60 năm Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tiếp nối truyền thống - hướng tới tương lai

Trải qua thăng trầm lịch sử, trong 60 năm xây dựng và phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đào tạo biết bao thế hệ cán bộ cho đất nước, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao và đã đạt được nhiều thành tựu vẻ vang, tạo sức bật để ngày càng vững mạnh. 

60 năm rực rỡ dưới cờ Đảng

Khai sinh vào mùa xuân năm 1962, năm 2022, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã trải qua 60 năm xây dựng và phát triển. Trong 6 thập kỷ qua, Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng cho đất nước hơn 70 nghìn cán bộ có trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực lý luận chính trị, công tác tư tưởng, báo chí-truyền thông, trong đó có hàng nghìn cán bộ nghiên cứu, giảng dạy lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở hệ thống các trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo của các tổ chức chính trị - xã hội và hàng nghìn phóng viên, biên tập viên, cán bộ làm công tác truyền thông, cán bộ quản lý ở các nhà xuất bản, các cơ quan báo chí, các cơ quan truyền thông trong cả nước.

Tiếp nối truyền thống - hướng tới tương lai -1
Trong 6 thập kỷ qua, Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng cho đất nước hơn 70 nghìn cán bộ cho đất nước. Ảnh: AJC

Đội ngũ cán bộ do Học viện đào tạo, bồi dưỡng có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn cao, đã có những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân ta. Nhiều người trong số đó đã trở thành các nhà khoa học đầu đàn, các nhà giáo có uy tín, các nhà báo, biên tập viên có tên tuổi... Không ít người đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấp cao, cán bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước trong các ngành, các lĩnh vực ở Trung ương và địa phương.

Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao, Học viện Báo chí và Tuyên truyền xứng đáng là một trường Đảng, một trường đại học trọng điểm quốc gia về đào tạo giảng viên lý luận chính trị, cán bộ báo chí - truyền thông, tư tưởng – văn hóa và một số lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn khác…

Hiện nay, Học viện đang tổ chức đào tạo trình độ đại học hệ chính quy 41 ngành/chuyên ngành (trong đó có 5 chương trình chất lượng cao, 1 chương trình liên kết đào tạo với Đại học Middlessex của Vương quốc Anh) với hơn 2.400 sinh viên/năm; đào tạo trình độ thạc sĩ 20 ngành/chuyên ngành với 450 - 550 học viên/năm; đào tạo 7 ngành trình độ tiến sĩ với 30-50 nghiên cứu sinh/năm. Học viện đã mở được hơn 400 lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo, báo chí, xuất bản, quan hệ công chúng và quảng cáo, ngoại ngữ, tin học... với hơn mười ngàn lượt học viên. Học viện hiện có 30 đơn vị trực thuộc, trong đó có 11 đơn vị chức năng và 19 đơn vị giảng dạy, nghiên cứu, thông tin, xuất bản.

Theo PGS. TS Phạm Minh Sơn – Giám đốc Học viện Báo chí Báo chí và Tuyên truyền: Hoạt động chuyên môn của Nhà trường so với thời kỳ đầu đã có bước phát triển mạnh mẽ. Các ngành, chuyên ngành đào tạo chính quy được mở rộng ở cả trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ. Hoạt động quản lý đào tạo đổi mới theo phương thức hiện đại. Các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại được đầu tư nhằm phục vụ kịp thời cho các chuyên ngành đào tạo đặc thù. Nhà trường mở rộng các hoạt động hợp tác với các đối tác nước ngoài, tham gia các dự án quốc tế. Hệ thống chương trình, giáo trình thường xuyên được đổi mới, cập nhật.

Nhiều hoạt động ý nghĩa ôn lại lịch sử

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã phát động và đẩy mạnh các phong trào thi đua chào mừng bằng nhiều hoạt động ý nghĩa. Học viện đã mở chuyên mục “Hướng về kỷ niệm 60 năm thành lập Học viện” trên Cổng Thông tin điện tử và các Fanpage; Biên soạn, bổ sung và tái bản cuốn sách “Học viện Báo chí và Tuyên truyền - 60 năm xây dựng và phát triển”, “Những sự kiện lịch sử Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền”; Biên tập và xuất bản kỷ yếu các công trình khoa học (các bài báo) tiểu biểu 5 năm (2017-2022) của cán bộ Học viện; Tổ chức xây dựng phim tài liệu về chủ đề: “Học viện Báo chí và Tuyên truyền - 60 năm rực rõ dưới cờ Đảng”; Tổ chức các hoạt động về nguồn; hoạt động nhân đạo, từ thiện…

Tiếp nối truyền thống - hướng tới tương lai -0
Nhiều hoạt động hướng về lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Học viện được tổ chức. Ảnh: AJC

Chuỗi sự kiện hội thảo, văn nghệ, thể thao hấp dẫn cũng liên tục được tổ chức. Trong đó, “Đêm nhạc hội AJC - Màu thời gian” (ngày 7.9) diễn ra với các nội dung chính: Hội diễn văn nghệ, Hội trại truyền thống, ra mắt Phòng truyền thống điện tử và khởi công dự án AJC 360 project, trao giải cuộc thi “Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong tôi”, Trao giải cuộc thi “Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu 60 năm thành lập Học viện”…

Hội thảo khoa học “Học viện Báo chí và Tuyên truyền – 60 năm xây dựng và phát triển” (diễn ra ngày 9.9) sẽ là diễn đàn để các nhà khoa học, các thế hệ cán bộ, giảng viên trao đổi, thảo luận về quá trình hình thành, phát triển, truyền thống vẻ vang, bài học kinh nghiệm trong 60 năm qua… 

Đặc biệt, Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba sẽ được tổ chức vào ngày 11.9. Đây là dịp để ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang 60 năm xây dựng và phát triển, khẳng định những thành tựu to lớn mà Học viện đạt được từ khi thành lập đến nay, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới.

PGS. TS. Phạm Minh Sơn chia sẻ: “Trong suốt chặng đường 60 năm qua, bằng lao động khoa học nghiêm túc và sáng tạo, các thế hệ cán bộ, giảng viên của Học viện đã khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với lòng tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân… Tiếp nối truyền thống - hướng tới tương lai, AJC bước sang tuổi mới sẽ có nhiều bước tiến rực rỡ với những thành công mới, thắng lợi mới, xứng đáng với hành trình dựng xây và phát triển đầy hào hùng xuyên suốt 60 năm!”

Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”
Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”

Ngày 15.4.2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới là diễn giả khách mời của tọa đàm này.