Bức tranh kinh tế quý I và triển vọng kinh tế năm 2022

Khởi sắc trước thách thức

Bức tranh kinh tế chung của đất nước trong quý I.2022 cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ từ sau “mở cửa” vào tháng 10.2021. Các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ được khơi thông; đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài và kinh tế tư nhân đều tăng, hoạt động sản xuất, dịch vụ được đẩy mạnh… Dù vậy, vẫn cần nhiều trợ lực để giúp nền kinh tế trụ vững trước các cơn “trái gió, trở trời” từ biến động khó lường của kinh tế thế giới.

Nhiều mảng sáng

GDP quý I tăng 5,03%, trong khi lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước. Nền kinh tế có nhiều mảng sáng. Đóng góp quan trọng cho tăng trưởng đến từ khu vực sản xuất công nghiệp, tăng 6,38%, chiếm 51,08%; dịch vụ tăng 4,58%, chiếm 43,16%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,45%, chiếm 5,76%. Tuy khu vực nông nghiệp, thủy sản còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong nền kinh tế, nhưng có gắn bó mật thiết, là nguồn cung nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản, lâm sản, là động lực quan trọng cho kinh tế nông thôn.

Hoạt động thương mại, dịch vụ trở lại khá sôi động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I tăng 4,4%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 14,4% so cùng kỳ năm trước. Cơ cấu hàng hóa, thị trường xuất khẩu chuyển dịch tích cực, đa dạng hơn, nhất là sự tăng trưởng ở các thị trường mới, khó tính như EU, Hoa Kỳ.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt 562,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9%. Trong đó, vốn khu vực nhà nước đạt 136,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,3% tổng vốn đầu tư, tăng 9,3%. Khu vực ngoài nhà nước đạt 323,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 57,5%, tăng 9,1%. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 102,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,2%, tăng 7,9% so cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, vốn FDI thực hiện đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức cao nhất của quý I trong 5 năm qua. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy tác dụng, hiệu quả bước đầu quan trọng, tạo động lực mới khôi phục và phát triển kinh tế.

Những số liệu trên cho thấy, “cơ thể” nền kinh tế sau thời gian lâm bệnh nặng, đang trên đà hồi phục, nhưng vẫn cần nhiều trợ lực vì dễ tổn thương trước các cơn “trái gió, trở trời” đầy bất trắc từ biến động khó lường của kinh tế thế giới với nhiều rủi ro.

Cụ thể, GDP quý I trở lại đà tăng trưởng hơn 5%, là mức cao so với 2 năm trước đó song vẫn còn thấp hơn so cùng kỳ năm 2019, với mức tăng 6,85%. Bức tranh kinh tế cho thấy tín hiệu lạc quan, nhưng mới ở một chiều. Với mục tiêu tăng trưởng trên 6% cả năm, thì con số 5% của quý I vẫn còn khiêm tốn, đòi hỏi các quý còn lại phải tăng tốc để bù vào khoảng trống chỉ tiêu. Lạm phát 1,92% không cao, không thấp nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là những tác động tiêu cực do thiếu nguồn cung năng lượng, khan hiếm xăng dầu, than, gas, điện và nhiều loại chi phí khác tăng mạnh. Thêm vào đó, bất ổn xung đột giữa Nga - Ukraina và tác động của các đòn trừng phạt kinh tế lẫn nhau giữa các quốc gia cũng gây ra các bất lợi.

Hai khu vực dễ bị tổn thương nhất do tăng giá làm tăng chi phí đầu vào sản xuất là sản xuất, dịch vụ của các doanh nghiệp và khu vực nông nghiệp. Giá tăng trực tiếp tác động đến thu nhập thực tế và đời sống người dân. Trước áp lực lạm phát, để bình ổn giá, Chính phủ yêu cầu không được phép tăng giá nhiều mặt hàng chiến lược, trong khi doanh nghiệp phải “gồng mình” gánh chi phí đầu vào tăng mạnh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng sản xuất. Mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% năm nay là thách thức không nhỏ!

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

4 giải pháp cần lưu ý

Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ đã được Chính phủ ban hành ngay trong tháng đầu tiên của năm 2022. Đây là chương trình phục hồi kinh tế toàn diện và quy mô gần như lớn nhất trong lịch sử được thông qua.

Các ngành và địa phương cũng đã xây dựng kịch bản. Mục tiêu giải ngân khoảng 50% của gói 350.000 tỷ đồng thuộc chương trình đòi hỏi các ngành, các cấp phải vận hành các kịch bản một cách chủ động, sáng tạo, linh hoạt, thích ứng trước diễn biến tình hình, nhưng cần phải phối hợp đồng bộ, chỉ huy thống nhất.

Tình hình thay đổi thì cách tiếp cận, biện pháp, giải pháp phải thay đổi. Cần thực thi tốt các nhóm giải pháp phục hồi, tăng trưởng kinh tế. Cần đẩy mạnh các hoạt động liên kết không gian vùng, liên vùng thay vì chỉ vận hành theo ranh giới hành chính tỉnh. Theo đó, đề nghị quan tâm các gói giải pháp sau:

Một là, tiếp tục thực hiện linh hoạt thích ứng, tăng cường liên kết hệ thống, các địa phương, doanh nghiệp, người kinh doanh và các tác nhân có liên quan trong các chuỗi hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể hóa rõ ràng cơ chế, nội dung, chương trình liên kết, hợp tác thực chất bằng nhiều hoạt động, sản phẩm cụ thể; phân định trách nhiệm tháo gỡ và giải quyết các vướng mắc phát sinh thường xảy ra sau thời gian dài các chuỗi hàng hóa, dịch vụ bị đứt gãy.

Liên tục cập nhật các kịch bản dự báo về tăng trưởng, lạm phát để chủ động điều hành ứng phó với các tình huống phát sinh. Theo dõi chặt chẽ diễn biến giá các mặt hàng thiết yếu, nhất là mặt hàng xăng dầu; xây dựng các phương án điều tiết nguồn cung, hạn chế việc tăng giá đột biến nhằm giảm ảnh hưởng đến lạm phát và đời sống người dân.

Hai là, thúc đẩy sản xuất trong nước tiến tới tự chủ về nguồn cung nguyên nhiên vật liệu trong nước. Đẩy mạnh thị trường nội địa, thúc đẩy xuất khẩu bền vững, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Ba là, kiên trì mở cửa, tạo động lực mạnh mẽ khôi phục thị trường du lịch, tạo thuận lợi cho lưu chuyển hành khách quốc tế, trong nước; hỗ trợ phù hợp các doanh nghiệp du lịch gắn với an toàn dịch bệnh đón mùa du lịch sắp tới. Khẩn trương số hóa toàn bộ các dữ liệu du lịch, kết nối liên thông giữa các cơ quan quản lý; phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động cung cấp cho khách du lịch tại các địa bàn du lịch trọng điểm, trong đó có các thông tin về điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch, thuyết minh du lịch dịch tự động ra các ngôn ngữ phổ biến. Tăng cường liên kết, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn và huy động nguồn lực thu hút đầu tư.

Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh. Tích cực và đẩy nhanh hơn việc hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam trong mọi lĩnh vực; xây dựng nền kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.

Cách tiếp cận phù hợp, giải pháp khả thi, tạo môi trường an toàn, chỉ đạo sát sao, có sự đồng thuận của người dân… chính là cách thức để phục hồi và phát triển kinh tế.

Thị trường

"Bí kíp" thảnh thơi đưa Tết về nhà
Thị trường

"Bí kíp" thảnh thơi đưa Tết về nhà

Tết Nguyên đán đang cận kề, cùng với đó nhu cầu mua sắm tăng cao, các nhà bán lẻ, sàn thương mại điện tử đua nhau khuyến mại. Nhiều ngân hàng cũng triển khai hàng loạt ưu đãi hấp dẫn nhằm đồng hành cùng khách hàng tối ưu chi tiêu cho dịp này.

Techcombank công bố cách “săn vé” Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vào tháng 3.2025
Thị trường

Techcombank công bố cách “săn vé” Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vào tháng 3.2025

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và Nhà sản xuất Yeah 1 tiếp tục bắt tay để mang đến Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đêm thứ 3 và thứ 4. Với những sân khấu “đỉnh nóc” và “cơn sốt săn vé” trước đây, concert lần này hứa hẹn sẽ tạo nên hiệu ứng bùng nổ “kịch trần”. Đáp lại lòng mong đợi từ người hâm mộ và các khách hàng, Techcombank mang đến thêm cơ hội “săn vé” cực kì hấp dẫn.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Thị trường

Triển vọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025

Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như dệt may, đồ gỗ mỹ nghệ, máy móc thiết bị điện tử và nông sản sẽ duy trì đà tăng trưởng tích cực sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2025; ở chiều ngược lại, các vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào quốc gia này cũng được dự báo tiếp tục gia tăng.

Hàng ngàn phần quà hấp dẫn dành tặng chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB đầu năm mới
Thị trường

Hàng ngàn phần quà hấp dẫn dành tặng chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB đầu năm mới

Đồng hành với chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB trong các hoạt động chi tiêu mừng năm mới, kể từ đầu tháng 01.2025, SHB triển khai chương trình khuyến mại “Quẹt thẻ ngay - Quà liền tay” với hơn 20.000 phần quà E-voucher, hoàn tiền, ưu đãi, miễn phí hấp dẫn. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 700 triệu đồng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Thủy sản cần động lực tăng trưởng mới

Lấy ví dụ về ngành rau quả gần đây tăng trưởng vượt bậc nhờ mặt hàng sầu riêng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam Nguyễn Hoài Nam cho rằng, ngành thủy sản cũng cần có động lực tăng trưởng mới để hướng tới mục tiêu xuất khẩu 16 tỷ USD vào năm 2030.

Họp báo
Thị trường

Định hướng tín dụng năm 2025 tăng 16%

Trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 16%. Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, đây không phải là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là mục tiêu để điều hành cho phù hợp. Mục tiêu cuối cùng là phải kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu tại diễn đàn
Thị trường

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025 rất tích cực

Đây là nhận định của các diễn giả tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 17 diễn ra chiều ngày 7.1; để duy trì đà tăng trưởng bền vững, tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm như con người, cơ sở hạ tầng và thể chế.

Cân nhắc điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng
Kinh tế

Cân nhắc về điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (sau đây gọi là Dự thảo Nghị định). Góp ý văn bản này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc về điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng.

Phát hiện hàng chục nghìn người bán hàng của công ty đa cấp lớn nhất Việt Nam chưa được đào tạo cơ bản
Thị trường

Phát hiện hàng chục nghìn người bán hàng của công ty đa cấp lớn nhất Việt Nam chưa được đào tạo cơ bản

Từ ngày 1.1.2023 đến ngày 30.9.2024, công ty có 16.208 người tham gia bán hàng đa cấp ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với Công ty nhưng chưa được đào tạo cơ bản, trong đó có 1.647 người tham gia bán hàng đa cấp có hợp đồng vẫn còn hiệu lực tính đến ngày 30.9.2024.

Sắm tết nhanh gọn bằng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên
Thị trường

Sắm tết nhanh gọn bằng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên

Sắm Tết từ sớm đang là xu hướng, lựa chọn phổ biến, bởi tâm lý chung nếu đợi đến quá cận Tết, lượng hàng hóa có thể sẽ khan hiếm và vật giá leo thang là điều khó tránh khỏi. Vào thời điểm lương, thưởng chưa sẵn sàng, tài chính có phần còn “eo hẹp”, thẻ tín dụng trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp nhiều người giải bài toán: Tết đủ đầy nhưng hợp lý hóa chi tiêu.