Trong số này, nợ BHXH là 6.554,1 tỷ đồng (trong đó: nợ bảo hiểm thất nghiệp là 410,8 tỷ đồng, riêng ngân sách các địa phương nợ 256,7 tỷ đồng, chiếm 62,5% tổng số nợ bảo hiểm thất nghiệp), tăng 500,9 tỷ đồng so với tháng 9/2012. Nợ BHXH từ trên 1 tháng đến dưới 6 tháng là: 3.951,3 tỷ đồng, tăng 386,9 tỷ đồng so với tháng 9/2012; nợ BHXH từ 6 tháng trở lên là: 2.602,8 tỷ đồng, tăng 114 tỷ đồng so với tháng 9/2012. Nợ BHYT là 1.938,6 tỷ đồng (trong đó ngân sách các địa phương nợ 1.112 tỷ đồng, chiếm 57,4% tổng số nợ BHYT), giảm 311,1 tỷ đồng so với tháng 9/2012.
Tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH, BHYT xảy ra hầu hết ở các địa phương và ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng cả số đơn vị, số tiền. Nhiều đơn vị để nợ đọng trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Không ít trường hợp chủ doanh nghiệp trích tiền lương của người lao động để đóng BHXH, BHYT nhưng không nộp hoặc khi các cơ quan thanh tra, xử lý thì doanh nghiệp mới chịu nộp. Thậm chí, một số trường hợp Thanh tra lao động ra quyết định xử phạt hành chính về nợ tiền đóng BHXH, BHYT nhưng doanh nghiệp không nộp phạt; nhiều doanh nghiệp bị kiện ra tòa về việc chậm đóng BHXH, BHYT nhưng vẫn không chấp hành các phán quyết.

Giải ngân đầu tư công bắt đầu khởi sắc
Kết thúc tháng 4.2025, cả nước ước giải ngân được 128,5 nghìn tỷ đồng, đạt 14,3% kế hoạch. So với tỷ lệ của 3 tháng đầu năm, tốc độ giải ngân trong tháng 4 đã bắt đầu khởi sắc, bắt kịp tiến độ cùng kỳ năm trước.