3 năm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam có hơn 600 bài báo quốc tế

Trong 3 năm (2019 - 2021), Học viện Nông nghiệp Việt Nam có hơn 600 bài viết đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế; trong đó số bài trên các tạp chí khoa học thuộc danh mục ISI/Scopus tăng 33% so với năm 2018.

Nhân ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sáng 18.5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội nghị vinh danh các nhà khoa học, các em sinh viên có thành tích tốt trong nghiên cứu khoa học và giới thiệu một số sản phẩm công nghệ, tiêu biểu của Học viện.

3 năm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam có hơn 600 bài báo quốc tế -0
Theo GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa học và công nghệ là sức sống của trường đại học

GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, xác định chủ trương “khoa học và công nghệ là sức sống của trường đại học”, những năm qua, Học viện đã chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; đồng thời, thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Nhờ đó, giai đoạn 2019 – 2021 dù trong bối cảnh dịch Covid diễn biến phức tạp, số lượng đề tài nghiên cứu, các tiến bộ kỹ thuật, bằng sáng chế, giải pháp hữu ích tăng mạnh; chất lượng nghiên cứu tiếp cận trình độ quốc tế.

Cũng trong thời gian này, Học viện Nông nghiệp Việt Nam có hơn 1.200 bài báo khoa học, trong đó 626 bài viết đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế, tăng 10%.

Đặc biệt, số bài trên các tạp chí khoa học thuộc danh mục ISI/Scopus (là hệ thống cơ sở dữ liệu cung cấp các bài báo khoa học đáng tin cậy nhất trong giới nghiên cứu quốc tế) 428/626 bài,  tăng 33% so với năm 2018.  

3 năm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam có hơn 600 bài báo quốc tế -0
Tặng thưởng các nhà khoa học và sinh viên có thành tích trong nghiên cứu khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

“Với mục tiêu nâng cao vị thế, vai trò của Học viện, ngoài việc tăng cường công bố quốc tế, Học viện chú trọng công tác nghiên cứu tạo ra các công nghệ và các sản phẩm mới, có tính ứng dụng cao, phục vụ cho tái cơ cấu nông nghiệp - phát triển nông thôn, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững, giá trị gia tăng cao”, GS.TS. Nguyễn Thị Lan cho biết.

Tại hội nghị, Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã vinh danh khen thưởng 34 giải thưởng của tập thể, cá nhân là cán bộ, giảng viên và sinh viên của Học viện. 

46 cá nhân và 11 nhóm tác giả được vinh danh khen thưởng có thành tích trong công bố khoa tại các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus; đấu thầu thành công các đề tài cấp Bộ và tương đương trở lên và tiến bộ kỹ thuật, giống cây trồng được công nhận cấp quốc gia.

Cụ thể, Ban giám đốc Học viện đã chỉ đạo quyết liệt việc đổi mới công tác tổ chức, hoàn thiện quy định quản lý hoạt động khoa học và công nghệ; thành lập các nhóm nghiên cứu; đăng ký chuẩn ISO cho các phòng thí nghiệm; xây dựng các mô hình khoa học và công nghệ; chỉ đạo thành lập các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp khởi nguồn khoa học công nghệ…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam hiện có 46 nhóm nghiên cứu (36 nhóm nghiên cứu mạnh, 6 nhóm nghiên cứu xuất sắc và 4 nhóm nghiên cứu tinh hoa); 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2017; 82 mô hình khoa học và công nghệ; 10 viện nghiên cứu, 6 doanh nghiệp spin off… “Đây chính là tiền đề, là nền tảng cho hoạt động khoa học và công nghệ trong những năm vừa qua và đã tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn sản xuất”, GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh.

3 năm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam có hơn 600 bài báo quốc tế -0
Học viện Nông nghiệp Việt Nam giới thiệu một số công nghệ, sản phẩm mới, hữu ích của 4 viện nghiên cứu mới thành lập.

Trong khuôn khổ sự kiện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giới thiệu một số công nghệ, sản phẩm mới, hữu ích của 4 viện nghiên cứu mới được thành lập, gồm: Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh; Viện Nghiên cứu vi tảo và dược mỹ phẩm; Viện Nghiên cứu và phát triển nấm ăn, nấm dược liệu; Viện Nghiên cứu và Phát triển cây dược liệu.

Khoa học

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"
Khoa học - Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"

Việc xây dựng và triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức; tăng cường sáng tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Từ ngày 1.3, Bộ Khoa học và Công nghệ mới (được hợp nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Khoa học và Công nghệ) chính thức đi vào hoạt động. Ngày 3/3, Bộ đã tổ chức Lễ chào cờ đầu tháng, khẳng định tinh thần đoàn kết và sứ mệnh tiên phong. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu là các đơn vị trực thuộc Bộ trên cả nước.

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn
Khoa học - Công nghệ

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn

Phát biểu tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, GS.TS. Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và làm cho nông nghiệp thông minh hơn, hiệu quả hơn. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 193 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu
Khoa học

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu

Đầu tư cho khoa học, công nghệ nói chung và đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là yêu cầu tất yếu. Đây là khẳng định của TS. Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!
Khoa học

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!

Đó là chia sẻ của Phó trưởng Ban Chính sách tín dụng Agribank Lê Văn Tuấn tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2. Và, hoạt động đầu tư này đã được Agribank thực hiện từ năm 2017 với điểm nhấn là gói 50.000 tỷ đồng và mức cam kết cho vay cao nhất để cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7.3.2017 của Chính phủ.

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại
Khoa học

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại

Tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2, các đại biểu khẳng định, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Khoa học

Lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tế

Tôi rất ấn tượng với cách làm của Báo Đại biểu Nhân dân, rất kịp thời, sáng tạo, bám sát chức năng, nhiệm vụ cơ quan báo chí của Quốc hội. Đây là tọa đàm quan trọng, tạo sự lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tiễn, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, một lĩnh vực đóng góp rất lớn vào GDP của đất nước”. PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn, ĐBQH hoạt động chuyên trách Trung ương, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2.