Đắk Lắk sử dụng gần 96 tỷ đồng xây dựng 1.200 căn nhà cho hộ nghèo

Sáng 3.5, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 12, HĐND tỉnh Đắk Lắk thống nhất ban hành Nghị quyết hỗ trợ kinh phí xây dựng 1.200 căn nhà cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Đắk Lắk sử dụng gần 96 tỷ đồng xây dựng 1.200 căn nhà cho hộ nghèo
HĐND tỉnh Đắk Lắk thống nhất sử dụng nguồn ngân sách đối ứng của địa phương để xây dựng 1.200 căn nhà cho người dân

Thiếu tướng Lê Vinh Quy, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết: Tổng kinh phí của Đề án xây dựng 1.200 căn nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2024 là 96 tỷ đồng.

Trong đó, kinh phí 60 tỷ đồng do Bộ Công an vận động; kinh phí tỉnh Đắk Lắk đối ứng là 24 tỷ đồng (theo quy định nguồn kinh phí này phải được HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua). Phần kinh phí 12 tỷ đồng còn lại, do Công an tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền các huyện, thị, thành phố nghiên cứu, bố trí đối ứng từ nguồn ngân sách của các địa phương và vận động từ các nguồn xã hội hóa hợp pháp khác.

Đắk Lắk sử dụng gần 96 tỷ đồng xây dựng 1.200 căn nhà cho hộ nghèo
Thiếu tướng Lê Vinh Quy, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk trình bày về Đề án xây dựng 1.200 căn nhà cho người nghèo trên địa bàn tỉnh

Thiếu tướng Lê Vinh Quy nhấn mạnh, đề án nêu trên góp phần thiết thực bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, củng cố thêm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Thúc đẩy sự tham gia của quần chúng Nhân dân đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn; đồng thời, thiết thực chào mừng kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk.

Hội đồng nhân dân

Xử lý nghiêm các trường hợp chây ỳ nộp thuế
Hội đồng nhân dân

Xử lý nghiêm các trường hợp chây ỳ nộp thuế

Để công tác quản lý thu các khoản tiền thuế nợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2023 đạt được mục tiêu đặt ra, Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố Hà Nội đề nghị UBND thành phố cần rà soát và có chế tài nghiêm khắc để xử lý các trường hợp cố tình sử dụng đất sai mục đích, chậm triển khai thực hiện, cố tình chây ỳ thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước (NSNN).

Việc thực hiện “lời hứa” với cử tri còn chậm
Hội đồng nhân dân

Việc thực hiện “lời hứa” với cử tri còn chậm

Qua giám sát việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước thuộc thành phố, HĐND thành phố Hà Nội đánh giá, việc thực hiện các cam kết, “lời hứa” của UBND thành phố, các sở, ngành, địa phương còn chậm, chưa có nhiều chuyển biến, hiệu quả ngay cả đối với những nội dung đã được HĐND thành phố đưa ra tái chất vấn.

Bài 1: Đa chiều giám sát tạo chuyển biến tích cực
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Đa chiều giám sát tạo chuyển biến tích cực

Nguyễn Thị Anh Hoa - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Nghệ An

Nhìn lại năm 2023 có thể thấy, trong nỗ lực chung khắc phục khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra, hoạt động của cơ quan dân cử tỉnh Nghệ An với vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri, nhân dân đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét. Mỗi hoạt động đều toát lên sự trăn trở, quyết liệt, đeo bám vì sự phát triển chung, trong đó, không thể không kể đến hoạt động giám sát với nhiều kết quả nổi bật.

Đáp ứng ngày càng tốt hơn nguyện vọng của cử tri
Hội đồng nhân dân

Đáp ứng ngày càng tốt hơn nguyện vọng của cử tri

Năm 2023, HĐND tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện tốt vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với UBND tỉnh trong xây dựng, triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh; trong giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và những vấn đề bức xúc được cử tri quan tâm, góp phần quan trọng cho sự ổn định và phát triển về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh, đặc biệt đáp ứng ngày càng tốt hơn những tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân.

Bài 4: Làm rõ sự khác nhau giữa báo cáo và thực tế
Hội đồng nhân dân

Bài 4: Làm rõ sự khác nhau giữa báo cáo và thực tế

Tại phiên họp thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bắc Giang, đối với các báo cáo, chủ trì yêu cầu các cơ quan trình bày những vấn đề mới, nổi cộm, còn ý kiến khác nhau; dành nhiều thời gian trao đổi, phân tích, làm rõ vấn đề tồn tại, hạn chế, có sự khác nhau giữa báo cáo và thực tế nắm bắt được qua khảo sát, thu thập thông tin, kết quả làm việc của một số ngành liên quan. Đối với các dự thảo nghị quyết, các thành viên Ban tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến cụ thể, làm rõ mục đích, sự cần thiết, cơ sở pháp lý, thực tiễn, tính khả thi...

Bài 2: Thảo luận sâu rộng bản “kiểm định” chất lượng
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Thảo luận sâu rộng bản “kiểm định” chất lượng

Việc tổ chức thẩm tra cần linh hoạt đối với đặc thù của từng dự thảo nghị quyết. Báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND không thể chỉ là bản thuyết minh làm rõ các dự thảo nghị quyết mà phải là bản “kiểm định” chất lượng của các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết trình HĐND trên cơ sở nghiên cứu, giám sát, tiếp xúc cử tri, thu thập thông tin... Đặc biệt, theo Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bắc Giang Vũ Tấn Cường: kết quả thẩm tra của các Ban HĐND được thảo luận sâu rộng trong kỳ họp sẽ là áp lực tốt, biện pháp tích cực nâng cao chất lượng thẩm tra, xây dựng báo cáo thẩm tra.

Bài 1: Chú trọng sàng lọc, phân loại kiến nghị
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Chú trọng sàng lọc, phân loại kiến nghị

Để giải quyết thấu đáo kiến nghị của cử tri, trước hết, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh chú trọng khâu tổng hợp, sàng lọc. Các kiến nghị sau khi được các Tổ đại biểu HĐND tỉnh gửi về Thường trực HĐND tỉnh sẽ tiếp tục được phân loại để bảo đảm kiến nghị đúng thẩm quyền, rõ nội dung, địa chỉ giải quyết. Đối với những kiến nghị mang tính chất khiếu nại, tố cáo sẽ được chuyển kiến nghị đến cơ quan chức năng giải quyết theo trình tự, thủ tục của pháp luật, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho cử tri.

Tiếp đà đổi mới, phát triển
Hội đồng nhân dân

Tiếp đà đổi mới, phát triển

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức song với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, năm 2023 tỉnh Hưng Yên đã nỗ lực vượt khó, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới, phát triển theo Nghị quyết Đại hội XIX của Đảng bộ tỉnh; đạt được nhiều kết quả toàn diện, ấn tượng và là một trong những địa phương phát triển nhanh nhất cả nước.

Tháo gỡ "điểm nghẽn”, khơi thông nguồn lực phát triển
Hội đồng nhân dân

Tháo gỡ "điểm nghẽn”, khơi thông nguồn lực phát triển

Cảm nhận chung về phiên thảo luận Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Hà Tĩnh Khóa XVIII là tinh thần thẳng thắn, trực diện, đánh giá đúng kết quả phát triển kinh tế - xã hội, chỉ rõ những chỉ tiêu, nhiệm vụ chưa được như kỳ vọng. Trên cơ sở đó, nhiều giải pháp đã được các đại biểu HĐND tỉnh gợi mở để khơi thông các "điểm nghẽn".

Phù hợp thực tiễn, đáp ứng kỳ vọng của cử tri, Nhân dân
Hội đồng nhân dân

Phù hợp thực tiễn, đáp ứng kỳ vọng của cử tri, Nhân dân

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh Hưng Yên đã diễn ra trong không khí dân chủ, xây dựng, thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh và các thành viên UBND tỉnh. Đặc biệt, các nội dung được lựa chọn đưa ra chất vấn phù hợp với tình hình thực tế, được dư luận, cử tri và Nhân dân trong tỉnh quan tâm, đồng tình.

Dứt điểm tồn đọng do cấp đất trái thẩm quyền
Hội đồng nhân dân

Dứt điểm tồn đọng do cấp đất trái thẩm quyền

Với tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn và điều hành linh hoạt của chủ tọa, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Hà Tĩnh Khóa XVIII đã tạo được dấu ấn đậm nét trong lòng cử tri và Nhân dân. Nhiều vấn đề "nóng" liên quan đến việc tích tụ, tập trung ruộng đất; tình trạng mua bán thuốc bảo vệ thực vật tràn lan; xử lý rác thải; cấp đất trái thẩm quyền... được các sở, ngành tiếp thu, giải trình làm rõ và đề ra hướng giải quyết.

Lấy người dân làm trung tâm, chủ thể của chuyển đổi số
Hội đồng nhân dân

Lấy người dân làm trung tâm, chủ thể của chuyển đổi số

Bàn giải pháp thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đề ra cho phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, nhiều đại biểu đề nghị: UBND tỉnh tiếp tục thực hiện, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; Nghị quyết của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025), các nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh. Đặc biệt, trong công cuộc chuyển đổi số, cần lấy người dân làm trung tâm, chủ thể của chuyển đổi số.

Nền tảng vững chắc để phát triển toàn diện, bền vững
Hội đồng nhân dân

Nền tảng vững chắc để phát triển toàn diện, bền vững

Trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước, với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc, cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang năm 2023 có nhiều khởi sắc với 31/36 chỉ tiêu đạt, vượt kế hoạch; hệ thống hạ tầng giao thông là một trong những điểm sáng, góp phần thúc đẩy toàn diện kinh tế của địa phương… Đây là nền tảng vững chắc để xây dựng Hà Giang trở thành tỉnh phát triển toàn diện, bền vững.

Hiến kế nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
Hội đồng nhân dân

Hiến kế nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

Với tinh thần chủ động, trách nhiệm cao, tại phiên thảo luận Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Hà Giang Khóa XVIII, các đại biểu đã sôi nổi tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết xoay quanh những giải pháp, nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu đề ra, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Bài cuối: Nhiều quy định còn bỏ ngỏ
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Nhiều quy định còn bỏ ngỏ

Lê Hồng Hạnh - Phó trưởng Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 và Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 được ví như cẩm nang, ánh sáng soi đường để hoạt động giám sát ngày càng chất lượng, hiệu quả, xứng tầm chức năng quan trọng của HĐND. Bên cạnh những kết quả tích cực đó, một thực tế đặt ra là còn có nhiều quy định của Luật còn bỏ ngỏ, nhất là ở cấp huyện và xã bởi những lý do thực tiễn khách quan.

Tạo phát triển đột phá về an sinh xã hội
Diễn đàn

Tạo phát triển đột phá về an sinh xã hội

Nét mới trong hai nhiệm kỳ vừa qua là hoạt động TXCT của Thường trực HĐND thành phố Hải Phòng theo chuyên đề được chú trọng, tiếp thu nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ, trách nhiệm. Các kiến nghị về ban hành cơ chế, chính sách được tiếp thu khá đầy đủ, kịp thời. HĐND thành phố đã ban hành nhiều nghị quyết mới về an sinh xã hội với những cơ chế, chính sách đặc thù có tính vượt trội, đứng trong tốp đầu cả nước, đáp ứng được nguyện vọng của cử tri, tạo phát triển đột phá về lĩnh vực an sinh xã hội.

Truyền hình trực tiếp, thảo luận sôi nổi tại các phiên giám sát chuyên đề
Hội đồng nhân dân

Truyền hình trực tiếp, thảo luận sôi nổi tại các phiên giám sát chuyên đề

Các phiên giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh Đắk Lắk được truyền hình trực tiếp, đại biểu HĐND tỉnh tham gia thảo luận, tranh luận sôi nổi, HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề. Qua giám sát, HĐND tỉnh đã nêu những kết quả đạt được và thẳng thắn chỉ ra tồn tại, yếu kém trong quá trình quản lý, điều hành, thực thi Hiến pháp và pháp luật của các cấp, ngành ở địa phương liên quan đến chuyên đề giám sát.

Tăng cường giám sát kết quả giải quyết kiến nghị, đơn thư
Diễn đàn

Tăng cường giám sát kết quả giải quyết kiến nghị, đơn thư

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, cùng với đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri (TXCT) theo hướng kết hợp nhiều cấp, chuyên đề, Thường trực HĐND tỉnh Tuyên Quang tăng cường giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri, giải quyết đơn, thư phản ánh của công dân hàng tháng, góp phần nâng cao trách nhiệm của ngành chức năng đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền. Vì vậy, số lượng kiến nghị của cử tri, đơn thư của công dân được tổng hợp chuyển đến các cơ quan giải quyết giảm đi.

Minh chứng sinh động cho hiệu quả thiết thực của hoạt động giám sát
Hội đồng nhân dân

Minh chứng sinh động cho hiệu quả thiết thực của hoạt động giám sát

Gần 70% kiến nghị sau giám sát được giải quyết hiệu quả; nhiều kiến nghị trong các kết luận tại các phiên giải trình của Thường trực HĐND tỉnh từng bước được thực hiện… góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và Nhân dân, tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh. Đây là những minh chứng sinh động cho hiệu quả thiết thực hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban HĐND tỉnh Tuyên Quang từ đầu nhiệm kỳ đến nay.