Hà Nội: Xây dựng mô hình thôn thông minh tại Bát Tràng

UBND xã Bát Tràng vừa cho ra mắt mô hình thôn thông minh tại thôn 2, Bát Tràng.

 Xây dựng mô hình thôn thông minh tại Bát Tràng -0
Các hộ kinh doanh nhận mã QR thanh toán ví điện tử. Ảnh: Thanh Bình

Thôn 2 Bát Tràng có 585 hộ dân với 2.340 nhân khẩu. Kinh tế của thôn chủ yếu là sản xuất kinh doanh thương mại gốm sứ, kết hợp dịch vụ du lịch làng nghề. Theo kết quả điều tra rà soát ban đầu, toàn thôn hiện có 1.200 điện thoại thông minh đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, 300 hộ đã lắp camera giám sát an ninh, 500 hộ đã lắp mạng internet tốc độ cao, 250 hộ đã sử dụng các tiện ích của ví điện tử để thanh toán, giao dịch hàng hóa.

Để bảo đảm cho công tác an ninh số, toàn thôn đã lắp đặt 20 mắt camera an ninh giám sát tại các vị trí quan trọng của từng xóm và các điểm trung tâm trong thôn; liên kết hệ thống camera giám sát của các hộ gia đình và camera an ninh thôn vào Trung tâm điều hành được đặt tại trụ sở công an xã. Ngoài ra, thôn cũng đã thành lập trang thông tin của Cấp ủy, trang thông tin ở các tổ liên gia và các đoàn thể trên nền tảng mạng xã hội Zalo. Mọi hoạt động của Thôn đều được điều hành trên trang thông tin của Cấp ủy, và kết nối với trang thông tin của các xóm. Do đó, các hộ dân trong thôn đều được tiếp cận với thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, thuận tiện.

Bên cạnh đó, thôn đã chủ động phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ như Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Long Biên, Ngân hàng VietinBank, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn SHB chi nhánh Hà Nội hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử như "voso.vn", "postmart.vn",...; mở tài khoản thanh toán điện tử; hướng dẫn người dân sử dụng nền tảng số, công nghệ số để đăng ảnh, quảng bá sản phẩm, tạo gian hàng, nhận đơn, đóng gói sản phẩm, hướng dẫn người dân tiếp cận, cài đặt, sử dụng các dịch vụ số phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu như y tế, giáo dục, chính sách xã hội, phòng chống dịch...Từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và du lịch.

Việc xây dựng mô hình thôn thông minh tại thôn 2 Bát Tràng là việc làm cần thiết, hướng tới xã thông minh, để xã Bát Tràng sớm hoàn thành các tiêu chí xã NTM kiểu mẫu gắn với các tiêu chí thành lập phường theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Bát Tràng Khóa XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.

Công nghệ

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất
Công nghệ

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất

Việc chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và năng suất lâu dài của đất đai góp phần bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam. Do đó, cần thực hiện nhiều giải pháp như, thúc đẩy thu hút nguồn lực, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về đất, tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng. Đặc biệt cần lắng nghe “tiếng nói”, bắt bệnh cho đất một cách chính xác…

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel
Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel

“Để vào được cuộc sống, đầu tiên là phải để khách hàng chấp nhận được sản phẩm của mình. Cụ thể là sản phẩm phải tốt, có giá cả phù hợp, có thể duy trì được trong thời gian lâu dài. Tôi nghĩ đó là những yếu tố cần thiết”, Thiếu tướng Tống Viết Trung, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, chia sẻ.

Chuyển đổi từ môi trường làm việc truyền thống sang môi trường điện tử
Công nghệ

Chuyển đổi từ môi trường làm việc truyền thống sang môi trường điện tử

Năm 2024, Bộ Công an xác định là năm chuyển đổi trạng thái làm việc truyền thống sang môi trường điện tử và thực hiện chuyển đổi số trên các mặt công tác. Tính đến nay, đã số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính phát sinh hàng ngày của các đơn vị. Cổng dịch vụ công Bộ Công an xếp thứ 2/21 bộ, ngành.

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel
Công nghệ

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel

Đầu tháng 9.2024, Viettel còn khoảng gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G, giảm rất nhiều so với con số 8 triệu từ đầu năm. Nỗ lực ở giai đoạn nước rút để 100% khách hàng không bị gián đoạn liên lạc khi cả nước chính thức dừng cung cấp dịch vụ 2G phản ánh toàn diện nhất tinh thần phụng sự của Viettel. Điều này càng ý nghĩa hơn khi được đặt trong bối cảnh nhà mạng đang hướng tới kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động (15.10.2004 - 15.10.2024).

Ảnh minh hoạ
Công nghệ

Công nghệ sinh học sẽ dẫn dắt ngành nông nghiệp

Thành quả sau 10 năm canh tác ngô chuyển gene cho thấy vai trò và khả năng dẫn dắt của công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và dịch hại, việc hoàn thiện hành lang pháp lý để xúc tiến hiệu quả các giống mới, cây trồng mới áp dụng công nghệ sinh học là hết sức cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững.

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam
Khoa học - Công nghệ

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam

Trước sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu rộng của trí tuệ nhân tạo (AI), các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để nghiên cứu cả về khía cạnh pháp lý và đặc biệt là đạo đức, trách nhiệm, để vừa thúc đẩy phát triển vừa kiểm soát rủi ro khi phát triển và ứng dụng AI.

Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics
Doanh nghiệp

Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics

Ngày 1.10, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel công bố Chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics tại Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến thăm gian hàng Viettel tại sự kiện và đánh giá cao vai trò của các nền tảng công nghệ đối với hạ tầng số, hạ tầng logistics quốc gia.

Toàn cảnh tọa đàm.
Kinh tế

Không phát triển 5G theo phong trào

5G đóng vai trò quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số, Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Minh Tuấn cho rằng, việc triển khai 5G phải dựa theo nguồn lực và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp để đạt hiệu quả, không thể chạy theo phong trào.