quá trình triển khai thực hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bảo đảm hiệu quả của Nghị quyết. Nhấn mạnh điều này, chuyên gia kinh tế NGUYỄN MINH PHONG, cho rằng, Chính phủ cần khẩn trương ban hành chương trình, kế hoạch hành động ngay, chậm ngày nào là doanh nghiệp, người dân, nền kinh tế khó khăn thêm ngày đó.
Giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn
Kỳ họp

Giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn

Chiều qua, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã khép lại chương trình nghị sự. Từ các địa phương, nhiều ĐBQH, đại biểu HĐND nhấn mạnh: Dù chưa từng có tiền lệ song kỳ họp đã diễn ra hết sức thành công, đạt được mục tiêu cao nhất là giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn. Tinh thần và kết quả của kỳ họp đã tạo ra những khí thế mới, thời cơ mới để đất nước tiếp tục phát triển bền vững, đời sống người dân được nâng cao, niềm tin của Nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc.
Chủ động, trách nhiệm cao trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước
Kỳ họp

Chủ động, trách nhiệm cao trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước

Sau 4,5 ngày làm việc, Kỳ họp bất thường thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã bế mạc vào chiều qua, 11.1, hoàn thành toàn bộ chương trình nghị sự, thông qua 4 nghị quyết và 1 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật. Đây là những quyết đáp đặc biệt quan trọng của Quốc hội, đáp ứng đúng, trúng yêu cầu, đòi hỏi cấp bách của thực tiễn đất nước đang đặt ra. Nhấn mạnh điều này, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG mong muốn, ngay sau Kỳ họp, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương triển khai hiệu quả các nghị quyết, luật ngay từ năm đầu tiên, tạo động lực mới cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hoàn thành trọng trách với đất nước, với cử tri và Nhân dân
Kỳ họp

Hoàn thành trọng trách với đất nước, với cử tri và Nhân dân

Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá, các nội dung được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp bất thường đều rất cấp bách, đặc biệt là Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Với tinh thần chủ động, linh hoạt, Kỳ họp bất thường được Quốc hội tổ chức ngay trong những ngày đầu năm mới 2022 được cử tri đặc biệt quan tâm và đặt nhiều kỳ vọng!
Triển vọng mới trong chiến lược phát triển của đất nước
Thời sự Quốc hội

Triển vọng mới trong chiến lược phát triển của đất nước

Theo dõi sát sao diễn tiến và nội dung Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cử tri và Nhân dân nhận thấy các nội dung kỳ họp rất thiết thực, không chỉ mang hơi thở cuộc sống đến nghị trường mà còn mở ra triển vọng mới trong chiến lược phát triển đất nước. Những đại biểu của dân đã ý thức rõ trách nhiệm chính trị, tập trung trí tuệ, thảo luận, tranh luận sôi nổi, nghiên cứu, phân tích, phòng ngừa trục lợi chính sách, cân nhắc kỹ lưỡng từng vấn đề, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, thiết thực.