Chương trình Khoa học công nghệ quốc gia

Khắc phục tình trạng kháng kháng sinh

Phân tích sâu các vi khuẩn kháng kháng sinh ở mức độ phân tử; xây dựng mạng lưới vệ tinh giám sát kháng kháng sinh (KKS) tại 4 bệnh viện và 4 trung tâm y tế dự phòng ở miền Bắc, giám sát 6 loại vi khuẩn KKS quan trọng; hình thành và vận hành phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia về giám sát KKS tại Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương. Đó là những kết quả quan trọng thu được của chương trình hợp tác nghiên cứu song phương về khoa học công nghệ (KHCN) giữa Việt Nam và Vương quốc Anh với Đề tài “Đánh giá thực trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn tại Việt Nam, xác định đặc điểm cấu trúc gen và yếu tố liên quan của các vi khuẩn kháng thuốc thường gặp ở Việt Nam”. Đề tài do các nhà khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chủ trì thực hiện.

	Hệ thống giải trình tự gen Miseq của Illumina nhằm nghiên cứu nhằm xác định các đột biến của vi khuẩn kháng kháng sinh…
Hệ thống giải trình tự gen Miseq của Illumina nhằm nghiên cứu nhằm xác định các đột biến của vi khuẩn kháng kháng sinh…

Nghiên cứu mang tính cấp thiết

Thực trạng KKS đã trở thành vấn đề toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển - nơi mà các loại bệnh truyền nhiễm còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh tật. Những năm gần đây, các kết quả nghiên cứu về lĩnh vực y tế tại Việt Nam cho thấy, vi khuẩn KKS hiện đang ở mức độ cao với các chủng đa dạng, kháng đa kháng sinh và cơ chế lây truyền phức tạp. Đặc biệt, nghiên cứu của TS. Bác sỹ Trần Huy Hoàng đã phát hiện được các vi khuẩn gram âm mang các gen như NDM-1, KPC kháng lại carbapenem là nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay và thuộc nhóm “lựa chọn cuối cùng” của các chủng vi khuẩn Gram âm phân lập trên các bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện và trong môi trường bệnh viện. Không chỉ trong môi trường bệnh viện, các chủng vi khuẩn kháng các kháng sinh mạnh nhất hiện còn xuất hiện ở ngoài cộng đồng. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế đã khẳng định, xu hướng KKS tại Việt Nam ngày càng gia tăng và nguy hiểm là sự lây lan nhanh chóng các gen mã hóa tính KKS thông qua trung gian plasmid.

Thực tế, từ năm 2010, ngành y tế Việt Nam đã nhận thức sâu sắc được mức độ nghiêm trọng của vi khuẩn KKS đe dọa tới công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Theo đó, nhiều giải pháp đã được triển khai, như: Nâng cao công tác phòng chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện; xây dựng kế hoạch hành động phòng chống vi khuẩn KKS, giai đoạn 2010 - 2020; thực hiện một số nghiên cứu dưới sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tuy nhiên, do công nghệ, kỹ thuật nghiên cứu còn phụ thuộc vào đối tác nước ngoài nên việc khắc phục tình trạng KKS ở Việt Nam chưa đạt được kết quả khả quan. Theo đó, việc thực hiện Đề tài nghiên cứu “Đánh giá thực trạng KKS của vi khuẩn tại Việt Nam, xác định đặc điểm cấu trúc gen và yếu tố liên quan của các vi khuẩn kháng thuốc thường gặp ở Việt Nam” là cần thiết, nhằm mang lại thêm giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để khắc phục tình trạng KKS ở Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu do TS. Bác sĩ Trần Huy Hoàng làm chủ nhiệm đã thực hiện nhiều phương pháp nghiên cứu sâu với các kỹ thuật tiên tiến, như: Định danh nhanh vi khuẩn, nấm bằng hệ thống máy định danh khối phổ - MALDI Biotyper ứng dụng công nghệ MALDI TOF MS; kỹ thuật PCR phát hiện gen KKS của các chủng vi khuẩn; kỹ thuật kháng sinh đồ - khoanh giấy khuếch tán; kỹ thuật xác định nồng độ kháng sinh tối thiểu ức chế vi khuẩn; điện di xung trường PFGE, MLST, Southern blot và kỹ thuật giải trình tự toàn bộ hệ gen vi khuẩn bằng máy giải trình tự gen thế hệ mới (Miseq) để nghiên cứu nhằm đánh giá các đột biến của vi khuẩn KKS, sự lây lan của vi khuẩn này trong các bệnh viện, giữa các bệnh viện và trên thế giới ở mức độ phân tử… Dưới sự hỗ trợ về trang thiết bị, sinh phẩm và chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất hiện nay từ các chuyên gia hàng đầu thế giới cho các thành viên trong nhóm nghiên cứu đã giải quyết được triệt để các vấn đề về công nghệ và ngang tầm với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng vi khuẩn KKS trong cộng đồng là do người dân cứ ốm là ra hiệu thuốc mua thuốc kháng sinh về điều trị, thậm chí còn mượn đơn kháng sinh của người khác về dùng cho mình, cho con mình. Còn lại do một số bác sĩ ở các cơ sở y tế chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sử dụng kháng sinh hợp lý hoặc kê thuốc kháng sinh quá liều, không phù hợp cho bệnh nhân. Do đó, bên cạnh việc tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ y bác sĩ thì việc đẩy mạnh công tác tác tuyên truyền cho người dân là rất cần thiết. Đặc biệt, cần bổ sung xây dựng các chính sách để quản lý, nghiên cứu khoa học nhằm khắc phục tình trạng KKS ở Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Y tế - GS.TS. TRẦN VĂN THUẤN

Góp phần làm giảm tình trạng kháng kháng sinh

Sau 3 năm nghiên cứu kiên trì và bài bản, kết quả thu được từ dự án nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực trong tiến trình chống lại vi khuẩn KKS ở Việt Nam. Việc phân tích sâu các vi khuẩn KKS ở mức độ phân tử đã giúp nâng cao hiệu quả điều trị, phòng chống sự lây lan, giảm gánh nặng chi phí do vi khuẩn KKS gây nên cho gia đình và xã hội. Đồng thời, giúp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của Việt Nam sánh ngang tầm với các quốc gia trong lĩnh vực xét nghiệm chuyên sâu KKS. Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành báo cáo về tỷ lệ gen kháng, phân bố tính kháng theo loại bệnh, địa điểm, giới, tuổi, khoa điều trị. Tình trạng KKS ở cộng đồng, tình trạng lây truyền vi khuẩn kháng thuốc của 6/10 loại vi khuẩn; hoàn thành báo cáo đặc điểm cấu trúc gen của một số vi khuẩn KKS bao gồm E. coli, K. pneumoniae, P. aeruginosa tại bệnh viện.

Tuy nhiên, theo TS. Bác sĩ Trần Huy Hoàng, sản phẩm lớn nhất của nghiên cứu là xây dựng thành công kỹ thuật khoanh giấy kháng sinh khuếch tán, kỹ thuật PCR phát hiện gen KKS đạt ISO 15189 và quy trình ứng dụng phần mềm phân tích hệ gen để hình thành và vận hành phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia về giám sát KKS tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Cùng với đó là việc xây dựng thí điểm mạng lưới vệ tinh giám sát KKS với quy trình kháng sinh đồ cụ thể tại 4 bệnh viện, gồm: Thanh Nhàn, Xanh Pôn, Quân đội 108, Hữu nghị Việt Xô và 4 cộng đồng, gồm: Hà Nam, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương.

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới, do đó sự ra đời của phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia về genome tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có ý nghĩa đặc biệt. Phòng xét nghiệm này có chức năng khẳng định kết quả nuôi cấy, phân lập, định danh và làm kháng sinh đồ. Đồng thời, thu thập, phân tích và báo cáo số liệu định kỳ về KKS để Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tìm ra giải pháp ứng phó kịp thời, cũng như xây dựng chiến lược phòng, chống kháng thuốc ở tầm quốc gia và khu vực, cũng như trên thế giới.

Khoa học

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"
Khoa học - Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"

Việc xây dựng và triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức; tăng cường sáng tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Từ ngày 1.3, Bộ Khoa học và Công nghệ mới (được hợp nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Khoa học và Công nghệ) chính thức đi vào hoạt động. Ngày 3/3, Bộ đã tổ chức Lễ chào cờ đầu tháng, khẳng định tinh thần đoàn kết và sứ mệnh tiên phong. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu là các đơn vị trực thuộc Bộ trên cả nước.

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn
Khoa học - Công nghệ

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn

Phát biểu tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, GS.TS. Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và làm cho nông nghiệp thông minh hơn, hiệu quả hơn. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 193 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu
Khoa học

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu

Đầu tư cho khoa học, công nghệ nói chung và đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là yêu cầu tất yếu. Đây là khẳng định của TS. Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!
Khoa học

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!

Đó là chia sẻ của Phó trưởng Ban Chính sách tín dụng Agribank Lê Văn Tuấn tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2. Và, hoạt động đầu tư này đã được Agribank thực hiện từ năm 2017 với điểm nhấn là gói 50.000 tỷ đồng và mức cam kết cho vay cao nhất để cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7.3.2017 của Chính phủ.

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại
Khoa học

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại

Tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2, các đại biểu khẳng định, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Khoa học

Lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tế

Tôi rất ấn tượng với cách làm của Báo Đại biểu Nhân dân, rất kịp thời, sáng tạo, bám sát chức năng, nhiệm vụ cơ quan báo chí của Quốc hội. Đây là tọa đàm quan trọng, tạo sự lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tiễn, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, một lĩnh vực đóng góp rất lớn vào GDP của đất nước”. PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn, ĐBQH hoạt động chuyên trách Trung ương, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2.