Bản quy hoạch được xây dựng nhằm đưa các xã vùng đệm ra khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020 và cơ bản trở thành vùng phát triển ổn định vào năm 2030; từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng...
Nội dung quy hoạch tập trung vào 10 lĩnh vực chủ yếu: Nông - lâm - ngư nghiệp và phát triển nông thôn; thương mại, du lịch, dịch vụ; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn; hạ tầng kỹ thuật; phát triển đô thị và khu dân cư; quy hoạch phát triển theo các hành lang kinh tế; phát triển nguồn nhân lực và các lĩnh vực xã hội; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; quy hoạch phát triển theo không gian lãnh thổ và củng cố quốc phòng an ninh.
Bản quy hoạch xác định rõ các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ cụ thể để phát triển kinh tế, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh vùng đệm. Cụ thể, về kinh tế phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2014 - 2020 tăng 8,1%, giai đoạn 2021 - 2030 tăng 10%, trong đó nông - lâm - ngư nghiệp giai đoạn 2014 - 2020 tăng bình quân 4,5% và 2021 - 2030 là 5%. Công nghiệp xây dựng giai đoạn 2014 - 2020 tăng 12,05% và 2021 - 2030 là 12,4%. Dịch vụ trong giai đoạn 2014 - 2020 là 13,5%, giai đoạn 2021 - 2030 là 14,2%. Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 là 92,4% và đến năm 2030 là 93%.
Theo quy hoạch được duyệt, có 84 dự án ưu tiên đầu tư trên các lĩnh vực cho vùng đệm đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có 11 dự án nông - lâm - ngư nghiệp, 22 dự án giao thông, 18 dự án cấp nước và hạ tầng… Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho vùng đệm trên 10 lĩnh vực công trình là 4.900 tỷ đồng, trong đó giai đoạn đến năm 2020 là 2.680 tỷ đồng và giai đoạn 2021 đến 2030 là 2.220 tỷ đồng.
UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các sở, ban ngành trong tỉnh phối hợp để thực hiện các dự án đã được phê duyệt, hướng dẫn người dân vùng đệm phát triển KT - XH trên lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp để phục vụ tốt cho đời sống và cho du lịch...
Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.