Nâng cao chất lượng, phát triển bền vững:

Nâng cao vai trò, năng lực làm chủ của nông dân

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Nghị quyết 19-NQ/TW đã đưa ra giải pháp trọng tâm là nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn. Đây là điểm mới và có tính quyết định đến sự thành công trong thực hiện.

Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa

Ngày 8.9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị triển khai và quán triệt Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2030, tầm nhìn 2045; Quyết định số 150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Văn Việt cho biết, Nghị quyết 19-NQ/TW xác định mục tiêu chính đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt bình quân khoảng 3%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân 5,5 - 6%/năm; số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 90%; thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020. Đến năm 2045, nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao.

Quyết định 150/QĐ-TTg đặt mục tiêu chung là xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, phát triển dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, bền vững, sức cạnh tranh cao thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực, thế giới.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Nghị quyết 19-NQ/TW đã đưa ra giải pháp trọng tâm là nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân và cư dân nông thôn. Đây là điểm mới và có tính quyết định đến sự thành công trong thực hiện. Nghị quyết cũng đề ra các yêu cầu cao hơn trong việc nâng cao trình độ, nhận thức và bảo đảm quyền làm chủ của nông dân trong bối cảnh chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0.

Xây dựng nông nghiệp bền vững, nông thôn phát triển toàn diện
Xây dựng nông nghiệp bền vững, nông thôn phát triển toàn diện
Nguồn: ITN

Bước chuyển tư duy kinh tế nông nghiệp

Để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 19-NQ/TW và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Giám đốc Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Hồng Sơn nêu quan điểm, cần cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ. Nghị quyết 19-NQ/TW và Chiến lược cũng nêu rõ, khoa học công nghệ không chỉ có nhiệm vụ tạo ra sản phẩm giá trị cao mà còn có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Dưới góc độ địa phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa Cao Văn Cường nhấn mạnh, khâu tổ chức rất quan trọng, do đó cần tập trung thay đổi tư duy sản xuất của bà con. Thanh Hóa đang tập trung thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất của nông dân. Bên cạnh đó, ngoài việc tăng liên kết, hình thành các hợp tác xã, tỉnh sẽ tập trung phát triển vùng nguyên liệu, vùng chuyên canh quy mô lớn, có giá trị gia tăng; xây dựng khu công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ...

Bên cạnh đó, bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn đề xuất, để phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, ngành nông nghiệp cần có hướng đi cụ thể như trồng cây dưới tán rừng, kéo dài chu kỳ khai thác gỗ… để địa phương triển khai. Đồng thời, Bộ cần quan tâm việc hình thành sự liên kết giữa các địa phương phía Bắc để phát triển thành vùng dược liệu, phát triển thế mạnh về đất và lâm nghiệp.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, nền nông nghiệp đang đứng trước các nguy cơ như biến đổi khí hậu, biến động về thị trường, biến chuyển xu hướng tiêu dùng. Điều này đòi hỏi ngành cần đổi mới tư duy, có những hành động cụ thể mới đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế. Vì vậy, các cấp, ngành và toàn xã hội cần có chính sách, tạo cơ hội về giáo dục, hướng nghiệp, khởi nghiệp cùng ngành nông nghiệp; nâng cao vai trò, vị thế, năng lực của nông dân; tạo sự đột phá trong khoa học công nghệ, tận dụng cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đẩy mạnh phát triển ngành bền vững.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho rằng, đối với Chương trình Xây dựng nông thôn mới, các cấp, ngành, địa phương cần có chiến lược quan tâm gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi, đặc trưng của làng quê để nông thôn ngày thêm trù phú, đáng sống, chất lượng sống của người nông dân ngày một tốt hơn.

______

(Chương trình phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản)

Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025
Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025

Festival Phở 2025, sự kiện ẩm thực đặc sắc tôn vinh món phở – linh hồn của văn hóa Việt diễn ra từ ngày 18 đến 20.4.2025 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Mang chủ đề “Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số”, lễ hội không chỉ là hành trình khám phá hương vị phở mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về giá trị văn hóa của món ăn này trong thời đại mới.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cải thiện chất lượng giống, đưa cá rô phi thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bên cạnh cá tra (sản phẩm cá thịt trắng chủ lực), Việt Nam cũng xuất khẩu cá rô phi sang nhiều thị trường trên thế giới song sản lượng và giá trị còn khá khiêm tốn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, để đưa cá rô phi trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm và cá tra, cần đầu tư nghiên cứu và phát triển giống nội địa, giống chất lượng cao.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...

Ảnh minh họa
Kinh tế

Dệt may nỗ lực thích ứng với chính sách thuế mới

Thị trường Mỹ chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, bất kỳ biến động chính sách nào từ quốc gia này đều tác động đến toàn ngành. Trong bối cảnh hai nước đang đàm phán về thuế đối ứng, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực thích ứng bằng cách đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa nguồn cung, xanh hóa sản xuất…

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

TS Hiệp
Kinh tế

Hợp tác toàn diện để giảm thiểu tác động

Theo TS. NGUYỄN HOÀNG HIỆP, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, thuế quan thương mại thường dẫn đến các biện pháp trả đũa từ các quốc gia bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Việt Nam nên lựa chọn hợp tác toàn diện nhằm tránh một cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng
Kinh tế

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng

Khó khăn từ chính sách thuế quan mới của Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần có giải pháp bù đắp thiếu hụt, kích thích tăng trưởng nội địa để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời
Kinh tế

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời

Một buổi chiều muộn trên một cánh đồng, ông Sáu, một lão nông tri điền, đứng lặng nhìn những bông lúa đang uốn mình theo gió. Năm nay, ruộng nhà ông trúng mùa, giá lúa lại cao. Nhìn từng bao lúa chất đầy trong kho, ông không khỏi nghĩ về những năm tháng gian khó trước đây, khi chuyện mất mùa, sâu bệnh là nỗi lo thường trực. Nhưng rồi một điều kỳ diệu đã thay đổi tất cả.

Nghĩ tới bà con ở nông thôn, miền núi khi áp thuế cho xe pick - up chở hàng cabin kép
Thị trường

Nghĩ tới bà con ở nông thôn, miền núi khi áp thuế cho xe pick - up chở hàng cabin kép

Khi xem xét thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe pick - up chở hàng cabin kép, cần cân nhắc mục đích khuyến khích bà con nông thôn, miền núi dùng sản phẩm này để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế nói.

Dịch vụ Thông báo số dự bằng giọng nói đã chính thức có mặt trên trên ứng dụng của LPBank
Thị trường

Nhận thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên app LPBank của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ra mắt Dịch vụ Thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên ứng dụng di động LPBank, mở ra một kỷ nguyên mới cho việc quản lý tài chính, đặc biệt dành cho các hộ kinh doanh và tiểu thương. Dịch vụ giúp người dùng nhanh chóng nhận diện giao dịch thành công, tránh rủi ro gian lận và thuận tiện trong làm việc.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Quang Khánh
Thị trường

Cần tăng ưu đãi thuế cho xe hybrid và xe pick - up chở hàng cabin kép

Tại tọa đàm “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với xe hybrid và xe pick-up: Giải pháp nào phù hợp” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 3.4, các diễn giả đề xuất ưu đãi thuế 50% cho cả xe hybrid sạc trong và sạc ngoài; lộ trình áp thuế với xe pick-up chở hàng cabin kép có thể bắt đầu từ năm 2028, mỗi năm tăng 5% để đến năm 2030 đạt 40% so với xe chở người, thay vì mức 60% như đề xuất của cơ quan soạn thảo. 

Xây dựng chính sách thuế phù hợp cho xe hybrid và pick - up chở hàng cabin kép
Kinh tế

Xây dựng chính sách thuế phù hợp cho xe hybrid và pick - up chở hàng cabin kép

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, cho rằng, cần xây dựng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp cho xe hybrid để giảm ô nhiễm môi trường. Tương tự, chính sách thuế với pick - up chở hàng cabin kép cần hướng tới thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông thôn, miền núi.