Quy định về đấu thầu chồng chéo: Ai chịu thiệt ?

Duy trì sự chồng chéo quy định trong các văn bản pháp luật là điều không thể tồn tại trong hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý hoạt động đấu thầu, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Quy định chồng chéo, thực hiện vướng mắc sẽ là mảnh đất béo bở cho thất thoát, tiêu cực xảy ra. Và mất mát lớn nhất chính là sự suy giảm hiệu quả quản lý nhà nước, là lợi ích của nhân dân, của cộng đồng doanh nghiệp.

Sửa đổi để bảo đảm tính đồng bộ, liên thông giữa các Luật
 

Luật Xây dựng được Quốc hội Khóa XI thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2004. Để thực hiện Luật Xây dựng, Chính phủ đã ban hành 27 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 6 Quyết định hướng dẫn thực hiện. Qua hơn 8 năm triển khai thực hiện, bên cạnh những mặt tích cực, Luật Xây dựng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập liên quan đến công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng và hoạt động xây dựng… từ đó dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện. 

Một trong những vướng mắc đó là quy định chồng chéo trong lĩnh vực đấu thầu. Điều này đã làm suy yếu hệ thống pháp luật và hiệu quả công tác quản lý nhà nước, gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Theo Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng, hệ thống pháp luật điều chỉnh những vấn đề về đầu tư xây dựng chưa thống nhất, chưa điều chỉnh kịp thời; vai trò quản lý nhà nước chưa được coi trọng đúng mức; việc quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, đặc biệt là dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước chưa chặt chẽ, dẫn tới nhiều dự án đầu tư chất lượng không bảo đảm, tiến độ kéo dài, hiệu quả thấp.
 
Lĩnh vực xây dựng cũng như các lĩnh vực khác có những điểm đặc thù, nhưng vấn đề đấu thầu, sử dụng vốn nhà nước phải thống nhất, đặc biệt là quy định về lựa chọn nhà thầu và hợp đồng. Vì vậy, song song với quá trình sửa Luật Đấu thầu, cần sửa Luật Xây dựng. Đại diện một số Bộ kiến nghị, dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) cần được xem xét kỹ về phạm vi điều chỉnh hoặc cần tham chiếu phù hợp với các luật liên quan để bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo trong quy định về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chặt chẽ đầu tư công, tránh thất thoát và tăng cường hiệu quả sử dụng đồng vốn của Nhà nước, của nhân dân.
 
Tập trung các quy định về đấu thầu - bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước
 
Hiện, UBTVQH và QH đang xem xét Luật Đấu thầu (sửa đổi) thay thế Luật Đấu thầu hiện hành theo hướng tập trung các quy định về đấu thầu, tạo sự thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu. Chính phủ cũng đã có ý kiến  về dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi). Theo đó, dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) bãi bỏ các nội dung về lựa chọn nhà thầu và hợp đồng trong hoạt động xây dựng của Luật Xây dựng.
 
Thực tiễn thực hiện đấu thầu trong xây dựng cũng gặp rất nhiều vướng mắc vì phải tuân thủ theo cả Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng mà nội dung lại quy định không thống nhất. Theo báo cáo rà soát pháp luật kinh doanh năm 2011 gồm 16 luật và gần 200 văn bản dưới luật liên quan, cộng đồng doanh nghiệp đã kiến nghị bãi bỏ các nội dung về lựa chọn nhà thầu và hợp đồng trong hoạt động xây dựng của Luật Xây dựng và chỉ nên thực hiện một quy định thống nhất trong Luật Đấu thầu.
 
Đấu thầu được xem là một lĩnh vực chuyên môn sâu nên thông lệ nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Nga, Pháp, Ý, Nhật Bản, Ba Lan, Hàn Quốc, Australia… đều ban hành Luật Đấu thầu hay là Luật Mua sắm công nhằm tập trung, thống nhất điều chỉnh tất cả các hoạt động mua sắm, sử dụng vốn nhà nước. Từ thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Phó cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Xuân Đào nêu kiến nghị bãi bỏ toàn bộ các nội dung liên quan đến lựa chọn nhà thầu và hợp đồng trong dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi).
 
Cụ thể là bãi bỏ toàn bộ Chương VIII dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi); bỏ cụm từ “lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng” quy định tại Khoản 1 Điều 3 dự thảo Luật; bỏ cụm từ “dàn xếp trong đấu thầu nhằm vụ lợi, mua bán thầu, thông đồng trong đấu thầu” quy định tại Khoản 7 Điều 12 dự thảo Luật do đây là một trong những hành vi bị cấm trong đấu thầu đã được quy định cụ thể trong Luật Đấu thầu; bỏ quy định tại các Khoản 28, 29, 30, 31 Điều 3 dự thảo Luật do pháp luật đấu thầu đã định nghĩa cụ thể về nhà thầu, nhà thầu chính, nhà thầu phụ và bỏ cụm từ “lựa chọn nhà thầu và hợp đồng trong hoạt động xây dựng” quy định tại Khoản 5 Điều 120 dự thảo Luật.
 
Có thể thấy quy định về đấu thầu trong Luật Xây dựng và các luật khác có nhiều nội dung chồng chéo, mâu thuẫn khó thực hiện. Trong đó 2 vấn đề đặc biệt quan trọng là công tác lựa chọn nhà thầu và hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Sự chồng chéo trong quy định là điều không thể tồn tại trong hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý quan trọng là quản lý hoạt động đấu thầu, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Việc thu hút các quy định về đấu thầu vào một văn bản quy phạm pháp luật thống nhất nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý ổn định, thống nhất cho hoạt động đấu thầu.

Thị trường

TS Hiệp
Kinh tế

Hợp tác toàn diện để giảm thiểu tác động

Theo TS. NGUYỄN HOÀNG HIỆP, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, thuế quan thương mại thường dẫn đến các biện pháp trả đũa từ các quốc gia bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Việt Nam nên lựa chọn hợp tác toàn diện nhằm tránh một cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng
Kinh tế

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng

Khó khăn từ chính sách thuế quan mới của Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần có giải pháp bù đắp thiếu hụt, kích thích tăng trưởng nội địa để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời
Kinh tế

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời

Một buổi chiều muộn trên một cánh đồng, ông Sáu, một lão nông tri điền, đứng lặng nhìn những bông lúa đang uốn mình theo gió. Năm nay, ruộng nhà ông trúng mùa, giá lúa lại cao. Nhìn từng bao lúa chất đầy trong kho, ông không khỏi nghĩ về những năm tháng gian khó trước đây, khi chuyện mất mùa, sâu bệnh là nỗi lo thường trực. Nhưng rồi một điều kỳ diệu đã thay đổi tất cả.

Nghĩ tới bà con ở nông thôn, miền núi khi áp thuế cho xe pick - up chở hàng cabin kép
Thị trường

Nghĩ tới bà con ở nông thôn, miền núi khi áp thuế cho xe pick - up chở hàng cabin kép

Khi xem xét thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe pick - up chở hàng cabin kép, cần cân nhắc mục đích khuyến khích bà con nông thôn, miền núi dùng sản phẩm này để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế nói.

Dịch vụ Thông báo số dự bằng giọng nói đã chính thức có mặt trên trên ứng dụng của LPBank
Thị trường

Nhận thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên app LPBank của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ra mắt Dịch vụ Thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên ứng dụng di động LPBank, mở ra một kỷ nguyên mới cho việc quản lý tài chính, đặc biệt dành cho các hộ kinh doanh và tiểu thương. Dịch vụ giúp người dùng nhanh chóng nhận diện giao dịch thành công, tránh rủi ro gian lận và thuận tiện trong làm việc.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Quang Khánh
Thị trường

Cần tăng ưu đãi thuế cho xe hybrid và xe pick - up chở hàng cabin kép

Tại tọa đàm “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với xe hybrid và xe pick-up: Giải pháp nào phù hợp” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 3.4, các diễn giả đề xuất ưu đãi thuế 50% cho cả xe hybrid sạc trong và sạc ngoài; lộ trình áp thuế với xe pick-up chở hàng cabin kép có thể bắt đầu từ năm 2028, mỗi năm tăng 5% để đến năm 2030 đạt 40% so với xe chở người, thay vì mức 60% như đề xuất của cơ quan soạn thảo. 

Xây dựng chính sách thuế phù hợp cho xe hybrid và pick - up chở hàng cabin kép
Kinh tế

Xây dựng chính sách thuế phù hợp cho xe hybrid và pick - up chở hàng cabin kép

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, cho rằng, cần xây dựng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp cho xe hybrid để giảm ô nhiễm môi trường. Tương tự, chính sách thuế với pick - up chở hàng cabin kép cần hướng tới thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông thôn, miền núi. 

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải hướng đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp
Kinh tế

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải hướng đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, ông Đỗ Đức Hiển, ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, cho rằng, đánh thuế cần tính chuyện bảo đảm sự phát triển ổn định của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta hướng tới tăng trưởng  hai con số. 

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Không gian nhà hàng hải sản hoàng gia, sang trọng.
Thị trường

Thai Village - Nhà hàng hải sản sang trọng tại Sài Gòn

Nhà hàng hải sản Thai Village là một trong những địa chỉ cao cấp tại Sài Gòn dành cho người “sành ăn” thưởng thức hải sản cao cấp, chất lượng. Vậy có điều gì đặc biệt tại Thai Village đáng để bạn trải nghiệm? Hãy cùng khám phá ngay qua bài viết sau đây!

MB tiếp sức người trẻ chạm tay vào tổ ấm với gói vay 'Dream Home '
Thị trường

MB tiếp sức người trẻ chạm tay vào tổ ấm với gói vay 'Dream Home '

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) vừa thông báo về thành công của gói vay "Dream Home" dành riêng cho khách hàng trẻ, với dư nợ đạt trên 3.000 tỷ đồng và hơn 2.000 khách hàng được hỗ trợ sau hơn một năm triển khai. Tiếp nối thành công này, MB cam kết tiếp tục mở rộng chương trình trong năm 2025, không giới hạn quy mô, nhằm giúp người trẻ hiện thực hóa ước mơ sở hữu nhà ở.​

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xu hướng "săn" đất tăng, nhà đầu tư cần cẩn trọng cơn “sốt ảo”

Với hàng loạt thông tin tích cực như tín dụng mở rộng, lãi suất giảm cùng thông tin về sáp nhập tỉnh, nhiều địa phương đã ghi nhận giao dịch nhà đất tăng ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam khuyến cáo nhà đầu tư cần thận trọng trước các cơn “sốt ảo”, tìm hiểu kỹ mặt bằng giá, nắm rõ tiến độ thay đổi quy hoạch để tránh rủi ro.

Năm 2025 ngành dừa đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Thị trường

Thu hút đầu tư vào nhà máy chế biến sản phẩm từ dừa

Tổng Thư ký Hiệp hội dừa Việt Nam Cao Bá Đăng Khoa cho biết, để đạt được kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong năm 2025, ngành dừa sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, chế biến sâu; đồng thời, đẩy mạnh thu hút đầu tư để phát triển thêm nhiều nhà máy chế biến sâu các sản phẩm từ dừa.

Kết nối thương mại sản phẩm hữu cơ Việt Nam - Trung Quốc
Thị trường

Kết nối thương mại sản phẩm hữu cơ Việt Nam - Trung Quốc

Nhằm nối tiếp các hoạt động kết nối xúc tiến thương mại, ngày 27.3.2025 tới đây, tại Hà Nội, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) sẽ tổ chức gặp mặt kết nối các doanh nghiệp để thảo luận về cơ hội xuất khẩu sản phẩm hữu cơ sang thị trường Trung Quốc. Đây được xem là thị trường tiêu dùng hữu cơ lớn thứ ba thế giới.