Thứ trưởng Bộ Công Thương - ông Nguyễn Quốc Khánh đã ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra các hoạt động liên quan đến việc chấp hành pháp luật về bán hàng đa cấp tại 7 doanh nghiệp.
Cụ thể gồm Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, Công ty TNHH Unicity Maketing Việt Nam, Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Liên kết Việt Nam, Công ty cổ phần Liên kết Tri thức, Công ty cổ phần Liên Minh tiêu dùng Việt Nam, Công ty TNHH Nhượng quyền Thăng Long.
Ông Phan Đức Quế, Trưởng phòng Điều tra và Xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thuộc Cục quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) làm trưởng đoàn kiểm tra. Ngoài ra, đoàn còn có đại diện của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng Bộ Công an, Cục Quản lý Thị trường…
Quyết định nêu rõ, thẩm quyền và nhiệm vụ của đoàn là kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp, phát hiện, lập biên bản và kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm của doanh nghiệp. Sau đó, đoàn phải báo cáo lãnh đạo Bộ Công Thương về kết quả kiểm tra.
Hoạt động của các đơn vị kinh doanh đa cấp gần đây đặc biệt nhận được sự quan tâm của dư luận sau khi lãnh đạo hệ thống kinh doanh đa cấp Liên kết Việt bị cơ quan công an khởi tố với cáo buộc giả danh công ty thuộc Bộ Quốc phòng, lôi kéo, lừa đảo hàng chục nghìn người tham gia kinh doanh đa cấp thực phẩm chức năng và máy chăm sóc sức khỏe. Theo cáo buộc, từ tháng 6/2014 đến tháng 7/2015, ban lãnh đạo Liên kết Việt đã phát triển hệ thống đa cấp với hơn 45.000 người tham gia, tổng số tiền thu trên 1.900 tỷ đồng.
Gần đây, có 5 công ty đa cấp đã bị Bộ Công Thương rút giấy phép và một doanh nghiệp vừa xin trả lại giấy phép.
Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu
Đứng trước mục tiêu phát triển ngành dệt may - da giày, cần phải thúc đẩy hoạt động của thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch. Từ đó, giúp các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả, có cơ hội vươn lên tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng của ngành.