Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup nhìn lại hành trình 5 năm tiếp sức cho khoa học Việt

Ngày 26 – 27.7 tới đây, tại Hà Nội, Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup – VINIF sẽ tổ chức Hội thảo ghi dấu 5 năm hoạt động. Chương trình nhằm nhìn lại chặng đường triển khai các chương trình tài trợ cũng như thảo luận, định hướng phát triển cho VINIF. Đặc biệt, sự kiện còn là nơi các nhà khoa học cùng kết nối, hướng tới nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu, hợp tác để đưa các sản phẩm, công nghệ ra thị trường.

Quyết liệt và bài bản

5 năm trước (tháng 8.2018), Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) ra đời. Đây là Quỹ tư nhân đầu tiên có ngân sách hàng nghìn tỷ đồng tài trợ hoàn toàn phi lợi nhuận vì sự phát triển của khoa học công nghệ Việt Nam. Câu hỏi đặt ra lúc bấy giờ là: Cần làm gì để xây dựng môi trường nghiên cứu khoa học tích cực, tạo điều kiện tối đa giúp các nhà khoa học chuyên tâm nghiên cứu, thỏa sức sáng tạo, dành trọn tâm huyết thực hiện những công trình đột phá?

VINIF nhìn lại hành trình 5 năm tiếp sức cho khoa học Việt -0

Đề cao hành động thực chất, nhanh chóng và hiệu quả, chỉ hơn 4 tháng sau khi ra đời, VINIF đã triển khai ngay chương trình tài trợ Dự án Khoa học Công nghệ. Sau đó, hàng loạt chương trình tài trợ khác được thực hiện, như trao học bổng cho đội ngũ Thạc sĩ, Tiến sĩ, nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ ưu tú trong nước; hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu; hỗ trợ tổ chức Bài giảng đại chúng và Hội thảo khoa học uy tín quốc tế; cũng như lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Cùng với khía cạnh tài chính, VINIF còn chú trọng vào sự hỗ trợ toàn diện, hiệu quả và bền vững. Theo đó, trong suốt quá trình nghiên cứu, VINIF sẽ đồng hành cùng đội ngũ thực hiện trong việc tiếp cận nguồn lực khoa học, kết nối với mạng lưới chuyên gia tư vấn và truy cập cơ sở dữ liệu lớn từ hệ sinh thái Vingroup. Đặc biệt, một số dự án khoa học định hướng ứng dụng cũng sẽ được VINIF tư vấn đăng ký bảo hộ bằng độc quyền sáng chế và giới thiệu nguồn đầu tư để tiếp tục triển khai các sản phẩm, giải pháp thực tiễn.

Mục tiêu của VINIF là chung tay thay đổi môi trường, tác phong nghiên cứu tại Việt Nam; xây dựng hệ sinh thái thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng, gắn kết nhà nghiên cứu, viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp.

Quả ngọt từ những nỗ lực bền bỉ

Không chỉ tập trung thu hút người tài, tìm kiếm những dự án khoa học giàu tiềm năng, suốt 5 năm qua, VINIF còn nỗ lực hoàn thiện phương thức vận hành, tối ưu hóa quy trình tài trợ, đảm bảo tối đa chất lượng đầu ra của các nghiên cứu. Cách làm của VINIF tương tự như các tổ chức uy tín nước ngoài như Quỹ Humboldt (Đức), Sloan hay Fulbright (Mỹ) và Simons (Canada), đồng thời có những thay đổi phù hợp với thực tiễn, nhằm đảm bảo kinh phí tài trợ được sử dụng hiệu quả, tới đúng người và đúng mục đích.

VINIF nhìn lại hành trình 5 năm tiếp sức cho khoa học Việt -0

Quan trọng hơn hết, theo GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc khoa học VINIF, Quỹ không chỉ hỗ trợ cho các nhà khoa học trẻ về mặt tài chính mà còn tạo tiền đề khuyến khích họ đi sâu làm nghiên cứu thực chất, trung thực và văn minh. Điều này được thể hiện qua quá trình xét duyệt nhanh gọn và minh bạch, đồng thời, VINIF không chấp nhận các bài báo được đăng trên những tạp chí chất lượng thấp trong quá trình nghiệm thu.

Sau 5 năm, tổng cộng gần 800 tỷ đồng đã được Quỹ tài trợ cho 7 chương trình, với hơn 100 dự án Khoa học - Công nghệ; 6 đề án đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu; hơn 1.100 suất học bổng thạc sĩ, tiến sĩ; 90 suất học bổng sau tiến sĩ; 8 dự án cùng 30 sự kiện văn hóa lịch sử. Bên cạnh đó, trên 130 hội thảo khoa học uy tín và bài giảng đại chúng đã được thực hiện với sự tham gia của đội ngũ giáo sư hàng đầu trong nước và quốc tế, tiếp cận tới hàng triệu người, từ đó lan tỏa tri thức và niềm đam mê khoa học trong cộng đồng.

Đặc biệt, quả ngọt mà VINIF nỗ lực tạo dựng chính là một hệ sinh thái nghiên cứu - đào tạo - ứng dụng - kết nối chia sẻ tri thức khoa học. Trong thời đại của khoa học liên ngành, chính hệ sinh thái này, với sự tham gia tích cực của các nhà khoa học - trường đại học - viện nghiên cứu và doanh nghiệp sẽ góp phần tạo bệ phóng vững chắc để khoa học Việt Nam tiến xa.

Trong 2 ngày 26 - 27.7, VINIF sẽ tổ chức 2 tọa đàm: Tọa đàm “Thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng và hướng tới thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ” và Tọa đàm “Cơ hội, thách thức, giải pháp trong nghiên cứu và đào tạo khoa học công nghệ” với sự tham gia của nhiều học giả, chuyên gia và các nhà khoa học uy tín hàng đầu Việt Nam.

Khoa học

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"
Khoa học - Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"

Việc xây dựng và triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức; tăng cường sáng tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Từ ngày 1.3, Bộ Khoa học và Công nghệ mới (được hợp nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Khoa học và Công nghệ) chính thức đi vào hoạt động. Ngày 3/3, Bộ đã tổ chức Lễ chào cờ đầu tháng, khẳng định tinh thần đoàn kết và sứ mệnh tiên phong. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu là các đơn vị trực thuộc Bộ trên cả nước.

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn
Khoa học - Công nghệ

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn

Phát biểu tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, GS.TS. Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và làm cho nông nghiệp thông minh hơn, hiệu quả hơn. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 193 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu
Khoa học

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu

Đầu tư cho khoa học, công nghệ nói chung và đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là yêu cầu tất yếu. Đây là khẳng định của TS. Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!
Khoa học

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!

Đó là chia sẻ của Phó trưởng Ban Chính sách tín dụng Agribank Lê Văn Tuấn tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2. Và, hoạt động đầu tư này đã được Agribank thực hiện từ năm 2017 với điểm nhấn là gói 50.000 tỷ đồng và mức cam kết cho vay cao nhất để cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7.3.2017 của Chính phủ.

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại
Khoa học

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại

Tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2, các đại biểu khẳng định, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Khoa học

Lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tế

Tôi rất ấn tượng với cách làm của Báo Đại biểu Nhân dân, rất kịp thời, sáng tạo, bám sát chức năng, nhiệm vụ cơ quan báo chí của Quốc hội. Đây là tọa đàm quan trọng, tạo sự lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tiễn, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, một lĩnh vực đóng góp rất lớn vào GDP của đất nước”. PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn, ĐBQH hoạt động chuyên trách Trung ương, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2.