PVN góp phần bảo đảm an ninh năng lượng

Theo các chuyên gia, để bảo đảm an ninh, an toàn năng lượng quốc gia, góp phần phát triển kinh tế, phục vụ đời sống Nhân dân, cần rà soát, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng cơ chế đặc thù đối với lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò dầu khí; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động về quản trị, tài chính, nguồn lực… phù hợp để bảo đảm sự phát triển bền vững, đặc biệt trong việc gia tăng trữ lượng.

Ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững

Xác định mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia là bảo đảm an ninh năng lượng, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã nêu rõ quan điểm bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Theo Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển, việc bảo đảm an ninh năng lượng trên phương diện quốc gia chính là sự duy trì liên tục, ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng năng lượng với mức giá cả chấp nhận được đối với quốc gia đó. Trong đó, các vấn đề về giá cả và sự đa dạng về nguồn cung cấp là những yếu tố có tính quyết định đến an ninh năng lượng xét trên góc độ lợi ích quốc gia.

Tuy nhiên, thực tiễn phát triển năng lượng quốc gia từ năm 2007 đến nay cho thấy, mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia còn nhiều thách thức như các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, cơ cấu đang bị mất cân đối, áp lực phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn; một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi như tỷ số trữ lượng và sản xuất than, dầu và khí tự nhiên ngày càng giảm; sự phụ thuộc vào nhập khẩu than, dầu và khí tự nhiên ngày càng tăng; tỷ trọng chi phí nhập khẩu than, dầu và khí tự nhiên trong tổng thu nhập quốc nội ngày càng tăng.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Hiển, từ năm 2015, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu năng lượng và xu hướng ngày càng tăng nhanh trong dài hạn; các mối đe dọa liên quan đến an ninh năng lượng ngày càng lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng dầu và khí ở một số mỏ lớn sau thời gian dài khai thác đã suy giảm nhanh, việc phát triển mỏ mới trên Biển Đông gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, vẫn còn thiếu chiến lược và chính sách cụ thể rõ ràng để bảo đảm khả năng tiếp cận được các nguồn năng lượng có khả năng cung cấp dài hạn, có độ tin cậy cao, giá thành hợp lý; giá năng lượng còn chưa theo cơ chế thị trường; khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề cung cấp năng lượng dẫn đến hệ số đàn hồi năng lượng cao…

PVN luôn tích cực góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia Nguồn: ITN
PVN luôn tích cực góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia 

Nguồn: ITN 

Xây dựng cơ chế đặc thù

Theo các chuyên gia, Việt Nam hiện nay mới bắt đầu nghiên cứu có tính tổng thể về bài toán đánh giá mức độ bảo đảm an ninh năng lượng. Song, trong điều kiện hệ thống năng lượng cũng như nền kinh tế có những đặc điểm riêng, cần thiết phải xây dựng cơ sở phương pháp luận và mô hình mô phỏng hệ thống năng lượng với các dấu hiệu phù hợp với điều kiện tự nhiên và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tại Diễn đàn An ninh năng lượng cho phát triển bền vững do Bộ Công thương tổ chức mới đây, Trưởng ban Điện, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Nguyễn Huy Vượng cho biết, hiện nay có rất nhiều phương pháp đánh giá mức độ bảo đảm an ninh năng lượng được xây dựng bởi các tổ chức và các nước khác nhau, tùy thuộc vào đặc thù của từng quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với kinh nghiệm thực tiễn triển khai xây dựng các dự án điện gió tại vùng nước sâu, xa bờ như nguồn nhân lực kỹ thuật cao, công nghệ xây dựng, khả năng thu xếp vốn… Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã hoàn thành nghiên cứu, đưa vào chiến lược đầu tư năng lượng tái tạo và lên kế hoạch triển khai một số dự án về điện gió, điện khí và cả hydro. Các dự án khai thác khí lớn đều đang tích cực triển khai với các nhà máy điện có tổng công suất khoảng 3.000MW, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước.

Khẳng định dầu khí, than và điện là những phân ngành năng lượng trụ cột của nền kinh tế năng lượng Việt Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công thương Ngô Thúy Quỳnh cho rằng, để nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng nguyên liệu thô trong sản xuất năng lượng, cần phải rà soát, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật về dầu khí, đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế của ngành. Mặt khác, tiếp tục xây dựng cơ chế đặc thù đối với lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động về quản trị, tài chính, nguồn lực… phù hợp để bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành dầu khí Việt Nam, đặc biệt trong việc gia tăng trữ lượng dầu khí.

Doanh nghiệp

Phó Tổng giám đốc Agribank Phùng Thị Bình
Xã hội

Bám sát, nắm chắc để kịp thời giúp dân

"Thống kê sơ bộ, đến thời điểm này có khoảng 12.000 khách hàng của chúng tôi bị ảnh hưởng với dư nợ ước khoảng 21.000 tỷ đồng và chắc chắn con số này sẽ không dừng lại ở đây. Chúng tôi đang bám sát địa bàn, nắm tình hình để kịp thời giúp bà con khắc phục hậu quả, yên tâm sản xuất kinh doanh…" - Phó Tổng giám đốc Agribank Phùng Thị Bình chia sẻ.

Chìa khóa phát triển bền vững của Petrovietnam
Kinh tế

Chìa khóa phát triển bền vững của Petrovietnam

Đối với ngành dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), cách mạng công nghiệp 4.0 vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn. Nắm bắt xu thế tất yếu này, việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành giải pháp then chốt giúp ngành dầu khí, Petrovietnam vượt qua thách thức, phát triển bền vững, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nghĩa tình ngành điện miền Nam với các thương, bệnh binh
Doanh nghiệp

Nghĩa tình ngành điện miền Nam với các thương, bệnh binh

Giữa tháng 7 hằng năm, cán bộ, công nhân viên Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tại 21 tỉnh, thành phía nam lại tất bật với công tác đền ơn đáp nghĩa với các gia đình có công, chính sách; nghĩa tình với các thương, bệnh binh. Những người đã hi sinh một phần cơ thể của mình để giành lấy độc lập, tự do cho dân tộc.

Sau giảm thuế, các trạm thu phí trên Đại lộ Bình Dương giảm thêm giá vé từ ngày 14.7
Doanh nghiệp

Sau giảm thuế, các trạm thu phí trên Đại lộ Bình Dương giảm thêm giá vé từ ngày 14.7

Để đảm bảo tất cả các chủ phương tiện đều được hưởng lợi từ chính sách giảm thuế theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP của Chính Phủ, đồng thời chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp vận tải và người dân do dịch Covid-19, Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Becamex IJC) đã chủ động kiến nghị Sở Giao thông - Vận tải và các cơ quan ban ngành tỉnh Bình Dương về việc giảm 1.000 đồng/lượt cho tất cả các phương tiện qua trạm thu phí trên Quốc lộ 13.

EVN bảo đảm cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Doanh nghiệp

EVN bảo đảm cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Trong tháng 6 năm 2022, nắng nóng diễn ra tại cả 3 miền nên nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao. Công suất đỉnh của toàn quốc cũng lên kỷ lục mới ở mức 45.528MW vào ngày 21.6 (tăng gần 3.100MW so với công suất đỉnh năm 2021); sản lượng ngày cao nhất cũng lên mức kỷ lục mới với 900 triệu kWh. Tuy nhiên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn tiếp tục bảo đảm cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân.

Petrovietnam cần có chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả
Tài chính bất động sản

Petrovietnam cần có chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả

Tại Tọa đàm "Tính rủi ro, bất định của các xu thế mới trong nền kinh tế toàn cầu và giải pháp quản trị của Petrovietnam” do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức, các chuyên gia kinh tế cho rằng, thời gian tới, sẽ tiếp tục có nhiều rủi ro do tác động của tình hình kinh tế thế giới; vì thế, các doanh nghiệp lớn như Petrovietnam cần phải có nhận thức rõ ràng về các rủi ro này, đưa ra chiến lược quản trị rủi ro tốt.

image_sapo
Tài chính bất động sản

Petrovietnam tận dụng tốt cơ hội thị trường

Với nỗ lực cao của toàn hệ thống, quản trị hiệu quả biến động, tận dụng tốt cơ hội thị trường, trong 6 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã duy trì ổn định sản lượng khai thác, hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng tích cực, nộp ngân sách nhà nước 66,1 nghìn tỷ đồng.

Nhìn từ thế giới
Tài chính

Nhìn từ thế giới

Để duy trì và gia tăng niềm tin của công chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), truyền thông chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) luôn được các tổ chức BHTG chú trọng, quan tâm. Chiến lược truyền thông, các quy trình thông tin đến công chúng hay đơn giản như thông cáo báo chí, các thông báo chính thức kịp thời đến người gửi tiền giúp bảo đảm họ có hiểu biết đúng đắn và yên tâm gửi tiền tại các TCTD.

Number 1 Soya Canxi: Gói trọn “vị xưa”
Thị trường

Number 1 Soya Canxi: Gói trọn “vị xưa”

Nhắc đến sữa đậu nành, nhiều người không khỏi bồi hồi khi nhớ về hương vị xưa quen thuộc, ngập tràn ký ức của tuổi thơ. Giữa nhịp sống bận rộn, việc thưởng thức ly sữa đậu nành thơm ngon, bổ dưỡng tưởng dễ hóa ra lại khó. Sự xuất hiện của Number 1 Soya Canxi đã xóa tan rào cản này và mang “vị xưa” chiếm sóng trở lại.

Đầu tư, cải tạo và nâng cấp hệ thống điện
Doanh nghiệp

Đầu tư, cải tạo và nâng cấp hệ thống điện

Trước những dự báo về tình hình nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn trong thời gian tới, để cung cấp điện an toàn, liên tục, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã yêu cầu các đơn vị triển khai đầu tư, cải tạo và nâng cấp đồng bộ hệ thống điện; chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, tăng cường các ca trực để bảo đảm lưới điện vận hành an toàn trong điều kiện nắng nóng, phụ tải tăng cao. 

Góp phần bình ổn thị trường
Doanh nghiệp

Góp phần bình ổn thị trường

Sau gần 2 thập kỷ hình thành và phát triển, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - mã chứng khoán DPM) luôn nỗ lực không ngừng để hoàn thiện, phát triển hệ thống sản phẩm chất lượng cao; đẩy mạnh hiện đại hóa và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Từ đó, đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, góp phần đáng kể vào bình ổn thị trường phân bón.

Khánh thành trạm sạc xe điện Vinfast đầu tiên tại cửa hàng xăng dầu PVOIL
Tài chính

Khánh thành trạm sạc xe điện Vinfast đầu tiên tại cửa hàng xăng dầu PVOIL

Ngày 4.7, Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast và Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động trạm sạc xe điện đầu tiên tại cửa hàng xăng dầu PVOIL tại huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng. Đây là trạm sạc đầu tiên, mở đầu cho chuỗi gần 300 trạm sạc xe điện VinFast sẽ được lắp đặt tại các cửa hàng xăng dầu PVOIL trên toàn quốc trong năm 2022.

Vietcombank công bố quyết định thành lập Khối Vận hành và một số quyết định nhân sự Trụ sở chính
Doanh nghiệp

Vietcombank công bố quyết định thành lập Khối Vận hành và một số quyết định nhân sự Trụ sở chính

Thực hiện việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam(Vietcombank) và tại các đơn vị Trụ sở chính, chiều ngày 1.7, tại Trụ sở chính số 198 đường Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Vietcombank trang trọng tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Khối Vận hành tại Trụ sở chính; quyết định nhân sự lãnh đạo Phòng Quản lý chất lượng và quyết định nhân sự lãnh đạo Nhóm nghiên cứu Trụ sở chính.