Quản trị tốt thông tin

- Thứ Tư, 13/04/2022, 17:28 - Chia sẻ

Xâm hại và quấy rối tình dục đã bị bình thường hoá như thế nào khi mà gần đây nhiều vụ việc bị phát giác đã có rất những chỉ trích, miệt thị nạn nhân - người hoàn toàn không có lỗi và đã chịu quá nhiều tổn thương. Đã đến lúc chúng ta cần phải quản trị tốt thông tin để có những cái nhìn tích cực đối với các nạn nhân.

Không có lửa làm sao có khói

Thời gian gần đây dư luận xã hội bức xúc trước một số vụ việc vụ việc cô gái trẻ V.N.H tố cáo một Trưởng khoa trường Đại học Luật Hà Nội có hành vi cưỡng ép, bạo lực thể xác, tinh thần và tình dục trongsuốt một thời gian dài. Ngay sau khi xuất hiện đơn tố cáo, hàng loạt báo chí đưa tin, hàng loạt bài đăng trên các trang mạng xã hội xuất hiện. Tuy nhiên, dư luận xã hội có không ít ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này. Trong đó, có nhiều câu hỏi được đặt ra đối với nạn nhân như vì sao nạn nhân bị bạo lực phải chịu im lặng? Vì sao nạn nhân bị xâm hại tình dục lại giữ kín sự việc một thời gian dài mới làm đơn tố cáo. Bên cạnh đó, cũng có không ít ý kiến cho rằng cô gái muốn tiến thân, muốn kiếm tiền nên chọn cách sống sai trái đó, không có lửa thì làm sao có khói…

Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) Khuất Thu Hồng cho rằng, với sự bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội như hiện nay, hành vi “đổ lỗi cho nạn nhân” dường như ngày càng phổ biến. Theo đó, cư dân mạng có thể do thờ ơ, có thể do thiên vị, có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận đểthoải mái bình phẩm về các sự việc theo nhiều góc độ, trong đó có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân. Song, khi đi theo chiều hướng đó, vô hình chung quên mất rằng tên tội phạm mới thực sự là người gây ra tội ác chứ không phải là nạn nhân, quần áo hay những bức hình của họ. Tội ác xảy ra khi tội phạm lựa chọn để xâm phạm ai đó. Hiếp dâm, cưỡng hiếp, trộm cắp, quấy rầy, phát tánảnh mang tính gợi dục mà không có sự đồng ý của chủ nhân,… là những quyết định của một ai đó để xâm phạm một ai khác chứ không phải do lỗi của nạn nhân.

Đồng quan điểm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ vàVị thành niên (CSAGA), Nguyễn Vân Anh cho biết thêm, trong các vụ việc về bạo lực tình dục thường những người bị tố cáo là những người có địa vị xã hội và điều kiện kinh tế cao nên thường lợi dụng tiền bạc, sức mạnh, quyền lực, vị thế để ép buộc quan hệ tình dục từ đó tạo ra sự lệ thuộc khó gỡ. Đứng trước những trường hợp bị xâm hại, bị bạo hành không ít trường hợp vẫn băn khoăn không biết mình nên hành động như thế nào. Đây là câu chuyện đã từng xảy ra trong không ít bối cảnh văn hóa xã hội khác nhau. Song, nhìn nhận đó là tội lỗi của người gây ra bạo lực hay đó còn bao gồm lỗi của nạn nhân luôn đang là vấn đề gây tranh cãi hiện nay. Cách đánh giá này có thể tạo ra sức ép lúc xét xử người có tội hay tạo ra bế tắc thúc đẩy thêm sự im lặng của các nạn nhân trước tội ác.

Phải trả những cái giá đắt

Đổ lỗi cho nạn nhân không giúp được gì cho nạn nhân mà còn gây tổn thương cho họ gấp bội. Điều đó không giúp bạn bảo vệ chính mình và người thân. Từ đó, cái xấu, cái ác vô tình được tiếp tay, sự tàn nhẫn vô cảm gia tăng, cản trở sự tiến bộ của xã hội.

Mặc dù, Luật Hiến Pháp, Luật Dân sự đã có những quy định về danh dự, nhân phẩm con người được pháp luật bảo vệ. Bên cạnh đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật An ninh mạng đã chỉ ra những mức độ vi phạm và có các chế tài xử lý song, thực tế việc các trang mạng xã hội, cá nhân sử dụng các thông tin chưa qua kiểm chứng để lan truyền trên mạng diễn ra khá phổ biến gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trong đó, có những bình luận tiêu cực đã khiến cho nhiều nạn nhân đã phải trả những cái giá rất đắt. Nhiều nạn nhân chết không phải vì bị xâm hại, mà bị chết bởi không chịu được áp lực bị đổ lỗi bởi hàng xóm, từ mạng xã hội. Từ đó, khiến cho những nạn nhân tiếp theo không dám đi tố giác tội phạm vì lo sợ sẽ bị xã hội lên án về nhân phẩm của mình.

Giám đốc Công ty Luật TNHH Fanci, Luật sư Nguyễn Văn Tú cho rằng trong bối cảnh hiện nay mạng xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên những định kiến xã hội liên quan đến đổ lỗi cho nạn nhân, khiến nạn nhân tự dằn vặt, không dám lên tiếng hay thậm chí là tự lấy đi tính mạng của chính mình và khiến kẻ thủ ác có cơ hội trốn tội. “Do đó, chúng ta nên quản trị tốt thông tin. Nếu không, trong bối cảnh bị định kiến và sử dụng thông tin sai lệch như hiện nay, sẽ tạo ra những hậu quả tiếp theo, những nạn nhân kéo, nạn nhân lần 2, lần 3. Nếu quản trị tốt thông tin thì sẽ không có sân, không có đất cho Thông tin xấu, thông tin độc được hình thành. Từ đó, sẽ tránh được việc những người có năng lực, tài chính và kỹ thuật sẽ dẫn dắt truyền thông, định kiến theo hướng của họ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng” Luật sư Tú nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng đãđến lúc cần xoá bỏ lối mòn thờ ơ hay thậm chí là trách cứ nạn nhân trong những vụ việc quấy rối tình dục. Các cơ quan pháp luật thực thi công lý cần làm đúng vai trò của mình một cách nhanh chóng, dứt khoát, không thiên vị và không làm khó nạn nhân. Bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, kẻ gây bạo lực cần chịu trách nhiệm trước pháp luật, nạn nhân được bảo vệ các quyền trong suốt quá trình điều tra, xét xử và sau xét xử. Đáng nói, đã đến lúc truyền thông cần trở thành một phần của giải pháp giáo dục đúng đắn thay vì là nơi đàm tiếu nhằm mục đích câu like, câu share.

Thái Yến - Nguyễn Ngân