Đề xuất quy định mới về thành lập doanh nghiệp

Tại dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất quy định mới về thành lập doanh nghiệp và đăng ký doanh nghiệp. Trong đó, đề xuất sửa đổi 15 Điều, bổ sung thêm 5 Điều mới và bãi bỏ một Điều của Luật doanh nghiệp 2005.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thủ tục thành lập doanh nghiệp hiện nay ở nước ta đã được cải thiện nhiều và cơ bản so với trước đây. Tuy vậy, vẫn còn một số vấn đề cần được xem xét, tiếp tục cải cách. Cụ thể, thủ tục thành lập doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh ở nước ta vẫn còn phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí so với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, còn có sự khác biệt không cần thiết về thủ tục thành lập doanh nghiệp, mua cổ phần, phần vốn góp, thủ tục mở chi nhánh, văn phòng đại diện, thay đổi địa điểm trụ sở chính, chuyển nhượng vốn... giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, quy định hiện nay chưa tách biệt rõ giữa yêu cầu thành lập doanh nghiệp và yêu cầu về điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, gây khó cho doanh nghiệp mới thành lập; cách thức và yêu cầu đăng ký ngành nghề đăng ký kinh doanh theo mã ngành kinh tế quốc dân là chưa thật hợp lý…

Tại dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất sửa đổi 15 Điều, bổ sung thêm 5 Điều mới và bãi bỏ một Điều của Luật doanh nghiệp 2005. Các nội dung sửa đổi cơ bản bao gồm tách bạch giữa thành lập doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh, điều kiện kinh doanh theo hướng bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp như chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định; tiếp tục đơn giản hóa yêu cầu hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, như: đơn giản hóa nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Dự thảo Luật cũng đề xuất bổ sung áp dụng thống nhất các thủ tục của Luật Doanh nghiệp về thành lập doanh nghiệp, mua cổ phần, phần vốn góp đối với nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Đồng thời, xác định rõ quyền thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài theo nguyên tắc không hạn chế tỷ lệ phần vốn góp hoặc cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam trừ trường hợp bị hạn chế theo pháp luật chuyên ngành và cam kết quốc tế.

Bổ sung quy định hướng dẫn thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp một cách rõ ràng hơn và theo nguyên tắc là thủ tục thông báo.

Giải đáp pháp luật

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất qua hình thức nào?
Giải đáp pháp luật

Công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất qua hình thức nào?

Xin hỏi, theo quy định của Luật Đất đai 2024, công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất thông qua hình thức nào? Nội dung giám sát của công dân trong quản lý, sử dụng đất đai gồm những gì?– Câu hỏi của bạn Phạm Lập (Bắc Giang).

Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?
Giải đáp pháp luật

Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?

Xin hỏi, từ ngày 1.7.2025, mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào? Bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện được chi trả theo hình thức nào? Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì? – Câu hỏi của bạn Lan Phương (Vĩnh Phúc).