Tăng cường thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế

Kết quả giám sát chuyên đề của Ban Pháp chế HĐND tỉnh về “Công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2023 cho thấy nỗ lực của cấp ủy, chính quyền tỉnh trong công tác này. Tuy nhiên, tỷ lệ thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt còn thấp, nhất là đối với các vụ án kinh tế; nhiều trường hợp người phạm tội có điều kiện, cơ hội tẩu tán tài sản...

Tỷ lệ thu hồi chưa cao

Báo cáo giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh về “Công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2023" cho thấy, từ tháng 7.2021 đến tháng 6.2023, các cơ quan tố tụng trên địa bàn đã thụ lý, giải quyết 133 vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; các cơ quan thi hành án dân sự đã thụ lý 217 việc liên quan đến thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Trong đó, số lượng án kinh tế chiếm đa số, nhưng số tiền bị thất thoát, chiếm đoạt lại chủ yếu tập trung ở các vụ án tham nhũng (số vụ án kinh tế gấp gần 5 lần số vụ án tham nhũng; số tiền bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng gấp 9 lần số tiền bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế).

Qua giám sát, Ban Pháp chế HĐND tỉnh nhận định, ngành thanh tra đã làm tốt nhiệm vụ phòng ngừa tham nhũng, đóng góp vào việc phát hiện dấu hiệu tội phạm giai đoạn tiền tố tụng. Các ngành công an, kiểm sát, tòa án kiên quyết, quyết liệt trong điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, không để oan sai, bỏ lọt tội phạm; đồng thời tăng cường giáo dục, vận động, thuyết phục bị cáo và những người có trách nhiệm liên quan đến việc gây thất thoát, chiếm đoạt tài sản tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả, chú trọng áp dụng các biện pháp bảo đảm thu hồi tài sản như tạm giữ, thu giữ, kê biên, phong tỏa... 

Tăng cường thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế -0
Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nam Định giám sát công tác thu hồi tài sản bị thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế

Phán quyết của Tòa án là cơ sở để thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt về cho Nhà nước và các tổ chức cá nhân khác. Giai đoạn 2021 - 2023, tổng số tiền, tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt theo phán quyết của tòa án là trên 70,178 tỷ đồng và 15.497m2 đất. Từ tháng 7. 2021 đến tháng 6. 2023, ngay trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, các cơ quan tiến hành tố tụng đã thu hồi về cho Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác bị xâm phạm số tiền trên 62,423 tỷ đồng, chiếm 88,9%. Trong đó, số tiền thu hồi được đối với án tham nhũng là trên 61,782 tỷ đồng (chiếm 97,9%), còn án kinh tế chỉ thu hồi được trên 926,510 triệu đồng (chiếm 13,1%). Đáng chú ý, dù án tham nhũng có tỷ lệ thu hồi tiền cao, nhưng đối với tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt là 15.497m2 đất thì mới chỉ thu hồi được hơn 200m2 đất. Do đó có thể thấy, tỷ lệ thu hồi tài sản trên tổng số tài sản phải thu hồi còn thấp.

Bảo đảm thu hồi triệt để, tránh bị thất thoát

Theo Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nam Định, nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế chưa cao do việc xác minh, làm rõ nguồn gốc tài sản và áp dụng các biện pháp bảo đảm thu hồi tài sản còn nhiều bất cập; hành vi phạm tội tham nhũng, kinh tế thường xảy ra từ lâu, diễn ra trong thời gian dài, phương thức, thủ đoạn phức tạp, tinh vi nên người phạm tội có điều kiện lợi dụng để tẩu tán tài sản. Có vụ việc cơ quan thi hành án chưa thật sự quyết liệt trong thu hồi tài sản, chưa thường xuyên nắm bắt tình hình để kịp thời có giải pháp hiệu quả thi hành dứt điểm, triệt để vụ việc...

Theo đó, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đề nghị các ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật cũng như công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; tăng cường phối hợp trong báo cáo, tham mưu, kiến nghị với cấp có thẩm quyền kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập về cơ chế, chính sách để bảo đảm thu hồi kịp thời, triệt để tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt.

Đặc biệt, ngành công an, kiểm sát, tòa án tỉnh trong quá trình giải quyết các vụ án, tăng cường vận động, thuyết phục người phạm tội tự nguyện giao nộp, khắc phục hậu quả đối với số tiền, tài sản gây thất thoát hoặc chiếm đoạt để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật; tăng cường xác minh, thu thập chứng cứ, truy tìm và làm rõ nguồn gốc cũng như tình trạng pháp lý tài sản của người phạm tội; chú trọng áp dụng kịp thời các biện pháp ngăn chặn, bảo đảm (thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản...) để hạn chế việc các đối tượng lợi dụng tẩu tán tài sản và bảo đảm cho việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt.

Bên cạnh đó, Thanh tra tỉnh cần thực hiện hiệu quả hơn nữa các biện pháp phòng, chống tham nhũng tiêu cực theo thẩm quyền; kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi kê khai, giải trình biến động tài sản không trung thực hoặc tẩu tán, che giấu tài sản, thu nhập để phòng ngừa hiệu quả tham nhũng, tiêu cực; phối hợp, cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định phục vụ hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử cũng như việc thi hành án liên quan đến công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Chuyển động

Nghệ An: Phân bổ 1.147.053 triệu đồng thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025
Trên đường phát triển

Nghệ An: Phân bổ 1.147.053 triệu đồng thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025

Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Khóa XVIII tỉnh Nghệ An đã thông qua kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương để thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2025 được phân bổ cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là 1.147.053 triệu đồng.

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tăng cường chất vấn, giải trình, đối thoại
Chuyển động

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tăng cường chất vấn, giải trình, đối thoại

Các phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn giữa 2 kỳ họp sôi động, các nghị tiếp xúc, đối thoại với cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành giáo dục, lực lượng kiểm lâm và chuyên trách quản lý bảo vệ rừng về những vấn đề bức thiết… những nội dung sôi động này là minh chứng thiết thực cho tinh thần chủ động, trách nhiệm của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai năm 2024.

Nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng
Chuyển động

Nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI đã diễn ra chất lượng, hiệu quả. Những vấn đề được các đại biểu HĐND tỉnh đặt ra là những nội dung hết sức cấp thiết, được đông đảo cử tri, Nhân dân đặc biệt quan tâm, đòi hỏi chính quyền các cấp cần xem xét tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian tới nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

Nhiều kiến nghị thiết thực qua giám sát của các Ban HĐND tỉnh Bình Dương
Chuyển động

Nhiều kiến nghị thiết thực qua giám sát của các Ban HĐND tỉnh Bình Dương

Theo ghi nhận của Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương, năm 2024, các Ban HĐND tỉnh đã linh hoạt, chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh tham mưu triển khai các hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND và Thường trực HĐND tỉnh, trong năm 2024, các Ban HĐND tỉnh đã triển khai hiệu quả nhiều nội dung giám sát chuyên đề với những kiến nghị thiết thực.

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội khảo sát công tác triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 tại huyện Phú Xuyên
Chuyển động

Lựa chọn vấn đề cử tri quan tâm để tổ chức giải trình, giám sát

Với việc đổi mới mạnh mẽ về công tác chỉ đạo, hoạt động; trong đó, quán triệt chủ đề công tác năm của thành phố là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển", trong năm 2024, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Đáng chú ý, chất lượng hoạt động giám sát, khảo sát của Ban ngày càng đi vào thực chất, được cử tri và các đại biểu HĐND thành phố ghi nhận, đánh giá cao.

HĐND thành phố đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế Thủ đô từ đầu nhiệm kỳ đến nay
Chuyển động

Quyết liệt, đột phá để hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ

Qua giám sát, HĐND thành phố Hà Nội đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế Thủ đô từ đầu nhiệm kỳ tới nay còn nhiều tồn tại, khó khăn với 12 chỉ tiêu khó hoàn thành. Việc này đòi hỏi thành phố cần có các giải pháp, biện pháp quyết liệt, mang tính đột phá mới có thể hoàn thành các chỉ tiêu ở mức cao nhất.

Các đại biểu bấm nút thông qua nghị quyết tại kỳ họp
Chuyển động

Quyết nghị nhiều nội dung quan trọng tại kỳ họp chuyên đề

Thực hiện quy định của pháp luật và để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Thủ đô, trong năm 2024, HĐND thành phố đã tổ chức 6 kỳ họp (trong đó, có 4 kỳ họp chuyên đề); quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, cấp thiết, có tác động sâu rộng đến hiệu lực, hiệu quả của các cấp chính quyền, các cơ chế chính sách, biện pháp bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ phát triển của Thủ đô. Qua đó, khẳng định rõ nét vai trò, vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Gia Lai: Thêm chính sách hỗ trợ cán bộ dôi dư sau sắp xếp
Hội đồng nhân dân

Gia Lai: Thêm chính sách hỗ trợ cán bộ dôi dư sau sắp xếp

Chính sách đối với cán bộ dôi dư sau sắp xếp là một trong những nội dung quan trọng được xem xét tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai Khóa XII. Trên cơ sở thảo luận kỹ lưỡng, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết về việc quyết định kế hoạch đầu tư công năm 2025 nguồn ngân sách địa phương, các Chương trình mục tiêu quốc gia và thông qua phương án phân bổ vốn năm 2025 nguồn ngân sách trung ương. Ảnh minh họa
Hội đồng nhân dân

Quyết định kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách địa phương 2.624.532,36 triệu đồng

Tại Kỳ họp thứ thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai Khóa XII, HĐND tỉnh đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng. Trong đó, HĐND tỉnh đã quyết nghị thông qua Nghị quyết về việc quyết định kế hoạch đầu tư công năm 2025 nguồn ngân sách địa phương, các Chương trình mục tiêu quốc gia và thông qua phương án phân bổ vốn năm 2025 nguồn ngân sách trung ương.

Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội phát biểu bế mạc kỳ họp
Chuyển động

Sắp xếp, hoàn thiện tổ chức, bộ máy tinh gọn, mạnh, hiệu quả

Ngay sau khi kết thúc Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội Khóa XVI, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, UBND thành phố, các cấp, ngành, đơn vị, địa phương chủ động tổ chức triển khai đồng bộ, kịp thời để các nghị quyết của HĐND thành phố đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại kỳ họp.
Chuyển động

Hành động quyết liệt để cải thiện môi trường Thủ đô

Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu và cử tri quan tâm, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, trong năm 2025, thành phố quyết tâm cải thiện môi trường với nhiều hành động quyết liệt, cụ thể. Đặc biệt, sẽ có cơ chế phối hợp với doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ người dân đổi xe cơ giới chạy bằng xăng sang điện để bảo vệ môi trường.