Kỳ vọng sớm có hướng sửa Luật Đất đai

Một trong những nội dung quan trọng được thảo luận tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII là tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 Khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai. Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) TRỊNH LÊ NGUYÊN kỳ vọng từ Hội nghị này sẽ có phương hướng rõ ràng sửa đổi Luật Đất đai.

Gỡbỏ rào cản, giảm xung đột xã hội

 - Thưa ông, Hội nghị Trung ương 5 lần này sẽ thảo luận về 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 Khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai (Nghị quyết 19/NQ-TW). Theo ông, điều này có ý nghĩa như thế nào?

Kỳ vọng sớm có hướng sửa Luật Đất đai ảnh 1

​​​​​“Cả nước hiện có 256 công ty nông, lâm nghiệp quản lý diện tích đất đai khá lớn với 9,1 triệu hecta. Phần lớn các công ty do Nhà nước nắm cổ phần chi phối này được đánh giá hoạt động chưa hiệu quả, dẫn đến lãng phí nguồn lực. Trong khi đó, ở nhiều khu vực người dân vẫn rất cần nguồn lực đất đai phục vụ cho sản xuất, bảo đảm sinh kế. Do đó, cần tính toán hiệu quả lợi ích, chi phí và nhu cầu đất sản xuất của người dân để có giải pháp căn cơ hơn cho diện tích đất đai đang được các doanh nghiệp này nắm giữ. Và cũng cần đặt câu hỏi về sự phù hợp của mô hình công ty nông, lâm nghiệp này trong bối cảnh hiện nay”.

TRỊNH LÊ NGUYÊN 

Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

- Chính sách đất đai vẫn còn nhiều bất cập, để lại nhiều hệ lụy về kinh tế - xã hội, là nguyên nhân tiềm tàng của các xung đột từ mức độ gia đình đến các mâu thuẫn quy mô lớn hơn giữa các bên. Lĩnh vực đất đai chiếm đến hơn 70% số vụ tố cáo, khiếu nại trong thời gian qua. Do đó, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 19/NQ-TW nhằm có phương hướng cải cách chính sách quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất đai là rất cần thiết. Điều này không những để cởi bỏ rào cản, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế mà còn giảm thiểu rủi ro xung đột xã hội, bảo đảm các mục tiêu về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Trong phát biểu khai mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Hội nghị “thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân”; tập trung làm rõ: Vì sao nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội? Vì sao ở nhiều nơi, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; tệ tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi, thậm chí gia tăng… Quan điểm của ông về chỉ đạo này?

- Quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư là rất cần thiết nhằm làm rõ bản chất của các vấn đề. Đặc biệt, Tổng Bí thư yêu cầu Hội nghị chú ý những nội dung còn có ý kiến khác nhau như: Nhận thức như thế nào cho thật đầy đủ, đúng đắn về sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu; quyền hạn, trách nhiệm của Nhà nước với vị trí, vai trò là đại diện chủ sở hữu, thực hiện chức năng, nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai và khi là chủ thể sử dụng đất…

Theo tôi, nên chăng, khái niệm “sở hữu toàn dân” cần được diễn giải rộng mở hơn theo hướng đất đai là nguồn công sản, phục vụ các mục đích phát triển chung của xã hội. Từ đó, có thể có các hình thức sở hữu công khác nhau với mục tiêu giải phóng nguồn lực và bảo vệ được lợi ích của cả Nhà nước, doanh nghiệp, người dân. 

Phảigiữ được đất rừng!

- Đất đai là lĩnh vực rộng lớn, hết sức phức tạp, nhạy cảm, đặc biệt quan trọng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu. Vậy theo ông, việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai tới đây cần bảo đảm định hướng như thế nào?

- Bên cạnh phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội, cần quy hoạch quỹ đất tương xứng cho mục đích bảo vệ các giá trị môi trường, bảo tồn thiên nhiên, ứng phó với thách thức biến đổi khí hậu. Nhất thiết phải bảo đảm ổn định diện tích đã được quy hoạch cho rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; có phương án mở rộng thêm diện tích này để bảo đảm mục tiêu an ninh môi trường, bảo tồn thiên nhiên và phục hồi sinh thái. Thế giới đang chung tay cho Thập kỷ Phục hồi sinh thái (do Liên Hợp Quốc phát động cho giai đoạn 2021 - 2030), diện tích đất quy hoạch cho mục đích này cần được ổn định trong thời gian dài để thiên nhiên hồi phục các chức năng sinh thái, phục vụ cho nhu cầu của xã hội.

Trong bối cảnh phân cấp quản lý như hiện nay, cần có cơ chế giám sát và quản lý chặt chẽ hơn đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất có rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, tránh tình trạng một số địa phương vẫn tìm cách chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phục vụ nhu cầu cục bộ như thời gian vừa qua.

Mô hình trồng rừng ngập mặn chống biến đổi khí hậu, phục hồi sinh thái tại khu vực Đầm Nại (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) Ảnh: TTXVN
Mô hình trồng rừng ngập mặn chống biến đổi khí hậu, phục hồi sinh thái tại khu vực Đầm Nại (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận)

Ảnh: TTXVN 

Bên cạnh đó, cần đưa mục tiêu phục hồi suy thoái đất đai vào trong các chính sách mới - cũng là đóng góp của Việt Nam cho mục tiêu của Thập kỷ Phục hồi hệ sinh thái. Năm 2016, nước ta có khoảng 10 triệu hecta đất có nguy cơ hoang mạc hóa, tương đương 31% tổng diện tích, nguyên nhân được cho là do mất rừng, xói mòn đất, kỹ thuật canh tác lạc hậu, ô nhiễm từ các hoạt động khai thác tài nguyên và tác động biến đổi khí hậu.

Việc phục hồi sinh thái sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội cũng như mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu. Đối với đất nông nghiệp bị suy thoái cần có các hành động cải tạo đất, thay đổi phương thức canh tác theo hướng thân thiện với thiên nhiên và giảm thiểu việc sử dụng hóa chất. Nếu tính tổng cả 2 loại rừng nghèo và rừng nghèo kiệt, vẫn còn khoảng 41% diện tích rừng có thể gia tăng lượng lưu giữ các-bon thông qua các hoạt động làm giàu rừng và phục hồi rừng.

- Ông kỳ vọng gì vào việc tổng kết Nghị quyết số 19 lần này?

- Tôi hy vọng sẽ có phương hướng rõ ràng cho việc sửa đổi Luật Đất đai. Theo đó, các vướng mắc và tồn tại cơ bản sẽ được giải quyết trên cơ sở tổng kết những bài học thực tiễn cũng như kiến nghị, đóng góp của giới chuyên gia và các bên liên quan trong thời gian qua.

- Xin cảm ơn ông

Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường
Thị trường

Đánh giá tác động toàn diện thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế. Nhấn mạnh nguyên tắc đánh thuế là bảo đảm cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế, các chuyên gia khuyến nghị cần đánh giá tác động toàn diện để xây dựng chính sách và quyết định thời điểm áp dụng cho phù hợp.

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan
Thị trường

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu trở thành yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Kho lạnh NECS tự hào công bố việc đưa dịch vụ Kho lạnh ngoại quan chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ
Thị trường

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xem là một bước tiến lớn đối với các cơ sở cầm đồ, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hình này đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay. 

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thị trường

"Vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không thiếu"

Đây là khẳng định Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.11 tại Cần Thơ.

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ
Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu, cần linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, thời hạn và lãi suất ưu đãi, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè.
Thị trường

Cần đa dạng hóa các nguồn tín dụng nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Tín dụng - đòn bẩy cho chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ĐBSCL

Tại hội nghị "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững," Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe đã trình bày những nhận định quan trọng về thị trường thủy sản toàn cầu, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp tín dụng cho ngành thủy sản.

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số
Thị trường

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình (Trung tâm) đã chủ động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn bắt nhịp với xu hướng sản xuất, kinh doanh trên nền tảng số. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, Trung tâm sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội để xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Thương mại thủy sản Việt Nam với Hoa Kỳ ít bị tác động bởi những biến động chính trị. Tuy nhiên, chính sách thương mại đặc thù dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản nước ta, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và linh hoạt ứng phó với những thay đổi thuế quan.

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thị trường

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Thành phố đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định phát triển công nghiệp, trong đó có nhiều Nghị quyết, Quyết định, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, sản xuất công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn.

3 giải thưởng ô tô trong chương trình tri ân của Bảo Việt Nhân thọ đã tìm thấy chủ nhân may mắn
Thị trường

3 giải thưởng ô tô trong chương trình tri ân của Bảo Việt Nhân thọ đã tìm thấy chủ nhân may mắn

Ngày 9.11.2024, tại tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra lễ quay thưởng đợt 3 - cũng là đợt cuối khép lại chương trình tri ân lớn nhất năm “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ.

3 giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 144 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm thành lập Tập đoàn Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Tổng cục Hải quan siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ
Thị trường

Tổng cục Hải quan siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ

Để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ và văn hóa công sở, Tổng cục Hải quan đã nghiêm túc quán triệt, phổ biến, đồng thời cụ thể hóa thành các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định để bảo đảm triển khai thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống.