Tranh luận về Nghị định 116

Sáng 26.2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô liên quan đến việc thực hiện Nghị định 116 của Chính phủ và Thông tư 03 của Bộ Giao thông - Vận tải. Hai khối doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vẫn tranh luận nảy lửa về văn bản này.

Nhiều ý kiến trái chiều

Nghị định số 116/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô có hiệu lực từ ngày 17.10.2017 và Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông - Vận tải về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 1.3 tới.

Theo phản ánh của doanh nghiệp,  khi thực hiện Nghị định 116 và Thông tư 03, họ gặp vướng mắc với ba vấn đề: (1) quy định mới về việc nộp giấy chứng nhận an toàn về môi trường và kiểu loại của ô tô nhập khẩu do nước ngoài cung cấp; (2) quy định về việc thử nghiệm khí thải và an toàn cho từng lô hàng ô tô nhập khẩu; (3) quy định mới về đường chạy thử ô tô của các nhà sản xuất trong nước.

Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) Toru Kinoshita cho rằng, Nghị định 116 không tuân thủ thông lệ quốc tế và  ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất và nhập khẩu của các thành viên VAMA. Hậu quả là từ đầu năm 2018 đến nay hầu như không có xe ô tô nào được nhập vào Việt Nam. Nghị định còn làm tăng chi phí và thời gian thông quan đối với các nhà nhập khẩu ô tô, dẫn tới việc giá xe tăng cao và kéo dài thời gian chờ đợi của khách hàng.

Liên quan tới giấy chứng nhận kiểu loại, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty FORD Việt Nam Phạm Văn Dũng cũng cho rằng yêu cầu này không phù hợp với thông lệ quốc tế. Bởi các nước không cấp giấy chứng nhận cho xe xuất khẩu mà chỉ cấp cho xe sản xuất trong nước, nên để thực hiện được sẽ rất tốn kém và phức tạp. Ông cũng cho rằng quy định kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu của Nghị định 116 gây tốn kém thời gian và rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp.

Tranh luận về Nghị định 116 ảnh 1

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ô tô Trường Hải Trần Bá Dương không đồng tình với hai quan điểm trên. Ông Dương nhấn mạnh sự cần thiết của giấy chứng nhận kiểu loại cho xe nhập khẩu và xe sản xuất lắp ráp trong nước, bởi ông cho rằng nó như bản sơ yếu lý lịch của một chiếc xe. Bên cạnh đó, hiện nay công nghệ ô tô phát triển rất nhanh và thay đổi liên tục nên chứng nhận kiểu loại này sẽ góp phần chứng thực những nguyên nhân tai nạn do lái xe hay từ chính chiếc xe. Ông cho rằng không nên bác bỏ giấy chứng nhận kiểu loại này mà nên kết hợp với Bộ Giao thông - Vận tải, tiến hành nhanh, rà soát những biểu mẫu của giấy chứng nhận chủng loại để có được một bộ giấy chứng nhận chuẩn riêng của Việt Nam. Nếu không có giấy chứng nhận chủng loại thì nên có một trung tâm kiểm định.

Tổng Giám đốc Tập đoàn ô tô Thành Công liên doanh Hyundai Lê Ngọc Đức nhận định, nếu chúng ta nhập một chiếc xe mà không nắm được lý lịch thì làm sao bảo đảm được xe đủ điều kiện tham gia giao thông! Ở Việt Nam, xe ô tô không đơn thuần là phương tiện mà còn là tài sản nên yếu tố an toàn được đề cao và nếu không kiểm soát chặt sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vấn đề thử nghiệm xe không những trong quá trình sản xuất mà còn phải trong các trường hợp, môi trường giả định khác nhau để phát hiện ra những sai sót trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Tạo hành lang pháp lý ổn định

Theo bà Phạm Ngọc Thủy, Phó Tổng Thư ký Diễn đàn Kinh tế tư nhân, Nghị định 116 đang đi đúng hướng, góp phần sàng lọc chất lượng xe và các cơ sở lắp ráp, giúp Việt Nam thúc đẩy sản xuất trực tiếp trong nước và ổn định dòng vốn đầu tư. Tuy nhiên, liên quan đến giấy chứng nhận chủng loại cấp cho xe nhập khẩu, dường như mọi người quên mất mục tiêu quản lý mà chỉ chăm chăm vào tên một loại giấy. Do đó, cần điều chỉnh nội dung Điều 6 Nghị định 116, theo đó, không cần doanh nghiệp phải nộp bản sao có tên là giấy chứng nhận chất lượng ô tô nhập khẩu, mà cho phép nộp các giấy tờ liên quan tới chứng nhận chất lượng xe có thể hiện các thông số an toàn kỹ thuật và thông số về môi trường, được cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp. Bà Thủy cũng cho rằng việc ổn định chính sách là cần thiết hiện giờ và kiến nghị trong thời gian tới, để giải quyết dứt điểm vướng mắc của doanh nghiệp, Chính phủ cần đồng bộ các chính sách để thúc đẩy khối sản xuất, gạt bỏ nỗi sợ của doanh nghiệp về sự bất định chính sách. Đồng thời, cần đưa ra các quy định quản lý chất lượng xe hợp lý, không nên tạo ra các rào cản phi lý gây khó khăn cho doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Lê Đình Thọ, Việt Nam có hơn 93 triệu dân mà hiện mới có khoảng 2,8 triệu ô tô, đường bộ vẫn là phương thức di chuyển chủ yếu, vì vậy thị trường ô tô rất có tiềm năng. Nghị định 116 ra đời nhận được sự đồng thuận cao, nhưng trong quá trình đối chiếu với thế giới và khu vực thì còn nhiều sự chưa đồng nhất. Chính phủ luôn đồng hành với doanh nghiệp, hết sức lắng nghe và cầu thị, nhưng việc định hướng thực sự chuẩn xác thì không phải chuyện một sớm một chiều, ông Thọ nói.

Tại cuộc đối thoại, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã tiếp thu ý kiến doanh nghiệp và hứa sẽ nghiêm túc xem xét những vấn đề đã đặt ra. Cụ thể, cuối tuần này hoặc đầu tuần tới, Chính phủ sẽ họp với các bộ, ngành liên quan xem xét từng vấn đề, sau đó sẽ đề xuất với Thủ tướng những giải pháp điều chỉnh hợp lý để nhanh chóng tháo gỡ cho doanh nghiệp theo đúng tinh thần “Chính phủ hành động, kiến tạo”.

Thị trường

Sản phẩm “bất ngờ” của TH được đón nhận tại Trung Quốc
Thị trường

Sản phẩm “bất ngờ” của TH được đón nhận tại Trung Quốc

Trong 6 kỳ Hội chợ Nhập khẩu quốc tế (CIIE) Thượng Hải, các doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu tới bạn hàng Trung Quốc các sản phẩm thế mạnh của mình như cà phê, hạt điều, các dòng đồ uống hoa quả, nước yến. Tại hội chợ lần này, Tập đoàn TH - doanh nghiệp được biết đến với thương hiệu TH true MILK, mang tới dòng sản phẩm bất ngờ với nhiều bạn hàng: Bơ lạt tự nhiên TH true BUTTER.

SEMIExpo Viet Nam 2024 - bước tiến quan trọng trong nỗ lực tham gia chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu
Thị trường

SEMIExpo Viet Nam 2024 - bước tiến quan trọng trong nỗ lực tham gia chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 - SEMIExpo Viet Nam 2024 là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu.

Tốc độ tăng/giảm các nhóm hàng hóa và dịch vụ trong rổ chỉ số CPI tháng 10.2024 so với tháng trước
Thị trường

CPI tháng 10 tăng 2,89%

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,33% so với tháng trước và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước do giá lương thực, thực phẩm tăng vì ảnh hưởng bởi mưa bão và giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới.

TH chinh phục giới trẻ với nước uống Mãng cầu sữa “hot trend”
Thị trường

TH chinh phục giới trẻ với nước uống Mãng cầu sữa “hot trend”

Nắm bắt xu hướng lựa chọn đồ uống tốt cho sức khỏe của nhiều độ tuổi, trong đó có cả giới trẻ, Tập đoàn TH - đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK, đã tiên phong nghiên cứu và phát triển nhiều dòng sản phẩm sữa tươi sạch và đồ uống tốt cho sức khỏe, trong đó có Nước uống Sữa trái cây Mãng cầu tự nhiên TH true JUICE milk.

Ảnh minh họa
Thị trường

Gỡ nút thắt xuất khẩu chè giá rẻ

Ngành chè với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, từng được ví như “vàng xanh” của đất nước, song giá chè xuất khẩu vẫn còn thấp. Theo đại diện Hiệp hội Chè Việt Nam, phải tạo được liên kết sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu chất lượng mới nâng cao giá bán lên được. Nếu cứ "dìm nhau", phân tán, phân chia thị trường thì khó thoát khỏi bẫy giá rẻ của thế giới.

Đa dạng các chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng trong nước
Thị trường

Đa dạng các chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng trong nước

Thị trường tiêu dùng nội địa đóng vai trò quan trọng và là một trong 3 trụ cột của nền kinh tế Việt Nam, vì vậy bên cạnh những chính sách an sinh xã hội, việc làm, giảm lãi suất ngân hàng, các chương trình kích cầu tiêu dùng, khuyến mãi sẽ tăng thêm niềm tin của người tiêu dùng, thúc đẩy chi tiêu.

Vùng trồng chè hữu cơ tại Thái Nguyên
Thị trường

Chuyển tư duy sang kinh tế nông nghiệp để nông dân bớt nghèo

Sáng nay (ngày 4.11), Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 và dự kiến kế hoạch phát triển năm 2025. TS. NGUYỄN ĐĂNG NGHĨA, chuyên gia nông nghiệp, cho rằng, các đại biểu cần trao đổi và tìm giải pháp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển tư duy sang kinh tế nông nghiệp để giúp nông dân bớt nghèo, nhất là nông dân trồng lúa.

Gỗ là một trong những ngành hàng xuất khẩu phải đối diện với nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.
Thị trường

Doanh nghiệp cần sẵn sàng cho vụ kiện phòng vệ thương mại

Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp có thể bị kiện phòng vệ thương mại bất kỳ lúc nào. Do vậy, doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác để chủ động nắm thông tin từ sớm, từ xa; chuẩn bị nguồn lực phù hợp để xử lý khi vụ việc xảy ra, Tham tán thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ Đỗ Ngọc Hưng khuyến nghị.

Yadea thúc đẩy chuyển đổi ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam
Thị trường

Yadea thúc đẩy chuyển đổi ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, Yadea - thương hiệu đứng số 1 toàn cầu về doanh số bán hàng trong 7 năm liên tiếp đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam. Với hệ thống nhà máy hiện đại tại Bắc Giang và cam kết hợp tác với các nhà cung ứng nội địa, Yadea đang góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam.

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam
Xã hội

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam

Khi mặt hàng phân bón được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế VAT đầu vào, từ đó giảm áp lực khi đầu tư…Do đó, theo các chuyên gia, nếu chuyển đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón từ diện miễn thuế, sang áp dụng thuế suất sẽ có lợi cho cả 3 nhà: Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân.