Không để người dân bị mất liên lạc khi tắt sóng 2G

Trên thế giới, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã tắt sóng 2G để ưu tiên cho phát triển công nghệ mới hơn. Tại Việt Nam, cơ quan quản lý Nhà nước cũng đã công bố thời điểm để “khai tử” công nghệ 2G là tháng 9.2024. Để chuẩn bị cho lộ trình này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã lên kế hoạch triển khai nhiều giải pháp bảo đảm quyền lợi cho người dùng, để việc tắt sóng 2G theo nguyên tắc không để cho người dân mất liên lạc.

Nhà mạng đã từng bước tắt 2G

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh (smartphone) để truy cập internet và các dịch vụ ngày càng tăng cao. Từ năm 2019, chủ trương dừng công nghệ di động không còn phủ hợp (2G, 3G) đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đề ra.

Trong khi đó, các doanh nghiệp viễn thông đang thiết lập mạng với các công nghệ 2G, 3G, 4G và đang thử nghiệm thương mại 5G và nếu cùng lúc cung cấp nhiều dịch vụ sẽ gây bất cập trong khai thác, vận hành. Theo kế hoạch, cuối năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức đấu giá băng tần để các nhà mạng triển khai 5G, như vậy, cùng một lúc không thể tồn tại cả 4 công nghệ, sẽ gây lãng phí cho doanh nghiệp trong hoạt động vận hành, bảo dưỡng mạng trong khi số lượng thuê bao 2G, 3G ngày càng giảm.

Một vấn đề là hệ lụy của mạng 2G không thể không nhắc đến đó là tình trạng bảo mật của công nghệ này. Theo đánh giá của Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông), do lỗ hổng bảo mật của công nghệ di động GSM 2G, chỉ yêu cầu mạng xác thực người dùng chứ không yêu cầu người dùng xác thực lại mạng, vậy nên bị kẻ xấu lợi dụng để phát tán tin nhắn giả mạo. Các đối tượng vi phạm sử dụng trạm BTS giả khai báo các thông số giống với trạm BTS thật (trạm 4G, 2G). Khi thuê bao di động đến gần BTS giả, do chịu cường độ sóng giả mạnh, thuê bao bị tạm chuyển sang trạm giả quản lý, bằng cách hạ tín hiệu 4G xuống 2G để gửi tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo.

Hay nói một cách khác, thủ đoạn phát tán tin nhắn mạo danh được tội phạm mạng thực hiện chủ yếu qua sóng mạng 2G. Do công nghệ này đã lỗi thời, tiêu chuẩn bảo mật cũng như mã hóa không được chú trọng, tội phạm mạng có thể xâm nhập, nghe lén cuộc gọi, chèn tin nhắn. Mặc dù Việt Nam đã cấm nhập khẩu và sản xuất điện thoại chỉ sử dụng 2G và 3G, nhưng vì lợi nhuận, loại điện thoại này vẫn được nhập lập qua đường tiểu ngạch. Thậm chí còn xuất hiện loại điện thoại "làm giả sóng 4G" đánh lừa người tiêu dùng. Tất cả những hệ lụy này sẽ chấm dứt khi sóng 2G được tắt.

Thực tế, việc dừng công nghệ không còn phù hợp đã được các doanh nghiệp triển khai. Tập đoàn VNPT đã tắt gần 2.000 trạm thu phát sóng (BTS) 2G; hỗ trợ 1,9 triệu thuê bao chuyển đổi từ mạng 2G sang 3G, 4G. Tập đoàn Viettel không chỉ tắt sóng 2G mà đã tắt sóng cả 3G trên diện rộng để tập trung phát triển 4G và 5G đồng thời đưa ra nhiều chính sách trợ giá thiết bị cũng như ưu đãi data 4G để người dân chuyển dịch nhanh hơn. MobiFone cũng triển khai những chính sách tương đồng…

Theo Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, nếu như năm 2019 còn 32,8 triệu thuê bao 2G, thì đến tháng 7.2021 chỉ còn 24,5 triệu thuê bao 2G. Để tiếp tục giảm dần số lượng đầu cuối 2G hòa mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 117:2020/BTTTT thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất, nhằm không cấp phép nhập khẩu đầu cuối 2G và 3G, áp dụng từ 1.7.2020. Các nhà mạng tăng cường truyền thông, ban hành các gói cước khuyến khích sử dụng dữ liệu… Đến tháng 8.2023, cả nước chỉ còn khoảng 20,8 triệu thuê bao 2G (trong đó có 35% là máy smartphone).

Có lộ trình bảo vệ người dùng máy 2G

Tại cuộc họp giao ban quản lý nhà nước thường kỳ tháng 9.2023 do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết, để chuẩn bị cho việc tắt sóng 2G, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các nhà mạng đã, đang xây dựng chính sách để chuẩn bị cho việc này. Trong đó, nhà mạng sẽ có chính sách hỗ trợ máy đầu cuối hoặc cước thuê bao để khách hàng chuyển đổi. “Việc tắt sóng 2G chắc chắn thực hiện theo nguyên tắc, nhà mạng không để cho người dân mất liên lạc”, Thứ trưởng Phạm Đức Long khẳng định.

Thông tin cụ thể hơn, Cục Viễn thông cho biết, để tiếp tục định hướng cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch vận hành, phát triển mạng lưới, Bộ TTTT đã ban hành công văn số 3095/BTTTT-CTS ngày 31.7.2023 thông báo quy hoạch các băng tần: 900, 1800, 2100MHz và nguyên tắc về việc duy trì mạng 2G, 3G sau tháng 9.2024.

Theo đó, các giải pháp chuyển đổi thuê bao toàn bộ thuê bao 2G sang 4G đã được đề ra. Về phía cơ quan quản lý, cùng với việc triển khai Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 117:2020/BTTTT thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất về máy điện thoại di động, trong đó có việc thanh tra, kiểm tra việc mua bán, lưu thông các máy điện thoại di động trên thị trường. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng yêu cầu các nhà mạng ngăn chặn các máy điện thoại di động không tuân thủ quy định về chứng nhận hợp quy kết nối vào mạng viễn thông công cộng.

Bảo vệ người dùng là người cao tuổi, người yếu thế trong xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho phép doanh nghiệp vẫn có thể duy trì mạng 2G đến tháng 9.2026 để bảo đảm vùng cung cấp dịch vụ được duy trì cho thuê bao 3G, 4G chưa có tính năng gọi thoại theo công nghệ VoLTE sử dụng để thực hiện cuộc gọi. 

Ngoài ra, khi dừng sóng 2G, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng dự tính hỗ trợ điện thoại thông minh cho các hộ nghèo, cận nghèo thông qua Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Truyền thông tới người sử dụng để tạo sự đồng thuận của người sử dụng và tăng cường chăm sóc khách hàng. Thực hiện huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ chuyển đổi smartphone, ưu tiên cho hộ nghèo, cận nghèo thông qua các tổ chức, doanh nghiệp, các hội, hiệp hội.

Về phía doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu nhà mạng phải chủ động xây dựng lộ trình dừng công nghệ 2G, 3G trên một nguyên tắc: Tăng cường phủ sóng mạng bằng công nghệ 4G để đáp ứng về vùng phủ 2G cũng như chất lượng cho thuê bao chuyển dần sang công nghệ 4G; tắt dần các trạm 2G hoặc 3G ở các khu vực có số thuê bao, lưu lượng 2G thấp. Song song với đó, các nhà mạng phải bảo đảm vùng cung cấp dịch vụ thông tin di động mới sau khi dừng công nghệ 2G, 3G để duy trì liên lạc bảo đảm quyền lợi của người sử dụng dịch vụ.

Nhà mạng thực hiện truyền thông tới khách hàng về kế hoạch dừng công nghệ không còn phù hợp để thuê bao chủ động chuyển đổi thiết bị đầu cuối 2G. Đồng thời, triển khai các giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi các thuê bao di động công nghệ 2G sang sử dụng điện thoại di động thông minh 4G. Doanh nghiệp viễn thông có thể triển khai các chương trình hỗ trợ thuê bao chuyển sang sử dụng smartphone, ban hành chính sách cước hỗ trợ việc thuê bao chuyển đổi. Triển khai các ứng dụng (apps) dịch vụ công để thúc đẩy sử dụng smartphone tại địa phương.

Công nghệ

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội
Công nghệ

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội

Việc tích hợp VNeID lên ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) là một trong những bước đột phá trong phát triển các ứng dụng nền tảng thuộc Đề án 06 Chính phủ của TP. Hà Nội. Ứng dụng iHanoi hiện cung cấp tiện ích trong 3 lĩnh vực: Lĩnh vực giao thông, giáo dục và truyền thông, tin tức.

Làm chủ công nghệ để gia tăng năng suất
Khoa học - Công nghệ

Làm chủ công nghệ để gia tăng năng suất

Theo ông  Nguyễn Tùng Lâm, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, ứng dụng công nghệ hiện đại là giải pháp tối ưu nhằm nâng cao năng suất. Tuy nhiên, tại nhiều doanh nghiệp, năng lực quản trị của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp vẫn chưa theo kịp tốc độ đổi mới về công nghệ, điều đó cho thấy, “công nghệ vào rất nhanh nhưng năng lực để làm chủ công nghệ của chúng ta còn thấp”.

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024: 10 sản phẩm công nghệ lọt vào Chung kết
Công nghệ

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024: 10 sản phẩm công nghệ lọt vào Chung kết

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 (Data for life 2024) do Bộ Công an phát động nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng các tài năng trẻ trong việc phát huy sáng tạo, đưa ra những ý tưởng và sản phẩm công nghệ thông tin thiết thực phục vụ xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số.

Quang cảnh khai mạc Diễn tập
Thời sự Quốc hội

Khai mạc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024

Sáng 14.11, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Tư lệnh 86 - Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024.

Thúc đẩy nội địa hóa các thiết bị công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí
Khoa học - Công nghệ

Thúc đẩy nội địa hóa các thiết bị công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí

Nghị quyết số 115/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ đã nêu rõ, cần tập trung nâng cao năng lực khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển nhằm tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ....

10 tháng năm 2024, số vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%
Công nghệ

10 tháng năm 2024, số vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%

Hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ghi nhận số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong tháng 10.2024 là 204, giảm 18,4% so với tháng trước và 79,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế từ đầu năm 2024 đến hết tháng 10, Việt Nam đã gặp 4.483 sự cố tấn công mạng, giảm hơn 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Hai đơn vị trao kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.
Khoa học - Công nghệ

Phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo

Sáng ngày 11.11, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận phối hợp giữa Cục Phát triển công nghệ đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an, về kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: HKDO - Giải pháp hỗ trợ hộ kinh doanh hiệu quả
Công nghệ

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: HKDO - Giải pháp hỗ trợ hộ kinh doanh hiệu quả

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển theo xu hướng số hóa, việc tạo ra các mô hình kinh doanh linh hoạt, phù hợp với từng cấp độ kinh doanh trở thành nhu cầu thiết yếu. Đặc biệt, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đang đối mặt với những thách thức mới, từ sự cạnh tranh của các chuỗi cửa hàng lớn, trung tâm thương mại đến các sàn thương mại điện tử quốc tế. Chính vì vậy, việc ra đời nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử như HKDO mang đến một hướng đi mới, giúp hộ kinh doanh phát triển bền vững trong thời đại công nghệ.

Hà Nội: Tăng cường kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số
Công nghệ

Hà Nội: Tăng cường kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số

Ngày 6.11, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP. Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm "Kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ của Chương trình Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch kết nối cùng phát triển "Link to Grow" - Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng.

Nắm bắt blockchain và AI là chìa khóa để làm chủ tương lai
Công nghệ

Nắm bắt blockchain và AI là chìa khóa để làm chủ tương lai

Blockchain và đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là xu hướng mà còn là cơ hội lớn giúp Việt Nam tiến xa trên bản đồ kinh tế số thế giới. Bên cạnh đó, việc nắm bắt được hai công nghệ này cũng giúp cải thiện quy trình quản lý, tiết giảm thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, hiệu suất làm việc, góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển ổn định và bền vững trong tương lai.

3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
Công nghệ

3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G

Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, sau 15 ngày chính thức ra mắt, mạng 5G Viettel đã có 3 triệu người dùng. Trong đó Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng được ghi nhận là 5 địa phương tập trung nhiều khách hàng 5G nhất, chiếm gần 50% tổng số thuê bao hiện có.