Công bố Giải thưởng báo chí về khoa học và công nghệ năm 2020

Ngày 15.10, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ - cơ quan thường trực Giải thưởng công bố danh sách tác phẩm, tác giả đoạt Giải thưởng báo chí về khoa học và công nghệ năm 2020 trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Giải thưởng báo chí về khoa học và công nghệ được bắt đầu tổ chức từ năm 2012 và được Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức trao giải hằng năm nhằm trao tặng cho các tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc về KHCN. Đây là sự ghi nhận của Bộ KHCN trong việc vinh danh những nhà báo có tinh thần khoa học, đã nỗ lực hết mình, tìm tòi, phát hiện, phản ánh các kết quả của Bộ KHCN nói riêng và của ngành KHCN nói chung đóng góp cho sự phát triển KHCN của đất nước. 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Chu Ngọc Anh chúc mừng cho các tác giả/nhóm tác giả đạt Giải Nhất năm 2018
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Chu Ngọc Anh chúc mừng cho các tác giả/nhóm tác giả đạt Giải Nhất năm 2018

​Theo kế hoạch ban đầu, Giải thưởng báo chí về KHCN năm 2020 được dự kiến tổ chức vào ngày 21.6.2021 tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và để thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ KHCN, ngày 15.10, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ công bố danh sách tác phẩm đoạt giải trên cổng thông tin điện tử Bộ KHCN (tại địa chỉ most.gov.vn), trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang mạng xã hội và không tiến hành tổ chức lễ trao giải thưởng như thường lệ.

Năm 2020, Ban tổ chức đã nhận được hơn 600 tác phẩm/nhóm tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả. Theo đánh giá của Hội đồng bình chọn, nhìn chung các tác phẩm đã phản ánh khá toàn diện về mọi mặt hoạt động KHCN, đề cập đến những vấn đề cấp bách, phổ biến và thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội. Nhiều tác phẩm có chất lượng tốt, chủ đề có tính thời sự, phản ánh kịp thời, đậm nét kết quả hoạt động, sự kiện lớn của Bộ, của ngành KHCN… Một số tác phẩm được đầu tư bài bản, công phu, chuyên nghiệp, mang tính phát hiện, tính phản biện tốt, đi đến tận cùng của vấn đề, có hiệu quả xã hội mạnh mẽ, tích cực, có sức ảnh hưởng lan tỏa cao.

Năm qua, báo chí cũng tập trung phản ánh kịp thời về một số chủ đề thời sự như: Cơ chế chính sách về KHCN; KHCN tham gia phòng, chống dịch Covid-19; Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với đời sống xã hội; Chuyển đổi số; Trí tuệ nhân tạo; Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Xây dựng cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ các nút thắt đẩy nhanh phát triển KHCN, góp phần đưa nhanh kết quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào sản xuất và đời sống…. Các tác phẩm báo chí đã góp phần tôn vinh các nhà khoa học bằng hoạt động kiên trì, thầm lặng, tâm huyết và đầy sáng tạo để theo đuổi đam mê nghiên cứu khoa học đưa đến nhiều sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống nhân dân, như nhóm tác phẩm “Khi nhà khoa học quân sự “đi trước” trong cuộc chiến với đại dịch toàn cầu”; “Tìm lại tên cho người đã mất”; “ Đường ray 4.0”; “Đề tiêu chuẩn không là rào cản”; “Tiến sĩ, bác sĩ Hồ Hữu Thọ: Tầm soát ung thư bằng công nghệ sinh thiết lỏng”; “Nghiên cứu dữ liệu di truyền của động vật hoang dã”; “Chìa khóa” giúp bảo tồn các loài nguy cấp đúng cách”; “ Sự lan tỏa khoa học công nghệ với sự phát triển các tỉnh miền núi”;  “Startup Việt - trong nguy có cơ”…

Qua 2 vòng chấm Sơ tuyển và Chung tuyển, đã có 18 tác phẩm và nhóm tác phẩm được Bộ KHCN phê duyệt và trao giải, gồm: Thể loại Truyền hình (1 Giải Nhất; 1 Giải Nhì, 1 Giải Ba; 1 Giải Phụ); Thể loại Phát thanh (1 Giải Nhì, 1 Giải Ba); Thể loại Báo in (1 Giải Nhất, 2 Giải Nhì; 1 Giải Ba; 2 Giải Phụ) và Thể loại Báo điện tử (1 Giải Nhất, 1 Giải Nhì; 2 Giải Ba; 2 Giải Phụ).

Các tác giả/nhóm tác giả đoạt giải Nhất nhận được Cúp và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và được nhận số tiền thưởng 25 triệu đồng; Các tác giả/nhóm tác giả đoạt giải Nhì, Ba và giải Phụ nhận được Giấy chứng nhận và Biểu trưng Giải thưởng Báo chí về khoa học và công nghệ năm 2020 đồng thời được nhận số tiền tương ứng là 12 triệu đồng đối với Giải Nhì, 7 triệu đồng đối với Giải Ba và 3 triệu đồng đối với Giải Phụ.

Đánh giá về các tác phẩm đoạt giải thưởng năm nay, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Chung tuyển Giải thưởng báo chí về KHCN năm 2020 Hồ Quang Lợi nhận định: tính chuyên nghiệp, sự gắn kết và tinh thần trách nhiệm là từ khóa của Giải báo chí về KHCN năm 2020, với hơn 600 tác phẩm dự thi cho thấy sự quan tâm và thu hút mạnh mẽ của các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước. Nhiều tác phẩm báo chí vượt qua khuôn khổ báo chí truyền thống để thu hút công chúng bằng các hình ảnh hóa dữ liệu (biểu đồ, infographic,...), hình ảnh hóa kết hợp với khả năng phân tích trong tác phẩm báo chí tạo ra sự cuốn hút so với các bài báo thông thường. Nhiều tác phẩm cho thấy sự dấn thân, cách thức làm việc chuyên nghiệp của các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên… thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự tâm huyết và lao động sáng tạo của các nhà báo để tạo nên những tác phẩm báo chí có chất lượng cao.

“Qua các tác phẩm lần này chúng ta cũng thấy một số các thành tựu nổi bật về KHCN được thể hiện trong các lĩnh vực như y tế, công thương, nông nghiệp, và vấn đề chăm sóc sức khỏe của người dân. Tôi thấy đấy là những thành tựu rất nổi bật của KHCN đã được ứng dụng một cách hết sức thiết thực vào nâng cao đời sống và phát triển sản xuất kinh doanh của đất nước chúng ta”. Ông Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.

Gửi lời chúc mừng tới các nhà báo có các tác phẩm đoạt Giải thưởng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt mong muốn các nhà báo tiếp tục có nhiều tác phẩm chất lượng, góp phần tạo được sự đồng thuận, thống nhất ý chí của toàn xã hội và cùng hành động để KHCN đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc. Bộ trưởng tin rằng, Giải thưởng báo chí về KHCN năm 2021 sẽ tiếp tục góp phần nuôi dưỡng, thúc đẩy niềm đam mê sáng tạo, cống hiến không ngừng của những người làm báo KHCN để có thật nhiều hơn nữa những tác phẩm hay sống động cho mùa trao giải tiếp theo.

Danh sách các tác phẩm đoạt Giải thưởng báo chí khoa học và công nghệ năm 2020

* Giải Nhất

- Nhóm tác phẩm: Khi nhà khoa học quân sự “đi trước” trong cuộc chiến với đại dịch toàn cầu, Báo Quân đội nhân dân

- Tác phẩm: Tìm lại tên cho người đã mất, Báo Tiền Phong

- Tác phẩm: Đường ray 4.0, Kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam

* Giải Nhì

- Nhóm tác phẩm: Đề tiêu chuẩn không là rào cản, Báo điện tử Chính phủ

- Tác phẩm: "Tiến sĩ, bác sĩ Hồ Hữu Thọ: Tầm soát ung thư bằng công nghệ sinh thiết lỏng", Báo Quân đội nhân dân cuối tuần 

- Tác phẩm: Nghiên cứu dữ liệu di truyền của động vật hoang dã "Chìa khóa" giúp bảo tồn các loài nguy cấp đúng cách, Báo Khoa học và Phát triển

- Tác phẩm: Sự lan tỏa khoa học công nghệ với sự phát triển các tỉnh miền núi, Đài Truyền hình Quốc hội

- Nhóm tác phẩm: Startup Việt - trong nguy có cơ, Kênh Thời sự VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam

* Giải Ba

- Nhóm tác phẩm: Kỳ tích ghép chi thể ở Việt Nam, Báo điện tử Vietnamplus (Thông tấn xã Việt Nam)

- Tác phẩm: Khoa học, công nghệ - nền tảng, động lực cho phát triển, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

- Tác phẩm: Thu hút chuyên gia, nhà khoa học tại TPHCM: Chính sách ưu đãi về thu nhập chưa đủ sức cạnh tranh, Báo Sài Gòn Giải Phóng

- Tác phẩm: Hiệu quả từ công nghệ điện rác, Đài Truyền hình Nhân Dân

- Nhóm tác phẩm: Thúc đẩy thương mại hóa - chuyển giao công nghệ từ Đại học đến công nghiệp, Đài tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

* Giải Phụ

- Nhóm tác phẩm: Bảo đảm an toàn, an ninh mạng, Báo Đại biểu nhân dân

- Tác phẩm: Thị trường khoa học và công nghệ tại Hà Nội: Tạo chuyển biến mạnh mẽ, Báo Hà Nội mới

- Tác phẩm: Chỉnh sửa gen - cơ hội cho chọn tạo giống cây trồng, Báo Nông thôn ngày nay

- Tác phẩm: 1.000 điểm cầu khám chữa bệnh từ xa ở Việt Nam: Dùng công nghệ số chữa bệnh, Báo Tuổi trẻ

- Tác phẩm: Ngành khoa học công nghệ chung tay phòng chống dịch Covid-19, Đài Phát thanh -  Truyền hình Đà Nẵng

Khoa học

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt qua tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để thực thi hiệu quả Nghị quyết 57

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mở ra cơ hội lớn để Việt Nam bứt phá vươn lên nhờ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhưng cơ hội chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta vượt qua được rào cản về nhận thức và tâm lý hành động; vì vậy, mỗi cán bộ lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp cần nhìn lại mình, chủ động phá bỏ tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để nhận nhiệm vụ Nghị quyết số 57-NQ/TW giao phó.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Ảnh minh họa
Khoa học

Cấp ngân sách cho nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ theo cơ chế quỹ

Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, cần thực hiện cấp ngân sách cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) khoa học công nghệ theo cơ chế quỹ, tức là tiền luôn được bố trí chờ đề tài. Kinh phí nghiên cứu được phân bổ và giao cho các quỹ khoa học, công nghệ ngay từ đầu năm tài chính mà không cần danh mục nhiệm vụ đã được phê duyệt trước. Đề tài được phê duyệt bất kể thời điểm nào trong năm thì được cấp kinh phí ngay, chứ không phải theo cơ chế dự toán ngân sách trước một năm.

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"
Khoa học - Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"

Việc xây dựng và triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức; tăng cường sáng tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Từ ngày 1.3, Bộ Khoa học và Công nghệ mới (được hợp nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Khoa học và Công nghệ) chính thức đi vào hoạt động. Ngày 3/3, Bộ đã tổ chức Lễ chào cờ đầu tháng, khẳng định tinh thần đoàn kết và sứ mệnh tiên phong. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu là các đơn vị trực thuộc Bộ trên cả nước.

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn
Khoa học - Công nghệ

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn

Phát biểu tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, GS.TS. Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và làm cho nông nghiệp thông minh hơn, hiệu quả hơn. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 193 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu
Khoa học

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu

Đầu tư cho khoa học, công nghệ nói chung và đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là yêu cầu tất yếu. Đây là khẳng định của TS. Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.