PGS. TS Phạm Mạnh Hà , Giám đốc Trung tâm hợp tác, đào tạo bồi dưỡng, Trường Đạo học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội:
Thực tế, Nghị định 100/2019/NĐ-CP khi ra đời đã có những tác động lớn tới nhận thức của xã hội, đặc biệt là những người sử dụng rượu bia và sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, có một nhóm đối tượng là thanh niên, đây là nhóm thường xuyên tham gia giao thông và có sử dụng rượu bia, dù số lượng không nhiều, nhưng đây cũng là nhóm đối tượng gây ra nhiều vụ TNGT xuất phát từ việc sử dụng rượu bia, nhưng mức xử phạt theo Nghị định 100 này chưa có tác động nhiều đến. Lý do là:
Giám đốc Trung tâm hợp tác, đào tạo bồi dưỡng, Trường Đạo học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội PGS. TS Phạm Mạnh Hà chia sẻ tại tọa đàm
Thứ nhất, nhiều thanh niên, thiếu niên khi tham gia giao thông không cần có giấy phép lái xe, đặc biệt là sử dụng xe dưới 50 phân khối, xe đạp điện, xe máy điện... Hơn nữa những phương tiện này là do bố mẹ đầu tư, nếu bị công an giao thông xử phạt thì cũng do bố mẹ trả tiền, thậm chí phương tiện đó cũng do bố mẹ gánh chịu còn bản thân người đó không phải chịu trách nhiệm. Dù vẫn bị báo cáo về trường học, song điều này cũng không tác động quá nhiều đối với những học sinh thiếu nỗ lực, cố gắng. Như vậy, cần chú ý nhiều hơn đến vấn đề giáo dục đến với đông đảo người tham gia giao thông, trong đó có cả thanh thiếu niên.
Thêm vào đó, trong chương trình giáo dục phổ thông của nước ta, nhìn từ cấp 1 đến cấp 3 đều có những môn học về giáo dục đạo đức, giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng an ninh. Tuy nhiên, thực tế góc nhìn, không phải lúc nào giáo viên cũng ý thức được rằng việc giáo dục công dân, hay giáo dục lối sống cho thanh thiếu niên, đặc biệt là giáo dục hành vi tôn trọng pháp luật và được coi trọng như giáo dục các môn văn, toán, ngoại ngữ để thi vào các trường đại học hoặc thực hiện hoạt động nghề nghiệp sau này.
Thứ hai, khi chúng tôi là trung tâm bồi dưỡng giáo viên, hàng năm bồi dưỡng hàng chục nghìn giáo viên cho thấy thường giáo viên quan tâm nhiều hơn đến việc bồi dưỡng chuyên môn để dạy môn chuyên môt tốt hơn, chứ ít khi có nhu cầu làm thế nào để dạy môn đạo đức, giáo dục công dân, ý thức tôn trọng pháp luật cho học sinh tốt hơn. Có lẽ ở đâu đó chúng ta đang thiếu vắng một hàm lượng, tâm huyết của đội ngũ nhà giáo trong việc giáo dục về pháp luật nói chung, đặc biệt là giáo dục về hành vi văn hoá, trong đó có hành vi văn hoá tham gia giao thông cho học sinh. Thế nên, dù nhiều phong trào đã được triển khai như trường học an toàn, giao lưu chuyên đề về an toàn giao thông… nhưng đều như "muối bỏ bể". Rõ ràng, vấn đề này cần được thực hiện thường xuyên và có thời gian để thẩm thấu chứ không chỉ dừng lại ở một số buổi nói chuyện hay một số dịp nhất định.
Thứ ba, giáo dục gia đình ở nước ta đối với việc thực hiện hành vi pháp luật chưa được các gia đình ý thức được, đôi khi chính bố mẹ, hoặc những người xung quanh đang giáo dục những nếp sống văn hoá thiếu tích cực cho các bạn thanh thiếu niên. Ví dụ, có thể nhà trường cấm không cho uống rượu bia vì không tốt cho sức khoẻ, ra đường các chú công an phạt, nhưng khi về nhà thấy bố mẹ vẫn uống bình thường, thậm chí khi cho phép con tham gia uống rượu bia cùng. Như vậy, thanh thiếu niên vô hình trung nhận thấy việc uống rượu bia như thể hiện sự trưởng thành, khi đến tuổi hoặc khi có dịp có thể sử dụng rượu bia như nét văn hoá thể hiện đã lớn, đã trưởng thành. Khi sử dụng rượu bia, đặc biệt là thanh thiếu niên có tác động tới hoocmon, tới quá trình sinh lý trong cơ thể mạnh hơn so với người trưởng thành. Do đó, việc chịu tác động của rượu bia tới thanh thiếu niên còn nghiêm trọng hơn so với người lớn. Đây chính là lý do khi sử dụng rượu bia thanh thiếu niên khó có thể kiểm soát được hành vi, và khi khó kiểm soát thì lại thích thể hiện như phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, dàn hàng ngang trên đường, đua xe… tất cả những hành vi đó đều xuất phát từ góc độ giáo dục, trong đó có cả giáo dục nhà trường, đặc biệt là giáo dục gia đình. Đó chính là những nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên vẫn uống rượu bia, lạm dụng rượu bia khi tham gia giao thông.
Để những giọt nước mắt không rơi giữa thời bình