PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG AI PHẢI LẤY LỢI ÍCH QUỐC GIA, LỢI ÍCH CỦA XÃ HỘI, NGƯỜI DÂN LÀM TRUNG TÂM

Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển, ứng dụng AI tạo sinh

Thảo luận tại phiên AI Summit - AI4VN 2024, các chuyên gia cho rằng, để đón đầu làn sóng AI tạo sinh, Việt Nam cần chú trọng phát triển 3 trụ cột AI gồm con người, tài nguyên và công cụ. Trong đó, cần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, khuyến khích, đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển AI tạo sinh. Khai thác, xây dựng cơ sở dữ liệu để chia sẻ và chủ động kiểm soát nội dung, bảo đảm an toàn dữ liệu quốc gia.

Xu hướng tất yếu

Trong tham luận với chủ đề "Cơ hội từ trí tuệ nhân tạo", ông Marc Woo - Giám đốc điều hành, phụ trách Việt Nam, Google châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, thế giới đang ở giao lộ của sự thay đổi và tương lai của Việt Nam rất hứa hẹn khi chúng ta có khả năng nắm bắt rất tốt các cơ hội từ sự thay đổi đó. Generative AI (GenAI - Trí tuệ nhân tạo tạo sinh) mang lại nhiều cơ hội chuyển đổi số và Việt Nam nắm bắt rất tốt điều này. Ông Marc Woo cũng đưa ra nhiều minh chứng cho thấy GenAI giúp con người dễ dàng khám phá sản phẩm, giúp trải nghiệm này thoải mái hơn thông qua các đề xuất cụ thể. AI tác động đến sự hiện đại hóa các quy trình vận hành doanh nghiệp.

Bà Kim Hee Eun, Giám đốc phụ trách Chính sách Cạnh tranh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho biết, năm 2023, thị trường AI toàn cầu đạt 196 tỷ USD, tăng trưởng hàng năm 37,3%. Dự báo tăng trưởng của AI giai đoạn 2023 - 2030 khoảng 20 lần. Với tốc dự báo tăng trưởng theo cấp số nhân, AI đã tác động đến mọi mặt của xã hội. AI đã giúp khai phá đổi mới sự sáng tạo và đẩy mạnh tiềm năng tăng trưởng cho nhiều lĩnh vực.

Toàn cảnh Ngày hội Trí tuệ nhân tạo - AI4VN 2024 (Ảnh: Thảo Linh)
Toàn cảnh Ngày hội Trí tuệ nhân tạo - AI4VN 2024. Ảnh: Thảo Linh

Chia sẻ về kinh nghiệm ứng dụng AI với Việt Nam, ông Kim Young Hun, Giám đốc bộ phận mở rộng AI, Cục Xúc tiến công nghệ thông tin Quốc gia Hàn Quốc cho rằng, điều cần làm là phải thu hẹp khoảng cách giữa người dùng và nhà cung cấp dịch vụ AI. Việc giúp mọi người hiểu và biết cách sử dụng AI sẽ giúp loại bỏ rào cản đối với công nghệ này. 

Đại diện của RMIT cho biết, RMIT cũng đang thiết kế nhiều thiết bị AI phục vụ cuộc sống. Đơn cử, thiết bị cho người khiếm thị, giúp họ có thể "nhìn thấy" thông qua thiết bị có thể cảm nhận không gian ảo để thực hiện được các kế hoạch hàng ngày như nấu ăn, tìm đồ một cách dễ dàng. Hay thiết bị kết nối giữa máy tính và não để có thể đọc được cảm xúc.

Việt Nam cần tạo công nghệ cho riêng mình

Theo GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học VinBigdata, ứng dụng AI tạo sinh trở thành xu hướng tất yếu. Hiện các doanh nghiệp đã rất mạnh tay đầu tư để phát triển, ứng dụng công nghệ này. Tính riêng năm 2023, tổng số tiền các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào AI tạo sinh lên tới 25,23 tỷ đô la, tăng gần 9 lần so với trước đó một năm. Khi được ứng dụng đúng cách, AI tạo sinh có thể mang đến nhiều lợi ích trong đa lĩnh vực cho cả thế giới và Việt Nam. Ông cho rằng để đón đầu làn sóng AI tạo sinh, Việt Nam cần chú trọng phát triển 3 trụ cột AI, đó là con người, tài nguyên và công cụ, từ đó phát triển các giải pháp do người Việt làm chủ.

Ông Lê Hồng Việt, Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud, Thành viên Tập đoàn FPT cho rằng, Việt Nam có cơ hội bắt kịp AI toàn cầu và tạo ra nền công nghiệp AI mới. Các doanh nghiệp Việt Nam đang cạnh tranh bằng hai thứ: nhân công giá rẻ và năng suất lao động. Tuy nhiên, trong tương lai, chỉ hai điều đó là không đủ, chúng ta phải cạnh tranh bằng con người, tự động hóa, công nghệ... để tạo ra năng suất cao hơn nữa. Cần có năng lực AI nội tại dành riêng cho Việt Nam.

Theo ông Việt, có 5 điều cần làm, đó là đủ năng lực để tạo ra ứng dụng AI cho người Việt; phải tập hợp được dữ liệu từ chính phủ, người dân Việt Nam để làm chủ dữ liệu của chính mình; hạ tầng công nghệ, xây dựng nền tảng để AI đi vào doanh nghiệp trơn tru hơn; tạo ra nguồn lực dồi dào, thu hút những người nghiên cứu và phát triển công nghệ trên toàn cầu; khơi thông thị trường AI tại Việt Nam, giúp doanh nghiệp hiểu được giá trị AI đem lại.

Còn theo TS. Lê Anh Văn, Giám đốc Nền tảng VNPT Generative AI, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Việt Nam hiện đứng thứ 59 toàn cầu về chỉ số sẵn sàng AI toàn cầu, nhưng vẫn có thách thức trong phát triển nguồn nhân lực AI. Ông cho rằng khi có nhân sự AI chất lượng, sẽ có cơ hội hoàn thiện sản phẩm, tạo sản phẩm tốt hơn nữa.

AI đang phát triển vượt bậc và cho thấy tiềm năng ứng dụng rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như giải quyết các thách thức xã hội. Mở khóa sức mạnh AI sẽ tạo ra giá trị mới và thay đổi cách chúng ta sống, làm việc. Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030 đã xác định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng hành lang pháp lý cho nghiên cứu và ứng dụng AI. Song, để phát triển hệ sinh thái AI, rất cần có sự phối hợp của các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước để bảo đảm AI phát triển một cách bền vững, hài hòa, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và khách hàng, tạo ra giá trị xã hội, không gây hại đến cộng đồng và môi trường.

Khoa học

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"
Khoa học - Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"

Việc xây dựng và triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức; tăng cường sáng tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Từ ngày 1.3, Bộ Khoa học và Công nghệ mới (được hợp nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Khoa học và Công nghệ) chính thức đi vào hoạt động. Ngày 3/3, Bộ đã tổ chức Lễ chào cờ đầu tháng, khẳng định tinh thần đoàn kết và sứ mệnh tiên phong. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu là các đơn vị trực thuộc Bộ trên cả nước.

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn
Khoa học - Công nghệ

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn

Phát biểu tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, GS.TS. Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và làm cho nông nghiệp thông minh hơn, hiệu quả hơn. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 193 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu
Khoa học

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu

Đầu tư cho khoa học, công nghệ nói chung và đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là yêu cầu tất yếu. Đây là khẳng định của TS. Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!
Khoa học

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!

Đó là chia sẻ của Phó trưởng Ban Chính sách tín dụng Agribank Lê Văn Tuấn tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2. Và, hoạt động đầu tư này đã được Agribank thực hiện từ năm 2017 với điểm nhấn là gói 50.000 tỷ đồng và mức cam kết cho vay cao nhất để cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7.3.2017 của Chính phủ.

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại
Khoa học

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại

Tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2, các đại biểu khẳng định, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Khoa học

Lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tế

Tôi rất ấn tượng với cách làm của Báo Đại biểu Nhân dân, rất kịp thời, sáng tạo, bám sát chức năng, nhiệm vụ cơ quan báo chí của Quốc hội. Đây là tọa đàm quan trọng, tạo sự lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tiễn, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, một lĩnh vực đóng góp rất lớn vào GDP của đất nước”. PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn, ĐBQH hoạt động chuyên trách Trung ương, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2.