Dự án Safari Củ Chi – hoang hóa đến bao giờ?

Gần 20 năm được cấp phép, dự án Safari Củ Chi đến nay vẫn “dậm chân tại chỗ”. Báo cáo với đoàn giám sát của Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sáng 28.7 lãnh đạo TP Hồ Chí Minh khẳng định, sẽ tập trung nguồn vốn ngân sách để chi trả nốt cho các hộ dân, hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng dự án Safari Củ Chi vào cuối năm 2022 và sớm đấu thầu công khai lựa chọn nhà đầu tư.

Ì ạch tiến độ suốt 20 năm

Được cấp phép từ năm 2004, dự án cần phải thu hồi đất của 705 hộ dân, trong đó 443 hộ bị giải tỏa trắng, 262 hộ bị ảnh hưởng đất nông nghiệp. Đến năm 2007, dù công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đã đạt đến 97% với tổng chi bồi thường hơn 580 tỷ đồng nhưng dự án vẫn không thể triển khai.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ từ năm 2018, dự án đã để hoang hóa, nguyên nhân do tình trạng khiếu kiện kéo dài liên quan đến công tác đền bù giải tỏa. Khu vực đất đã giải tỏa thì chưa xây dựng dẫn đến tình trạng tái chiếm. Việc xác định nguồn gốc pháp lý để áp giá bồi thường chưa chặt chẽ, triển khai xây dựng khu tái định cư còn chậm. “Chúng tôi mong có nhà tái định cư để chuyển đi nhằm ổn định cuộc sống, nhưng thấy ban quản lý dự án hứa mãi mà chưa thực hiện. Giờ nhà cũ không xây nổi, mà nhà mới không biết bao giờ mới có”, một cư dân ở khu vực này cho biết.

Dự án Safari Củ Chi – hoang hóa đến bao giờ? -0
Dự án Sài Gòn Safari "treo" suốt 20 năm

Khu công viên Sài Gòn Safari có quy mô hơn 456ha thuộc các xã An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng huyện Củ Chi có vốn đầu tư lên đến 500 triệu USD. Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên được TP giao làm chủ đầu tư thực hiện dự án này. Theo kế hoạch, đây sẽ là nơi trưng bày, lưu giữ, nghiên cứu, bảo tồn, nhân giống các loài động thực vật quý hiếm của thế giới và Việt Nam, đáp ứng nhu cầu hoạt động giải trí, tham quan, dịch vụ.

Năm 2016, UBND TP đã chấp thuận chủ trương giao cho công ty Cổ phần Vinpearl tổ chức nghiên cứu đầu tư dự án và giao Sở QHKT tổ chức thẩm định điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000. Tuy nhiên sau đó, công ty Cổ phần Vinpearl đã có văn bản xin không thực hiện dự án trên.

Ngày 18.3.2022, tập đoàn FLC đã có đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án, xây dựng một khu phức hợp Safari có quy mô hàng đầu Châu Á. Tuy nhiên vẫn chưa có thông tin chi tiết thêm về kế hoạch thực hiện. Như vậy trong một thời gian dài, dù nhiều cơ quan thông tấn đã phản ánh tình trạng của để hoang hóa nhiều năm, gây lãng phí ngân sách nhà nước nhưng  đến nay dự án vẫn “dậm chân” tại chỗ.

Sẽ sớm đấu thầu công khai lựa chọn nhà đầu tư

Tiếp xúc với phóng viên, ông Vũ Văn Đoàn, một cư dân xã Phú Mỹ Hưng cho biết, hàng trăm ha đất nằm trong quy hoạch công viên Sài Gòn Safari bị bỏ hoang suốt hàng chục năm qua không canh tác được khiến ai cũng xót xa. “Chúng tôi rất mong chờ TP có giải pháp để dự án được tiếp tục thực hiện”, ông Đoàn nói

Tại xã An Nhơn Tây, bà Đinh Thị Mùi kiến nghị: “Đất đai bị bỏ hoang hóa nên gây mất an ninh, trật tự, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Chúng tôi tha thiết đề nghị đẩy nhanh tiến độ dự án, tránh để lãng phí đất đai và ảnh hưởng môi trường, xã hội. UBND TP cần khẩn trương triển khai xây dựng khu tái định cư để bố trí nơi ở cho những hộ dân đã đăng ký tái định cư, có phương án, biện pháp hữu hiệu để quản lý diện tích đất đã được giải phóng mặt bằng của dự án, cương quyết không để người dân tái sử dụng”.

Sáng 28.7, tại cuộc giám sát của Quốc hội về chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh báo cáo, sẽ có kế hoạch tập trung nguồn vốn ngân sách để chi hỗ trợ hơn 25 tỷ đồng, sớm hoàn thành bồi thường cho 15 hộ dân còn lại, bàn giao mặt bằng sạch vào cuối năm 2022.Sau khi có mặt bằng sạch, TP sẽ tổ chức đấu giá hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Việc lựa chọn nhà đầu tư xây dựng Dự án Công viên Sài Gòn Safari được tổ chức đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Trường hợp có việc điều chỉnh quy hoạch dự án so với muc tiêu ban đầu sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để tránh thất thoát, lãng phí nguồn lực đất đai công.

Theo các thành viên của đoàn giám sát, việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là vấn đề nổi cộm, cũng là vấn đề khó, nhiều trường hợp do lịch sử để lại, do hậu quả của các nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên, trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình, TP cần kịp thời, quyết liệt hơn. Đối với dự án Công viên Safari Chủ Chi, TP cần xử lý dứt điểm việc chậm đưa đất vào sử dụng, lấn chiếm đất trái phép . Đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất công khai, khắc phục tình trạng dự án “treo” song cũng rất cần rà soát, bảo đảm tính chặt chẽ, hợp pháp, tránh dư luận trong đấu giá đất mà việc đấu giá đất tại Thủ Thiêm vừa qua là một bài học.

Thị trường

Ảnh minh họa
Thị trường

Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.

 'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream
Thị trường

'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream

Theo ông Phạm Huy Phong, chuyên gia kinh tế, xu thế người nổi tiếng bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội đang nở rộ. Tuy nhiên, mỗi người bán hàng cần có trách nhiệm kiểm tra, kiểm nghiệm kỹ trước khi quyết định livestream để đưa ra sản phẩm giới thiệu tới khách hàng.

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường
Thị trường

Đánh giá tác động toàn diện thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế. Nhấn mạnh nguyên tắc đánh thuế là bảo đảm cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế, các chuyên gia khuyến nghị cần đánh giá tác động toàn diện để xây dựng chính sách và quyết định thời điểm áp dụng cho phù hợp.

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan
Thị trường

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu trở thành yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Kho lạnh NECS tự hào công bố việc đưa dịch vụ Kho lạnh ngoại quan chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ
Thị trường

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xem là một bước tiến lớn đối với các cơ sở cầm đồ, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hình này đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay. 

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thị trường

"Vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không thiếu"

Đây là khẳng định Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.11 tại Cần Thơ.

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ
Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu, cần linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, thời hạn và lãi suất ưu đãi, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè.
Thị trường

Cần đa dạng hóa các nguồn tín dụng nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Tín dụng - đòn bẩy cho chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ĐBSCL

Tại hội nghị "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững," Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe đã trình bày những nhận định quan trọng về thị trường thủy sản toàn cầu, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp tín dụng cho ngành thủy sản.

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số
Thị trường

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình (Trung tâm) đã chủ động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn bắt nhịp với xu hướng sản xuất, kinh doanh trên nền tảng số. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, Trung tâm sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội để xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Thương mại thủy sản Việt Nam với Hoa Kỳ ít bị tác động bởi những biến động chính trị. Tuy nhiên, chính sách thương mại đặc thù dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản nước ta, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và linh hoạt ứng phó với những thay đổi thuế quan.

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thị trường

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Thành phố đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định phát triển công nghiệp, trong đó có nhiều Nghị quyết, Quyết định, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, sản xuất công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn.